Các yếu tố thuộc môi trường Ngành

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) ỨNG DỤNG CÔNG CỤ MARKETING DI ĐỘNG VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN IMARKET VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.2 Các yếu tố thuộc môi trường Ngành

* Yếu tố về khách hàng

Khách hàng là yếu tố con người nên khó nắm bắt nhất đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp TMĐT nói riêng. Doanh nghiệp nào hiểu được nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng (hay người tiêu dùng), doanh nghiệp đó có khả năng thành cơng cao hơn.

Trong một xã hội mà các thiết bị di động ngày càng được ứng dụng nhiều hơn, gần như đi vào hoạt động từng ngày từng giờ của mỗi người, việc tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của khách hàng dường như trở nên dễ dàng hơn với các doanh nghiệp. Và các thiết bị di động, đặc biệt là điện thoại thơng minh (smartphone) chính là cơng cụ hữu hiệu trợ giúp các doanh nghiệp.

Điện thoại di động có tính chất 2 chiều: giúp khách hàng tìm kiếm và lưu trữ thơng tin nhanh chóng; đồng thời, là một kênh để doanh nghiệp gửi tới các thông điệp truyền thơng của mình.

Điều quyết định ở đây, chính là: sự phát triển của thị trường điện thoại di động, và tính phổ cập của loại thiết bị này. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, cả 2 yếu tố này đều có xu hướng tăng liên tục.

Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các nhà làm marketing di động và các doanh nghiệp ứng dụng marketing di động. Đó cũng là xu hướng tất yếu của xã hội.

* Nhà cũng cấp dịch vụ

Nhắc tới marketing di động, chúng ta phải kể đến những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và dịch vụ marketing. Hiện nay, ở Việt Nam đang có 4 nhà phân phối dịch vụ viễn thơng chính và lớn nhất, đó là: Vinaphone, Mobiphone, Vietnamobile, ViettelTelecom

Hình 3: Thị phần (thuê bao) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động năm 2016

Năm 2016 số lượng thuê bao di động 3G của mạng Viettel chiếm tới 57,7% tổng thuê bao 3G. Năm 2018 Viettel tiếp tục nâng cấp mạng 4G . Khi có tần số, sẽ triển khai sớm nhất tử nghiệm 5G vào quý I 2019. Sau năm 2020 sẽ triển khia mwor rộng mạng 5G theo nhu cầu kinh doanh và đáp ứng như cầu phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam

* Đối thủ cạnh tranh

Phạm vi, mạng lưới hoạt động truyền thông xã hội của đối thủ có ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động truyền thông của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp kinh doanh trong cùng nhóm mặt hàng với doanh nghiệp mình, khi đối thủ có phạm vi và mạng lưới hoạt động truyền thơng càng lớn thì mức độ phủ sóng càng

nhiều, điều đó sẽ làm cho khách hàng biết đến đối thủ nhiều hơn và doanh nghiệp mất đi cơ hội được nhận diện trong tâm trí khách hàng. Chính vì vậy nhận biết, tìm hiểu phạm vi và mạng lưới hoạt động truyền thông của đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được chiến lược hoạt động truyền thơng xã hội đúng đắn của mình.

Cách thức và phương thức truyền thông xã hội của đối thủ cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động truyền thơng của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh có những phương thức truyền thông hay, hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu của người dùng sẽ thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng, điều đó sẽ gián tiếp làm giảm sự quan tâm của người dùng tới doanh nghiệp. Tuy nhiên theo hướng tích cực, sẽ là tác nhân thúc đẩy doanh nghiệp học hỏi, nâng cao và sáng tạo ra nhiều cách thức mới trong hoạt động truyền thông xã hội của mình.

Đây có thể là điều đáng lo ngại nhất từ phía doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Trong mơi trường truyền thơng xã hội là mơi trường mở thì việc đối thủ cạnh tranh chơi xấu, không lành mạnh sẽ tạo ra những tác động tiêu cực, lan tỏa nhanh chóng và rộng khắp tới cộng đồng người dùng mạng xã hội, bất kể thơng tin đó là đúng hay sai. Điều này có thể làm giảm uy tín, mất sức hấp dẫn của thương hiệu doanh nghiệp đối với người dùng trực tuyến và do đó tác động xấu tới các hoạt động truyền thông xã hội của doanh nghiệp, chẳng hạn: tạo ra sự không tin tưởng, tẩy chay, từ chối tiếp nhận thông điệp, bỏ theo dõi của người tiêu dùng trên các trang mạng xã hội của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cạnh tranh khơng lành mạnh có nhiều dạng thức khác nhau:

- Thuê người đi nói xấu doanh nghiệp hoặc chê bai những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp thơng qua các bình luận trên mạng xã hội.

- Tự tạo ra và thiết lập những nhóm, hội, trên mạng xã hội hoặc diễn đàn...nhằm đả kích hoặc chống lại hình ảnh của doanh nghiệp.

- Dùng hình ảnh của doanh nghiệp để nhằm những mục đích khác nhau, gây phiền phức cho doanh nghiệp, ví dụ để lại tên, số điện thoại của doanh nghiệp ở khắp mọi diễn đàn, nhóm, hội… nhưng đưa thơng tin cung cấp những dịch vụ khác không liên quan tới sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

Tất cả những hành vi trên đều tác động và làm ảnh hưởng tới hoạt động truyền thông xã hội của doanh nghiệp theo chiều hướng tiêu cực.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) ỨNG DỤNG CÔNG CỤ MARKETING DI ĐỘNG VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN IMARKET VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)