7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3.3. Thực trạng xác lập ngân quỹ cho hoạt động xúc tiến thương mại
Theo kết quả phỏng vấn chuyên sâu, công ty sử dụng phương pháp xác định ngân sách dựa trên phần trăm doanh số năm trước đó. Mức ngân sách xúc tiến của cơng ty khoảng 2.5% doanh thu năm trước đó. Theo kết quả điều tra doanh thu của công ty những năm qua, doanh thu của công ty không tăng trưởng nhiều qua mỗi năm vì vậy ngân sách cho hoạt động xúc tiến của công ty cũng ổn định trong khoảng 235 triệu đồng đến 240 triệu đồng. Đây có thể nói là một khoản chi không lớn cho các hoạt động xúc tiến của công ty.
Bảng 2.2: Bảng ngân sách xúc tiến 2013 – 2015 (Đơn vị: Triệu đồng)
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng doanh thu 9620.5 9694.5 10565.8
Tổng ngân sách xúc tiến 235.8 240.2 241.5
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
Ngân sách xúc tiến của công ty chủ yếu tập trung vào cáo hoạt động xúc tiến bán với ngân sách khoảng 60%. Còn lại được chi cho marketing trực tiếp là 20%, PR là 15% còn lại khoảng 5% cho quảng cáo. Mặc dù qua các năm có sự thay đổi nhưng khơng nhiều.
Từ bảng phân bổ ngân sách (bảng 2.3 phụ lục 6) có thể thấy cơng ty coi trọng các hoạt động xúc tiến bán tiêu biểu là quà tặng, khuyến mại và khuyến mãi. Bên cạch đó hoạt động marketing trực tiếp và PR cũng rất được quan tâm. Nhưng quảng cáo không được quan tâm nhiều. Theo phỏng vấn công ty chú trọng nhất là hoạt động marketing trực tiếp vì nó tìm kiếm khách hàng mới cho công ty, nhưng hoạt động xúc tiến bán mới đem lại hiệu quả nhất cho hoạt động kinh doanh của cơng ty vì khách hàng đặt hàng nhiều hơn khi các hoạt động xúc tiến bán thực hiện. Với quảng cáo, công ty chủ yếu thực hiện quảng cáo trên website của cơng ty và một số website tìm kiếm và chun ngành vì vậy khơng tốn nhiều chi phí như quảng cáo trên truyền hình.