5. Kết cấu khóa luận
2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị hàng tồn kho của công ty TNHH
2.3.3.2 Đối với việc thực hiện kế hoạch tồn kho
Về cơng tác xuất – nhập kho hàng hóa: vì hàng hóa của cơng ty chủ yếu là ơ tơ, số lượng thì ít nhưng giá trị thì lại rất lớn nên cơng ty rất chú trọng và làm khá tốt công tác này. Công ty thường xuyên theo dõi và kiểm tra việc giao hàng, nhập hàng vào kho về số lượng, thời điểm và các điều kiện trong mua hàng rất cụ thể.
Đối với công tác kiểm tra, theo dõi chất lượng hàng hóa: vì hàng hóa của cơng ty có giá trị lớn nên cơng ty thường xun tổ chức những đợt thanh tra, kiểm tra sản phẩm, phát hiện sai xót gì về sản phẩm thì kịp thời sửa chữa. Từng đợt cơng ty có mời các chun gia, đội ngũ đặc biệt về tiến hành kiểm
tra, bảo dưỡng sản phẩm. Các công tác này cho thấy công ty đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm, tạo được uy tín trên thị trường.
Đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho của cơng ty qua các chỉ số tài chính.
Bảng 2.4: Bảng đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ ô tô Việt Nguyên giai đoạn 2011-2013.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011(%) 2013/2012(%) Doanh thu 12.125,6 13.428,3 14.944,4 10,7 11,3 Giá vốn hàng bán 7.382,8 7.527,4 8.190,1 2 8,8 Tồn kho đầu kỳ 2.895,8 2.144,2 -26 Tồn kho cuối kỳ 2.895,8 2.144,2 1.029,9 -26 -52 Tồn kho trung bình năm 1.447,9 2.520 1.587,1 74 -37 Hệ số vòng quay Hàng tồn kho (lần) 5,1 3 5,2 -41,2 73,3 Số ngày bình qn của 1 vịng quay hàng tồn kho (ngày) 71 120 69 70 -42,3 (Nguồn: Phịng kế tốn)
Qua bảng phân tích các chỉ tiêu hàng tồn kho ta có thể thấy:
Vịng quay hàng tồn kho năm 2012 chậm hơn so với năm 2011 hơn 2 vòng quay. Tuy giá vốn hàng bán từ năm 2011 đến năm 2012 đều tăng, và mức tồn kho trung bình từ năm 2011-2012 cũng tăng, nhưng mức tăng của tồn kho trung bình lại quá cao (tăng 74%) so với mức tăng của giá vốn hàng bán (tăng 2%), nên vòng quay năm 2012 chậm hơn năm 2011 là 2 vòng. Đến năm 2013 hệ số vòng quay hàng tồn kho này lại tăng lên 5,2 vòng là do giá vốn hàng bán năm 2013 tăng (tăng 8,8%) đồng thời tồn kho trung bình năm 2013 lại giảm 37% so với năm 2012.
Mức tăng hay giảm của doanh thu (hay giá vốn hàng bán) và của hàng tồn kho ảnh hưởng đến hệ số vịng quay hàng tồn kho của cơng ty. Khi doanh thu tăng (mức tồn kho khơng đổi) làm cho số vịng quay này tăng theo, tức là mức độ tiêu thụ hàng của doanh nghiệp tăng. Ngược lại, khi doanh thu giảm (mức tồn kho khơng đổi) thì số vịng quay hàng tồn kho sẽ giảm, cho thấy mức tiêu thụ hàng của doanh nghiệp đang báo động, doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục tình trạng này.
Khi doanh thu hay giá vốn hàng bán không biến động, mà mức tồn kho tăng qua các năm, cho thấy doanh nghiệp kinh doanh đang bị trì trễ, cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng này.
Số ngày bình qn của vịng quay hàng tồn kho cũng khác nhau rất lớn giữa các năm. Năm 2011 có số ngày bình qn của một vịng quay là 70 ngày, tức là cứ bình quân 70 ngày thì doanh nghiệp bán hết lượng hàng hóa trong kho và nhập lượng hàng mới về. Năm 2012, với mức tồn kho trung bình khá cao nên trung bình cứ 120 ngày thì doanh nghiệp tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho và nhập hàng mới. Tương tự, năm 2013 cứ trung bình 70 ngày cơng ty tiêu thụ hết lượng hàng trong kho và tiến hành đặt hàng mới.
