Mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức trong qua hoạt động khám phá

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh (Trang 50 - 55)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Thực trạng của việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 5 tuổi

2.1.3. Mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức trong qua hoạt động khám phá

2.2.3.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá

Để xây dựng tiêu chí đánh giá tơi đã dựa vào các cơ số sau: - Mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ.

- Cơ sở lí luận về đặc điểm tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo. - Biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ

2.2.3.2. Các tiêu chí đánh giá

- Tính tích cực nhận thức được thể hiện qua thái độ và kĩ năng cùng ý chí sáng tạo, cụ thể:

*Tiêu chí đánh giá biểu hiện về thái độ

1. Trẻ vui vẻ, phấn khởi, thích thú khi được tiếp xúc, tìm hiểu, trải nghiệm trong hoạt động khám phá mơi trường xung quanh

2. Trẻ say mê tìm hiểu đối tượng nhận thức hay đặt câu hỏi, thích được cơ giải đáp những thắc mắc của mình.

3. Trẻ tự giác, tham gia các hoạt động nhận thức, hoạt động khám phá môi trường xung quanh không cần sự đôn đốc, nhắc nhở của giáo viên.

* Tiêu chí đánh giá biểu hiện về kĩ năng.

1. Trẻ phát hiện nhanh chóng, chính xác các đặc điểm và mối liên hệ các sự vật, hiện tượng. Biết so sánh, phân tích, tổng hợp...khi giải quyết các nhiệm vụ nhận thức

2. Trẻ tiếp tục biểu đạt suy nghĩ, hiểu biết của mình và khơng ngừng tìm tịi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức khác nhau, bằng hành động, bằng lời nói hay miêu tả về đặc điểm môi trường xung quanh như thế nào, làm sao, có đặc điểm gì và cịn thể hiện thông qua các hoạt động vẽ, cắt xé dán...

3. Trẻ biết vận dụng những điều đã biết và các phương thức nhất định để giải quyết các nhiệm vụ, bài tập, tình huống khác nhau.

* Tiêu chí đánh giá thể hiện ý chí và tính sáng tạo.

1. Trẻ tập trung chú ý cao vào các đối tượng nhận thức từ lúc bắt đầu khám phá hoạt động cho đến lúc kết thúc khám phá và hoạt động. Biết độc lập suy nghĩ và hành động. Tự mình tìm kiếm phương thức để giải quyết nhiệm vụ nhận thức.

2. Trẻ kiên trì, nỗ lực cố gắng, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện yêu cầu của các nhiệm vụ nhận thức.

3. Trẻ có sáng kiến trong q trình giải quyết nhiệm vụ nhận thức hoặc biết giải quyết nhiệm vụ nhận thức theo cách riêng của mình.

Các tiêu chí 1,2 của cả ba nội dung chúng tối thấy rằng các tiêu chí này được biểu hiện khá rõ dần những nét trong nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ. Đối với tiêu chí 3 chúng tơi cho rằng đây là biểu hiện không thể hiện hầu hết ở các trẻ, mà thường xuất hiện ở các trẻ tích cực, chủ động trong hoạt động.

2.2.3.3. Thang đánh giá

Dựa vào các tiêu chí chúng tơi xây dựng thang đánh giá về mức độ tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ trong các hoạt động khám phá môi trường xung quanh như sau: (đánh giá thang điểm từ 1 – 5, trong đó 5 là cao

nhất) * Thang đánh giá biểu hiện về kỹ năng

- Mức độ cao (5 điểm): Trẻ phát hiện nhanh chóng, chính xác các thuộc tính của đối tượng nhận thức. Biết sử dụng các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận, phỏng đốn...để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức.Trẻ tích cực sử dụng lời nói, hành động hoặc sản phẩm như hình vẽ, xé cắt dán để biểu đạt những gì mình suy nghĩ và nhận được. Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết các bài tập và nhiệm vụ nhận thức trong các tình huống khác nhau.

- Mức độ tương đối (4 điểm): Phát hiện được các đặc điểm, thuộc tính của các đối tượng nhận thức. Biết biểu đạt suy nghĩ, hiểu biết của mình bằng các cách khác nhau trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh. Biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã có để gải quyết nhiệm vụ nhận thức.

- Mức độ trung bình (3 điểm): Trẻ phát hiện được những đặc điểm của đối tượng nhận thức dưới sự gợi ý, hướng dẫn của cơ giáo. Trẻ biết dùng lời nói, ngơn ngữ và một vài cách khác để để biểu đạt suy nghĩ, hiểu biết của mình nhưng khơng thường xun. Q trình giải quyết nhiệm vụ nhận thức cần sự gợi ý, hướng dẫn của cô giáo.

