1.2.7 .Vai trò và tầm quan trọng của thương hiệu
2.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÔ
2.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường bên ngồi đến vấn đề nghiên cứu
cứu của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Nam Vượng
2.2.2.1. Môi trường vĩ mô
a. Các yếu tố chính trị, luật pháp
Yếu tố chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận, bn lậu ...
Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro, của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào, vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu được khi Nam Vượng tham gia vào thị trường.
- Về chính trị : Chính trị Việt Nam tương đối ổn định tạo ra sự thuận lợi cho các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
- Về luật pháp: hiện nay nhà nước ban hành Luật sở hữu trí tuệ, các quy định về đăng kí bản quyền thương hiệu, bộ Luật doanh nghiệp… nhằm bảo hộ bản quyền thương hiệu cho doanh nghiệp
b. Yếu tố kinh tế
Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xu hướng phát triển của Nam Vượng, các yếu tố kinh tế bao gồm :
- Hoạt động ngoại thương : Xu hướng nền kinh tế có ảnh hưởng các cơ hội phát triển của doanh nghiệp
- Lạm phát
- Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển của doanh nghiệp .
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế : Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mơ kinh doanh của doanh nghiệp .
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2015 của Tổng cục thống kê Việt Nam
- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2015 thu hút 2013 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,58 tỷ USD, tăng 26,8% về số dự án và giảm 0,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014. Đồng thời có 814 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 7,18 tỷ USD. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thực hiện năm 2015 ước tính đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm trước.
- Trong năm 2015, cả nước có 94754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so với năm 2014 (Năm 2014, số doanh nghiệp giảm 2,7%; số vốn tăng 8,4% so với năm 2013). Bên cạnh đó, có 851 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn trong năm 2015. Như vậy, tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm nay là 1452,5 nghìn tỷ đồng. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp năm 2015 đạt 6,3 tỷ đồng, tăng
9,9% so với năm trước. Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2015 là 1471,9 nghìn người, tăng 34,9% so với năm 2014.
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm 2015 là 9467 doanh nghiệp, giảm 0,4% so với năm trước, trong đó phần lớn là những doanh nghiệp quy mơ nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (chiếm 93,8%). Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động có 3511 cơng ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm 37,1%); 2668 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 28,2%); 1907 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 20,1%) và 1381 công ty cổ phần (chiếm 14,6%).
Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong năm là 71391 doanh nghiệp, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 15649 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 55742 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc khơng đăng ký. Trong tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động, có 26349 cơng ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm 36,9%); 22889 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 32,1%); 13081 công ty cổ phần (chiếm 18,3%) và 9070 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 12,7%) và 2 công ty hợp danh.
Lạm phát cơ bản: 1,83 %
c. Yếu tố công nghệ
Yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sản phẩm với chất lượng khác nhau, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp
- Cơ sở hạ tầng:
Theo báo cáo về tình hình Internet tại khu vực Đông Nam Á cuối tháng 7/2013 của hãng nghiên cứu thị trường COMSCORE với 16,1 triệu người dùng mỗi tháng, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet đơng nhất tại khu vực.
Từ năm 2010, Internet Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với xu hướng chuyển dịch từ dịch vụ cáp đồng sang cáp quang. Việt Nam nằm trong top đầu những quốc gia có lượng người dùng Internet nhiều nhất trên thế giới. Đặc biệt, sự phát triển của Internet cũng thay đổi mạnh mẽ cách thức người dùng với sự bùng nổ của thị trường thiết bị di động (điện thoại thơng minh và máy tính bảng).
Năm 2016, Bộ Thơng tin và Truyền thơng đã chính thức cấp giấy phép triển khai dịch vụ 4G cho các nhà mạng đánh dấu một bước phát triển mới cho dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam. Chúng ta cũng dự kiến sẽ triển khai thực tế dịch vụ 5G vào năm 2020.
Tính đến năm 2017, Việt Nam đã có 64 triệu người dùng Internet, chiếm 67% dân số cả nước.
Sự phát triển của Internet và cơng nghệ thơng tin giúp q trình quảng bá hình ảnh thương hiệu điện tử của Nam Vượng trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn rất nhiều.
d. Yếu tố văn hóa xã hội
Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố hình thành tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng. Thông qua yếu tố này doanh nghiệp có thể hiểu biết ở mức độ khác nhau về đối tượng khách hàng, qua đó lưạ chọn các phương thức kinh doanh cho phù hợp .
Thu nhập có ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chất lượng đáp ứng, nghề nghiệp tầng lớp xã hội tác động đến quan điểm và cách thức ứng xử trên thị trường, các yếu tố về dân tộc, nền văn hoá phản ánh quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm, từ đó doanh nghiệp cần đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng tính riêng biệt với từng đối tượng khách hàng.
Văn hóa mua hàng trên các trang thương mại điện tử thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu điện tử phát triển mạnh hơn, tạo ra thói quen tiêu dùng mới cho xã hội.
Theo thông tin từ Cục thương mại điện tử và Cơng nghệ thơng tin thì ngành thương mại điện tử Việt Nam đang có mức tăng trưởng vào khoảng 25% và lượng doanh nghiệp đầu tư và lĩnh vực này ngày càng nhiều. Hàng loạt website thương mại điện tử được mọc ra càng nhiều. Các quỹ đầu tư và tập đồn thương mại điện tử nước ngồi cũng tích cực mua cổ phần, bỏ tiền đầu tư cho các sàn và các trang web thương mại điện tử trong nước.
