Hạn chế và nguyên nhân của hoạt động chống gian lận thương mại của

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phòng ngừa gian lận thƣơng mại trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại chi cục hải quan bắc hà nội (Trang 34 - 39)

3.4. Đánh giá cơng tác phịng ngừa gian lận thương mại trong nhập khẩu hàng

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hoạt động chống gian lận thương mại của

của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội

3.4.2.1. Hạn chế

Những năm qua, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã nỗ lực thực hiện các biện pháp thiết thực để ngăn chặn những hành vi gian lận, thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước về Hải quan. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơng tác phịng chống phịng chống gian lận thương mại cịn bộc lộ một số hạn chế, đó là:

-Trong khâu tiếp nhận hồ sơ Hải quan: Công tác hoạch định, xây dựng và

triển khai thực hiện kế hoạch dài hạn của ngành Hải quan về phòng chống gian lận thương mại còn hạn chế và chưa đồng bộ giữa các lực lượng nghiệp vụ trong ngành dẫn tới việc tiếp nhận hồ sơ hải quan gặp khó khăn. Các mặt hàng đặc thù kéo dài thời gian cấp phép gây khó khăn cho cơ quan Hải quan và doanh nghiệp trong việc kiểm soát gian lận thương mại.

tuần tra, kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn; chưa quan tâm xây dựng các phương án, kế hoạch và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để chủ động nắm tình hình tổ chức lực lượng đấu tranh gian lận thương mại.Vì vậy hoạt động gian lận thương mại trong vẫn còn xảy ra nhiều.

-Trong khâu thu thuế, lệ phí, tiến hành thơng quan:

+ Một số bộ phận cán bộ, cơng chức cịn chưa đáp ứng và theo kịp yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là đối với một số lĩnh vực nghiệp vụ khó, phức tạp như: thu thập xử lý Hải quan, quản lý rủi ro, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, xác định trị giá,.. Những yếu kém đã bộc lộ trước tiên là trong khâu kiểm tra xuất xứ. Tại Chi cục, cán bộ cơng chức Hải quan cịn hạn chế về kiến thức liên quan đến xuất xứ hàng hóa ( mã số mã vạch) nên mắc lỗi rất sơ đẳng, như trên nhãn hiệu, bao bì sản phẩm xuất xứ của một nước nhưng lại xác định xuất xứ của một nước khác. Yếu kém nữa trong cơng tác kiểm hóa hải quan là vấn đề nắm vững chính sách pháp luật của cán bộ, công chức Hải quan trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư, các khái niệm “linh kiện”, “nguyên liệu”, “vật tư”, đôi khi cán bộ Hải quan áp dụng miễn thuế chưa chính xác trong các trường hợp này. Hay trong công tác kiểm tra và tham vấn xác định trị giá, do kiến thức của cán bộ còn hạn chế nên công tác lại hiệu quả chưa cao dẫn đến áp lực đối với việc áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm tra sau thơng quan, do hàng hóa đã lưu thơng trên thị trường.

+ Chưa có chế độ, chính sách cụ thể đối với cán bộ, công chức thuộc lực lượng kiểm sốt Hải quan (mới có thái độ, chính sách đối với cơ sở bí mật, cộng tác viên của ngành Hải quan). Thực tế này phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả nghiệp vụ, trong đó có cơng tác chống bn lậu, gian lận thương mại.

+ Còn xảy ra hiện tượng cán bộ Hải quan vi phạm kỷ luật, tiêu cực, tham nhũng, tiếp tay cho những hoạt động gian lận thương mại gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của ngành.

-Trong khâu phúc tập hồ sơ: Việc xử lý các hành vi gian lận thương mại

chưa nghiêm, chưa đủ tác dụng răn đe. Kinh phí phục vụ hoạt dộng phịng ngừa gian lận thương mại mặc dù Nhà nước đã quy định cụ thể (kể cả việc đảm bảo hoạt dộng nghiệp vụ thường xuyên và chi thưởng theo vụ việc) nhưng trên thực tế cơng

tác thanh tốn quyết tốn các khoản chi và nghiệp vụ đặc thù cịn gặp khó khăn trong việc hồn thành hồ sơ, chứng từ theo quy định.

Ngồi ra, cơng tác bảo vệ nội bộ làm chưa thường xuyên, có những việc tiêu cực đã phát hiện có dấu hiệu. Nhưng biện pháp phòng ngừa chưa quyết liệt. Việc tuyển chọn và luân phiên cán bộ nhân viên làm việc ở những bộ phận dễ phát sinh tiêu cực, sách nhiễu tuy đã làm nhưng chất lượng chưa cao. Cơng tác phối hợp cịn hạn chế, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp trong cơng tác Điều tra phịng chống gian lận thương mại trên toàn địa bàn.