- Mức độ thấp (2 điểm): Biết sử dụng một vài giác quan, thao tác tư duy vào q trình khám phá mơi trường xung quanh dưới sự hướng dẫn của giáo

viên. Trẻ ít sử dụng ngơn ngữ để diễn đạt hiểu biết của mình. Trẻ rất khó khăn trong q trình vận dụng tri thức. Kỹ năng đã có để giải quyết nhiệm vụ nhận thức.

- Mức độ rất thấp (1điểm): Không thể hiện được khả năng nhận thức ttrong quá trình khám phá moi trường xung quanh.

* Thang đánh giá biểu hiện về thái độ

- Mức độ cao (5 điểm): Trẻ vui vẻ, thích thú, say mê, khi được tham gia vào hoạt động khám phá mơi trường xung quanh. Tích cực đặt câu hỏi, hay nêu ra những thắc mắc của mình và ln mong muốn được tìm hiểu, khám phá đối tượng của môi trường xung quanh. Trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá một cách tích cực, khơng cần có sự đơn đốc của cơ.

- Mức độ tương đối cao (4 điểm): Trẻ vui vẻ, thích thú, say mê khi được tham gia vào hoạt động khám phá môi trường xung quanh. Biết đặt câu hỏi cho cô và bạn trong q trình tham gia vào hoạt động, có nhu cầu được gải đáp các thắc mắc, tham gia vào hoạt động nhận thức một cách tự giác, tích cực.

- Mức độ trung bình (3 điểm): Có biểu hiện thích thú khi được tham gia vào hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhưng không bền vững. Trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh đôi khi cũng đưa ra một số câu hỏi và nêu những thắc mắc nhưng không thường xuyên. Trong hoạt

động nhận thức đơi khi cần có sự động viên, khích lệ của giáo viên.

- Mức độ thấp: (2 điểm): Có biểu hiện thích thú với đối tượng nhận thức nhưng không được lâu bền. Chưa biết đặt câu hỏi cho những thắc mắc của mình, chủ yếu chỉ lắng nghe và làm theo hướng dẫn của cơ. Chưa tích cực tham gia vào hoạt động, giáo viên vẫn phải động viên, nhắc nhở.

- Mức độ rất thấp (1 điểm): Có thái độ hờ hững khi tham gia hoạt động, khơng biết đặt câu hỏi, khơng tích cực tham gia hoạt động và giáo viên phải giám sát nhắc nhở.

- Mức độ cao (5 điểm): Trẻ tập chung chú ý vào đối tượng nhận thức, duy trì được hứng thú vào hoạt động nhận thức từ đầu đến cuối. Trẻ chủ động, tự tin, độc lập trong quá trình giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Kiên trì, nỗ lực khắc phục khó khăn để hồn thành nhiệm vụ. Biết giải quyết nhiệm vụ theo cách riêng của mình hoặc có sáng kiến trong q trình giải quyết nhiệm vụ nhận thức.

- Mức độ tương đối cao (4 điểm): Đơi lúc có sáng kiến trong giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Trẻ có bểu hiện tập chung chú ý khơng thường xun, cần có sự giúp đỡ của cơ trong q trình giải quyết nhiệm vụ khi tham gia khám phá các hoạt động được đưa ra trong môi trường xung quanh.

- Mức độ trung bình (3 điểm): Trẻ có biểu hiện tập chung chú ý không thường xun, đơi khi cịn sao nhãng trong giải quyết nhiệm vụ. Có biểu hiện cố gắng khắc phục khó khăn để thực hiện nhiệm vụ nhận thức nhưng đơi khi cịn thiếu kiên trì. Đơi khi giải quyết nhiệm vụ nhận thức còn cần sự gợi ý, hướng dẫn, động viên, khích lệ của cơ.

- Mức độ thấp (2 điểm): Sự tập chung chú ý kém, chưa tự mình thực hiện được nhiệm vụ nhận thức mà cần có sự chỉ bảo, hướng dẫn của giáo viên. Có tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ nhận thức nhưng thường bỏ giữa chừng.

- Mức độ rất thấp (1 điểm): trẻ hoàn toàn thụ động khi tham giá vào các hoạt động khám phá môi trường xung quanh, phần lớn không thực hiện được nhiệm vụ nhận thức.

* Cách sắp xếp mức độ tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh.

- Mức độ cao: 13 – 15 điểm

- Mức độ tương đối cao: 10 – 12 điểm - Mức độ trung bình: 7 – 9 điểm - Mức độ thấp: 4 – 6 điểm

2.1.4. Thực trạng biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo thôngqua hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh (Trang 50 - 55)