Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh (Trang 73 - 74)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.7. Tổ chức thực nghiệm

3.7.1. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

- Tập huấn cho giáo viên về mục đích, nội dung cách tổ chức thực nghiệm theo hướng nghiên cứu đề ra.

- Tiến hành lập kế hoạch thực nghiệm. Trao đổi, thảo luận với giáo viên để thống nhất cách tiến hành. Cùng giáo viên thực nghiệm chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cần thiết cho quá trình thực nghiệm.

3.7.2. Tiến hành thực nghiệm

3.7.2.1. Tiến hành đo đầu vào

Trước khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành đo mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng việc quan sát, dự giờ

ghi chép các biểu hiện TTCNT của trẻ trong hoạt động khám phá MTXQ ở chủ đề: Hiện tượng tự nhiên – “Hiện tượng thời tiết”. Điều kiện là cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tổ chức các hoạt động bình thường.

3.7.2.2. Triển khai thực nghiệm

Vận dụng một số biện pháp phát huy TTCNT của trẻ 4 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh về chủ đề thực vật theo tiến trình đã được đề xuất cho nhóm thưc nghiệm ở hoạt động ngồi trời, hoạt động tham quan, hoạt động lao động và trong các giờ học. Nhóm đối chiếu tiến hành tổ chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh về các chủ đề: thực vật, động vật, thiên nhiên vơ sinh và gia đình theo các biện pháp của giáo viên đưa ra.

3.7.2.3. Tiến hành đo đầu ra

Sau khi kết thúc thực nghiệm chúng tôi tiến hành đo mức độ biểu hiện TTCNT của nhóm trẻ đối thực nghiệm và đối chứng như đo ở đầu bằng việc quan sát, dự giờ, ghi chép các biểu hiện TTCNT của trẻ ở các chủ đề: Động vật, thực vật, thiên nhiên vơ sinh và gia đình. Nhóm thực nghiệm thực hiện các biện pháp của thực nghiệm đề xuất, nhóm đối chứng thực hiện các biện pháp của giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh (Trang 73 - 74)