3.4.2.2 Nguyên nhân của hạn chế:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Hệ thống Luật pháp, các chế độ chính sách quản lý kinh tế của nước ta đang trong quá trình hồn thiện do vậy cịn nhiều bất cập, sơ hở, thiếu đồng bộ tạo ra những kẽ hở cho các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại, thực trạng này được chứng minh qua những vụ việc lách luật để gian lận trốn thuế ngày càng nhiều và phổ biến. Việc xây dựng, ban hành một số văn bản hướng dẫn luật chậm trễ, không phù hợp với thực tế, đơi khi cịn trái ngược, mâu thuẫn với nhau. Thực tế nêu trên đã làm cho các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung, trong đó có ngành Hải quan trong một số lĩnh vực nghiệp vụ cịn nhiều khó khăn, lung túng trong triển khai thực hiện, ví dụ:

Quy định của luật Hải quan về địa bàn hoạt động Hải quan đã làm hạn chế đối với công tác chống buôn lậu của ngành Hải quan, cụ thể là: Luật Hải quan quy định lực lượng kiểm soát Haỉ quan được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, điều tra để thu thập thơng tin trong ngành và ngồi ngành, trong nước và nước ngồi để phục vụ cơng tác phịng, chống bn lậu; mặt khác cũng quy định về địa bàn hoạt động Hải quan rất bó hẹp trong phạm vi làm thủ tục Hải quan.

Hiện nay, Chính phủ ban hành nhiều Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Hải quan, lĩnh vực thương mại,.. Tuy nhiên, những hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan, thương mại, sở hữu trí tuệ khơng xác định rõ hành vi nào là hành vi buôn lậu, hành vi nào là hành vi gian lận thương mại để làm căn cứ xác định một hành vi vi phạm pháp luật là tái phạm để xem xét đến khả năng xử lý hình sự.

Hành lang pháp lý phục vụ cơng tác trao đổi, chia sẻ thông tin nghiệp vụ giữa Ngành Hải quan nói chung với các Bộ, Ngành chưa hồn thiện. Chủ yếu trao đổi thơng tin theo từng yêu cầu của từng vụ việc cụ thể hoặc theo các quy chế thỏa thuận công tác riêng biệt, thực tế này dẫn đến kho thông tin, dữ liệu thống nhất phục vụ các hoạt động tác nghiệp còn thiếu, nghèo nàn.

+ Theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế, Việt Nam sẽ giảm dần thuế suất đối với một số dòng thuế và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan dẫn đến lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách xuất nhập cảnh, các hoạt động đầu tư, gia công, sản xuất xuất nhập khẩu,… gia tăng mạnh mẽ. Song song với xu thế này, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại với những phương thức mới, những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt mang tính quốc tế cũng xuất hiện tại Việt Nam.

+ Chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước cịn hạn chế, chưa đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại trên thị trường quốc tế; giá thành hàng hóa sản xuất trong nước cao hơn so với mặt bằng cùng loại do nước ngoài sản xuất.

Mặt khác trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi nên một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Nhà nước chi phối, độc quyền, hoặc Nhà nước bảo hộ, thực tế này dẫn đến tình trạng trây lỳ, tùy tiện kinh doanh, chưa kích thích sản xuất phát triển. Do vậy, khi có chênh lệch về giá cả giữa thị trường trong nước và nước nồi thì hoạt động bn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa gia tăng.

-Nguyên nhân chủ quan:

+ Việc thực hiện cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, quản lý cán bộ vẫn chưa thực sự tốt dẫn đến một số bộ phận cán bộ, Đảng viên bản lĩnh chính trị khơng vững vàng, suy thối đại đức, chạy theo lợi ích vật chất, đồng tiền trước mắt nên đã bị bn lậu móc nối, thậm chí có trường hợp trực tiếp tham gia bn lậu.

+ Hoạt động phối hợp giữa các đơn vị trong lực lượng chuyên trách chống buôn lậu, gian lận thương mại; giữa lực lượng chuyên trách chống buôn lậu, gian lận thương mại và các lực lượng nghiệp vụ khác trong ngành Hải quan ở từng cấp còn nhiều hạn chế như: Việc cung cấp trao đổi thơng tin về đối tượng hàng hóa, vụ việc… giữa các Chi cục Hải quan với Đội Kiểm soát Hải quan, giữa Cục Hải quan địa phương và Cục điều tra chống bn lậu chưa thường xun, chính xác, liên tục.

Cơng tác phối, kết hợp trong các vụ phát hiện, kiểm tra, điều tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật Hải quan chưa đạt tiêu chuẩn cao.

+ Sự phân định trách nhiệm trong công tác chống buôn lậu tại từng địa bàn, từng khu vực giữa lực lượng chống buôn lậu của Cục điều tra chống buôn lậu với lực lượng chống buôn lậu của Hải quan địa phương chưa rõ ràng. Chức năng tham mưu, hướng dẫn của Tổng cục Hải quan (Cục điều tra chống buôn lậu) đối với Hải quan địa phương chưa thể hiện rõ nét. Chính vì vậy, cơng tác chỉ huy, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo chưa sâu, chưa kịp thời.

+ Đối với công tác xử lý vi phạm hiện nay của Chi cục chưa có các bộ chun trách, cơng việc kiêm nhiệm nên kết quả cịn hạn chế.

+ Trình độ của các cán bộ cơng chức không đồng đều dẫn đến việc chưa phát huy hết khả năng, trình độ của cán bộ công chức trong công việc.

+ Công tác quản lý chưa phát huy hết khả năng, hiệu quả nên vẫn cịn tình trạng bn lậu, gian lận thương mại.

CHƯƠNG 4:

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BẮC HÀ NỘI TRONG THỜI

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phòng ngừa gian lận thƣơng mại trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại chi cục hải quan bắc hà nội (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)