Đánh giá thực trạng hoạt động quảng bá thương hiệu của Chi Nhánh Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) tăng cƣờng quảng bá thƣơng hiệu cho chi nhánh công ty TNHH thƣơng mại tổng hợp thủ đô trên địa bàn hà nội (Trang 35 - 37)

7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động quảng bá thương hiệu của Chi Nhánh Công ty

các hoạt động từ thiện ở địa phương như quyến góp cho người nghèo, người già neo đơn trong khu vực, quyên góp quần áo ấm cho người nghèo vùng cao,…

Xúc tiến bán

Chi Nhánh Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Thủ Đơ thường xun đẩy mạnh các chương trình xúc tiến bán, hạ giá cho những đại lý lấy hàng số lượng nhiều, tặng kèm quà và đưa ra các đợt giảm giá khuyến mại cho các đại lý và cửa hàng trong khu vực.

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động quảng bá thương hiệu của Chi NhánhCông ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Thủ Đô Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Thủ Đô

2.3.1 Những kết quả đạt được

Thương hiệu Chi Nhánh Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Thủ Đô đã tồn tại và phát triển hơn 7 năm, danh tiếng đã được xây dựng trong cộng đồng doanh nghiệp nói chung và ngành phân phối nói riêng. Kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty trong ba năm 2015-2017 cho thấy lợi nhuận của cơng ty ln được duy trì và tăng đều qua từng năm. Những kết quả tích cực này có sự đóng góp khơng nhỏ của các nỗ lực quảng bá thương hiệu.

Công ty xây dựng được mạng lưới phân phối chuyên nghiệp ở khu vực Hà Nội- Bắc Sông Hồng Hồng (Long Biên – Gia Lâm – Đơng Anh – Sóc Sơn). Việc sử dụng các ô tô chuyên dụng của công ty và các biển quảng cáo về hình ảnh cơng ty ở các đại lý cũng giúp hình ảnh cơng ty được quảng bá rộng rãi.

Các hoạt động quan hệ công chúng mà công ty thực hiện cũng phần nào đem lại hiệu quả cho công tác quảng bá thương hiệu của cơng ty. Việc tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, ủng hộ các quỹ vì người nghèo đã tạo nên hình ảnh đẹp cho thương hiệu của cơng ty trong mắt công chúng và kết nối thương hiệu với khách hàng.

Khách hàng đánh giá cao thông tin thương hiệu mà các hoạt động quảng bá của công ty đem lại. Điều này chứng tỏ công tác quảng bá thương hiệu đã truyền tải thông tin một cách đầy đủ, chân thực, khách quan và chiếm được sự tin tưởng của khách hàng.

2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân chủ yếu

Một số hạn chế

Bên cạnh những thành công đã đạt được trong thời gian qua, không thể không kể đến những hạn chế đã và đang tồn tại trong công tác quảng bá thương hiệu mà cơng ty cần khắc phục, có thể kể đến một số hạn chế như sau:

Công tác lập kế hoạch quảng bá thương hiệu tại cơng ty cịn nhiều hạn chế, ý tưởng quảng bá cịn chưa rõ ràng, các thơng điệp quảng bá cịn mờ nhạt, khơng có gì nổi bật. Cơng ty chưa có kênh riêng biệt và cập nhật thường xuyên cho các thông tin riêng về mảng xây dựng và phát triển thương hiệu của tổ chức mà chỉ dừng lại ở hình thức mục nhỏ trong ấn phẩm, xen kẻ trong bài phát biểu, văn bản thông báo tức thời.

Các hoạt động quảng bá của công ty chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn, với số lượng ít. Khách hàng nhận biết thương hiệu cơng ty qua danh tiếng của công ty trên thị trường chứ chưa nhiều qua các công cụ quảng bá mà công ty đã thực hiện. Các công cuh truyền thông chưa phong phú đa dạng.

Công tác quảng cáo của công ty chưa thật sự hiệu quả, phương tiện quảng cáo còn chưa hợp lý. Khách hàng của công ty chỉ đa số ở vùng 4 quận Long Biên, Gia Lâm, Đơng Anh, Sóc Sơn chứ chưa mở rộng thêm nhiều ở các quận xung quanh. Các biển quảng cáo ngoài trời chưa thật sự sinh động, sáng tạo để thu hút người tham gia.

Website chính thức của cơng ty chưa có nhiều nội dung, giao diện ở mức bình thường, số lượng bài quảng cáo cịn ít, cập nhật tin tức chưa thường xuyên. Tương tác giữa người truy cập với trang web cịn kém. Một số kênh quảng bá trực tuyến có tiềm năng lớn để quảng bá lại chưa được công ty đầu tư nhiều.

Mặc dù PR là cơng cụ mà qua đó khách hàng tiếp xúc nhiều nhất với thương hiệu cơng ty nhưng hiệu quả cịn chưa thật sự cao.

Nguyên nhân chủ yếu

Những hạn chế trong công tác quảng bá thương hiệu công ty xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là từ phía cơng ty:

Ban lãnh đạo cơng ty chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp. Họ cịn chủ quan trước danh tiếng có được của cơng ty trên thị trường hoạt động lâu năm của mình. Hiện nay cơng ty chưa có bộ phận riêng chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến thương hiệu. Các hoạt động quảng bá của công

ty vẫn do bộ phận bán hàng đảm nhiệm. Trong tương lai gần cơng ty chưa có ý định lập phịng ban riêng phụ trách lĩnh vực thương hiệu.

Kinh phí đầu tư cho quảng bá thương hiệu chưa cao, dẫn đến tình trạng các hoạt động quảng bá thực hiện với số lượng ít và thời gian ngắn, chất lượng hoạt động quảng bá còn hạn chế. Hoạt động quảng bá còn làm lưng chừng, chưa đạt được mức chín muồi nên chưa đem lại hiệu quả. Trong quảng bá thương hiệu, không phải chỉ làm một lần là khách hàng có thể nhớ được ngay chứ chưa đề cập đến nhớ đúng hay sai. Vì vậy, mọi khía cạnh đều có một mức độ riêng thì mới đem lại kết quả.

Đội ngũ nhân viên công ty giỏi nhưng chưa sáng tạo. Cơ cấu nhân viên ít người trẻ tuổi có cái nhìn đúng về thương hiệu để làm thay đổi tư duy của công ty theo hướng quảng bá chuyên nghiệp theo xu hướng thời đại.

Việc nghiên cứu thị trường để phục vụ hoạt động quảng bá còn chưa được thực hiện chặt chẽ, dẫn đến việc lựa chọn công cụ và thời điểm truyền thông chưa phù hợp, làm giảm hiệu quả truyền thông thương hiệu của công ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) tăng cƣờng quảng bá thƣơng hiệu cho chi nhánh công ty TNHH thƣơng mại tổng hợp thủ đô trên địa bàn hà nội (Trang 35 - 37)