Thị trường thương mại điện tử bắt đầu trở nên sôi động hơn khi nhiều tân binh mới như Adayroi, SIdeal.vn,v.v… bắt bắt đầu tham gia cuộc đua cạnh tranh với các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki, Sendo, Zalora,Shopee…, Cạnh tranh ngày càng khốc liệt vì thế các trang web thương mại điện tử kinh doanh lâu năm như Hotdeal.vn, muabannhanh.com, chotot.vn… cũng tăng cường mở rộng ngành hàng, dịch vụ giao – nhận, thanh toán.
Theo Fobers Việt Nam dự đoán, thương mại điện tử Việt Nam sẽ phát triển 30-50% mỗi năm. Dù dự đốn này có diễn ra hay khơng, sự u thích mua sắm trực tuyến đang gia tăng. Hàng điện tử, truyền thông và thời trang là những lĩnh vực mang lại doanh thu chính.
Chính từ xu hướng phát triển đó, Nam Vượng đã có gian hàng trên các trang Vatgia.com, Chotot, Shopee và Lazada. Đặc biệt Gian hàng trên Vatgia.com đã hoạt động được 5 năm, các trang cịn lại có gian hàng trên 1 năm.
2.2.2.2. Môi trường ngành
a. Đối thủ cạnh tranh
Bảng 2.2. So sánh các đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Nam Vượng
Máy hàn Nam Vượng Máy hàn Hồng Ký Máy hàn Tân Thành Máy hàn Phong Dủ Thời gian hoạt động (năm)
12 năm 31 năm 25 năm 9 năm
Website Mayhannamvuong.com Hongky.com Mayhanvietnam.com Phongdu.com Slogan “ Chất lượng cao hơn doanh
số ”
“Mang đến niềm tin cho khách hàng” “Luôn đồng hành cùng quý khách “ “Trọn vẹn niềm tin” Dịch vụ và sản phẩm
Sản xuất, bán, cho thuê và sửa chữa máy hàn và các
phụ kiện hàn Đặc biệt phát triển CNC và Romot đã được cấp bằng sáng chế Sản xuất và bán các sản phẩm máy hàn mang thương hiệu Hồng Ký
Bán và sửa chữa máy hàn và các phụ kiệ n
hàn
Bán và cho thuê máy hàn
(Nguồn: Hồ sơ công ty Nam Vượng)
Từ bảng trên ta thấy Nam Vượng khơng phải cơng ty có lịch sử lâu đời nhất, nhưng nó được ra đời vào thời kì mà cơng nghiệp hóa đang đi vào giai đoạn phát triển nhất. Do đó với lịch sử 12 năm của mình Nam Vượng kế thừa và phát huy được từ những kĩ thuật công nghệ từ trước và đồng thời phát triển thêm nhiều các sản phẩm mới.
Có thể thấy rằng so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, sản phẩm và dịch vụ của Nam Vượng đa dạng hơn hẳn. Công ty Tân Thành và Phong Dủ chỉ bán và cho th máy hàn, cịn Hồng Ký có sản xuất và sửa chữa nhưng chỉ là những máy mang thương hiệu Hồng Ký. Còn riêng Nam Vượng, ngoài sản xuất máy hàn mang thương hiệu Nam Vượng, cơng ty cịn bán và cho th nhiều sản phẩm máy hàn của các thương hiệu khác trong đó có các thương hiệu nhập khẩu Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Ngoài ra Nam Vượng cho thuê sản phẩm và bán phụ kiện đi kèm.
Với Slogan “Chất lượng cao hơn doanh số” Nam Vượng đem đến cho khách hàng sự ấn tượng và tin tưởng ngay khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty
b. Đối tác chiến lược
Nam Vượng có các đại lý và chi nhánh kinh doanh trên toàn quốc và các đối tác chiến lược như: Vingroup, công ty TNHH cơ khí Nhật Vinh, Ngân hàng Vietcombank, công ty TNHH Đại Nam …
Công ty TNHH Đại Nam là đối tác nhiều năm của Nam Vượng .Thành lập từ năm 2002 Đại Nam là công ty chuyên sản xuất cung cấp nguyên vật liệu cơ khí .
Cơng ty TNHH cơ khí Nhật Vinh là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cơ khí gia cơng chế tạo . Thành lập từ năm 1998, với hơn 20 năm phát triển Nhật Vinh đã tạo dựng được vị thế của mình trên thị trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và tồn cầu
Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina. Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom. Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Cơng ty CP Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mơ hình Tập đồn với tên gọi Tập đồn Vingroup – Cơng ty CP. Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm - dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại, ở bất cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu dùng.
c. Khách hàng
- Phân nhóm khách hàng
Khách hàng cá nhân : là đối tượng khách hàng thường có xu hướng mua những sản phẩm máy hàn nhỏ ( giá trị khoảng 15 triệu đồng trở xuống) và mua kèm các phụ kiện hàn .
Khách hàng doanh nghiệp : Là đối tượng khách hàng thường có xu hướng mua các máy hàn nhỏ đồng thời thuê các máy hàn lớn( giá trị từ 50 đến 300 triệu đồng một máy ) và thường được tặng kèm theo các phụ kiện hàn. Hợp đồng thuê thường kéo dài vài tháng đến vài năm.
- Số lượng:
Khách hàng cá nhân: trung bình 80 khách trong 1 tháng
Khách hàng doanh nghiệp : trung bình 4 doanh nghiệp trên 1 tháng - Khách hàng mục tiêu: Nam giới, tuổi từ 20 đến 55 tuổi.