Nhìn chung tốc độ vịng quay hàng tồn kho trong công ty khá chậm. Tuy nhiên, là một công ty kinh doanh về thương mại và dịch vụ ơ tơ, thì đây cũng khơng phải là điều ngạc nhiên.Trong tình hình kinh tế thị trường khó khan, nhu cầu của khách hàng cũng hạn chế, các sản phẩm của cơng ty lại có giá thành cao nên tốc độ tiêu thụ hàng hóa trung bình trong năm là chậm.
Khả năng sinh lời của hàng tồn kho cũng tăng lên, điều này được lý giải bằng lợi nhuận tăng lên (Biểu đồ 2.1) và mức tồn kho năm giảm dần qua các năm. Và tốc độ giảm của hàng tồn kho lại cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế. Vì vậy khả năng sinh lời của hàng tồn kho càng tăng.
Thông thường với tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều đối với các nhà đầu tư, do tính chất tồn lâu, chơn vốn, chi phí phát sinh thêm của nó, hay nói cách khác, nếu để hàng tồn kho quá lâu thì nó sẽ ảnh hưởng khơng tốt tới q trình kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệp sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng hư hỏng. Do vậy, doanh nghiệp cần có phương pháp kinh doanh đổi mới, có chính sách bán hàng hữu dụng hơn, để cải thiện tình hình quản trị hàng tồn kho tốt hơn.
Bảng 2.5: Bảng đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của công ty giai đoạn 2011-2013.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Tài sản ngắn hạn 5.308,4 4.888,9 2.972,3 -8% -39,20% Hàng tồn kho 2.895,8 2.144,2 1.029,9 -26% - 52% Nợ ngắn hạn 1.326,2 1.625,1 987,2 22,5% - 39,3% Khả năng thanh toán
ngắn hạn (lần)
4 3 3 -25% 0 Khả năng thanh toán
nhanh(lần)
1,8 1,7 1,9 -5,6% 11.8 %
(Nguồn: Phịng kế tốn)
Qua bảng 2.5 này ta thấy được hàng tồn kho có giá trị rất quan trọng đối với công ty. Tỷ sô về khả năng thanh tốn của cơng ty đều lớn hơn 1, tức là cơng ty có đủ khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tuy nhiên ta thấy khả năng thanh tốn nhanh chỉ bằng một nửa khả năng thanh toán ngắn hạn. Cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho của công ty. Khi hàng tồn kho giảm qua các năm thì khả
năng thanh tốn cũng giảm qua các năm. Năm 2011 và 2013 hàng tồn kho giảm tới 52% mà khả năng thanh tốn ngắn hạn lại khơng giảm, khả năng thanh toán nhanh lại tăng lên. Điều này là do mức giảm của hàng tồn kho nhiều hơn mức giảm của tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Khi khơng có yếu tố hàng tồn kho thì khả năng thanh tốn của cơng ty giảm chỉ cịn một nửa, cho thấy hàng tồn kho có giá trị lớn trong cơng ty. Vì vậy khơng được tồn đọng q nhiều hàng tồn kho, nhưng cũng không được để yếu tố này bị triệt tiêu.
Theo báo cáo thường niên năm 2013 của CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ƠTƠ PTM thì cơng ty có hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là 6,21 và hệ số khả năng thanh toán nhanh là 2,23. So sánh hai cơng ty này với nhau thì Việt Ngun có hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn so với công ty PTM. Cho thấy tuy Việt Nguyên có các chỉ số trên dương và lớn hơn 1, nhưng so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành thì vẫn cịn kém. Cơng ty chưa phát huy hết được các tiềm lực của mình, chưa đưa ra được những chiến lược về quản trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, cũng như quản trị hàng tồn kho thích hợp hơn để giúp cơng ty phát triển hơn nữa.
CHƯƠNG 3: CÁC PHÁT HIỆN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT