cục Hải quan Bắc Hà Nội
Tại địa bàn do Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội quản lý thì mặt hàng vi phạm chủ yếu là hóa chất, dược phẩm, thực phẩm chức năng, đồ gia dụng, thiết bị, linh kiện sản xuất,… Trong thời gian qua, diễn biến của các vụ gian lận thương mại có tính chất tinh vi, nguy hiểm hơn. Các hình thức vi phạm gian lận vẫn tồn tại ở tất cả các khâu trong quy trình thủ tục hải quan và thơng quan hàng hóa nhập khẩu vào nội địa.
- Phát hiện trong khâu tiếp nhận hồ sơ:
Lợi dụng việc đăng ký tờ khai trực tuyến qua hệ thống hải quan điện tử VNACCS/VCIS, các gian thương thường đăng ký hàng loạt tờ khai của mỗi hàng hóa khác nhau nhằm dị loại hàng hóa nào bị phân luồng “xanh” hay “đỏ” sau đó hủy bỏ các tờ khai bị phân luồng “đỏ”.
Bảng 3.1: Số lượng tờ khai bị hủy bỏ trong giai đoạn 2014-2016
2014 2015 2016
Số tờ khai nộp (tờ) 21.768 31.001 15.090
Số tờ khai bị hủy bỏ (tờ) 198 162 232
(Theo báo tổng kết các năm của CCHQ Bắc Hà Nội)
Từ số liệu trên cho thấy số tờ khai bị hủy có sự biến động, từ năm 2014 sang 2015 thì số lượng tờ khai tăng lên nhưng số tờ khai bị hủy bỏ lại giảm. Từ năm 2015- 2016 số lượng tờ khai nhập khẩu giảm mạnh thủ tục chuyển cửa khẩu từ Cảng Hải Phịng về gặp khó khăn tuy nhiên số lượng tờ khai bị hủy lại tăng lên tương đối nhiều.
Bằng việc kiểm tra hồ sơ hải quan còn phát hiện ra các gian lận thương mại, chủ yếu là sai phạm về ghi sai xuất xứ, mã số hàng hóa,… Qua kiểm tra, Chi cục đã thu được kết quả như sau:
Năm 2014,tỷ lệ phân luồng tờ khai tại Chi cục: Xanh: 21.607 tờ khai 49% ; Vàng: 18.759 tờ khai 42% ; Đỏ: 3.906 tờ khai 9 % và tỷ lệ chuyển luồng là 0,28
%.Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội ghi nhận có 19 vụ cố ý ghi sai xuất xứ, 3 trường hợp khai sai số lượng hàng nhập khẩu.
Năm 2015 có 17 vụ gian lận thương mại và khơng có vụ bn lậu nào. Tỷ lệ phân luồng tờ khai tại Chi cục như sau: Xanh: 24.461 tờ khai 41.15% ; Vàng: 29.316 tờ khai 19.32% ; Đỏ: 5.657 tờ khai 9.53% và tỷ lệ chuyển luồng là 0,3%
Năm 2016, số vụ buôn lậu và gian lận thương mại bắt giữ được là 109 vụ. Tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội tỷ lệ phân luồng các tờ khai cụ thể như sau: Xanh: 21.074 tờ khai 44,4% ; Vàng: 23.071 tờ khai 48,7% ; Đỏ: 2.771 tờ khai 5,8% và tỷ lệ chuyển luồng chiếm 0,1%
- Phát hiện trong khâu kiểm tra thực tế hàng hóa:
Bằng việc phân luồng hàng hóa, những hàng hóa bị liệt vào hàng hóa luồng “đỏ” bắt buộc phải kiểm tra thực tế hàng hóa, phải đối chiếu với hồ sơ của hàng hóa từ đó phát hiện được ra các gian lận thương mại giữa những gì được khai trong hồ sơ và thực trạng của hàng hóa. Tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, tình trạng khai gian về số lượng, phẩm chất hàng hóa vẫn cịn là một vấn đề bức xúc. Các lơ hàng thường được các đối tượng ngụy trang hoặc thay đổi bao bì để phù hợp với tờ khai hải quan. Hàng hóa này được “đội lốt” hàng hóa khác. Năm 2015, Chi cục đã phối hợp với các đơn vị chức năng trong và ngoài ngành (các Đội Kiểm sốt, Cơng an, Đội 1- Cục ĐTCBL, C47, Đội Kiểm soát Hải quan, Văn phòng 389 TW và PA84…) thực hiện công tác phịng chống bn lậu gian lận thương mại xử lý VPHC 05 vụ, lập biên bản chứng nhận 03 vụ, chờ kết quả 03 vụ. Năm 2016 số lượng vụ buôn lậu và gian lận thương mại tăng cao. Tóm tắt diễn biến, đối tượng hành vi, thủ đoạn mặt hàng vi phạm của vụ nổi cộm, điển hình :vi phạm tại điều 6, 8, 14 của Nghị định 127.
Bảng 3.2: Số lượng các vụ gian lận thương mại bị phát hiện trong khâu kiểm tra thực tế hàng hóa (đơn vị: vụ)
Gian lận 2014 2015 2016 Sai về xuất xứ 5 2 6 Sai về số lượng, chất lượng, phẩm chất 21 18 32 Sai về mã số hàng hóa 4 3 3
Từ bảng số liệu trên có thể thấy khi kiểm tra thực tế hàng hóa thì gian lận thương mại về hàng hóa thường bị phát hiện, nhất là gian lận về số lượng, chất lượng hàng hóa do có sự so sánh từ hồ sơ cho đến thực tế của hàng hóa. Gian lận thương mại thường lợi dụng sơ hở và ghi số lượng thấp hơn nhiều so với số lượng thực tế của hàng hóa để khơng bị mức thuế phí cao hơn.
Việc xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là vấn đề phức tạp nên dễ bị lợi dụng để hưởng thuế suất ưu đãi nhằm trốn thuế. Điển hình là sắt thép được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc các nước ASEAN được ưu đãi thuế suất từ 0% đến 5%. Thuế suất này thấp hơn nhiều so với nhập khẩu sắt từ các nước EU là 20%. Năm 2014 Chi cục đã tiến hành xử lý và phạt tiền 2 vụ với số tiền hơn 200 triệu đồng. Không chỉ sắt thép mà một số mặt hàng khác như linh kiện sản xuất cũng bị khai sai về mã số hàng hóa để được giảm số thuế. Trong 3 năm từ 2014-2016, Chi cục đã phát hiện các hành vi sai phạm trên của các doanh nghiệp và xử lý vi phạm. Một trường hợp rất hay xảy ra khi doanh nghiệp muốn trốn thuế tại Chi cục đó là khai sai về số lượng, chất lượng, phẩm chất của hàng hóa. Chẳng hạn như năm 2015, Chi cục đã xử lý 3 vụ khai sai loại gỗ, đội dài của gỗ nhằm giảm thuế phải nộp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ với số tiền 115 triệu đồng. Hay như gần đây, năm 2016, Chi cục đã phát hiện 1 vụ khai sai về mặt hàng tiêu dùng trong dịp Tết Dương lịch.
- Phát hiện trong khâu thu thuế, lệ phí, tiến hành thơng quan:
Sau khi hàng hóa đã qua được khâu kiểm tra hàng hóa, chủ hàng phải nhanh chóng đóng thuế nhập khẩu, cũng như các khoản phí liên quan để hồn tất q trình thơng quan. Tuy nhiên, vẫn cịn rất nhiều hiện tượng doanh nghiệp còn chậm thời gian nộp thuế, những vấn đề liên quan đến giá. Rất nhiều vụ liên quan đến gian lận thương mại cố tình khai gian giá trị thực của hàng hóa nhằm chuộc lợi để nhận được mức thuế chênh lệch ít hơn.Năm 2014, có một doanh nghiệp khai gian giá trị thực của lơ hàng điện tử có giá chênh lệch hơn 1 tỷ đồng gây ra thất thu lớn về mức thuế. Tháng 12/2015, tình trạng hàng hóa ùn tắc diễn ra tại ICD Mỹ Đình do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cuối năm củ người dân tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc này để gian lận thương mại hàng hóa nên lơ hàng đã bị tịch thu gây tồn đọng sân bãi tại Chi cục. Năm 2016, Chi cục đã quyết định KTSTQ 29 cuộc với số đã thu là 16,48 tỷ đồng. Tuy đã kiểm soát chặt, nhưng lượng xe NK qua hình thức biếu, tặng
đang ngày một nhiều, đặc biệt trong nửa đầu năm 2016, chủ yếu là các loại xe sang có giá từ 1 đến vài chục tỷ đồng. Khơng chỉ “lách” quy định NK, nhiều xe cịn có dấu hiệu gian lận trị giá xe để gian lận tiền thuế. Đây đang là bài toán gian nan của các cơ quan quản lý như Hải quan, Thuế nói chung và Chi cục nói riêng. Tháng 6/2016 Chi cục đã phát hiện ra một doanh nghiệp đã dùng hình thức này để nhập ơ tơ nhằm trốn thuế với số tiền chênh lệch lên đến vài tỷ đồng và đã báo cấp trên để giải quyết.