Biện pháp đấu tranh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phòng ngừa gian lận thƣơng mại trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại chi cục hải quan bắc hà nội (Trang 43 - 48)

4.2. Biện pháp phòng ngừa gian lận thương mại trong nhập khẩu hàng hóa của

4.2.2. Biện pháp đấu tranh

- Trong khâu tiếp nhận hồ sơ Hải quan:

Các văn bản pháp quy về công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan được triển khai kịp thời, cơng tác giá ngày càng hồn thiện hơn. Hơn nữa, có thể thấy sau khi áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, điều tra để thu thập thơng tin trong và ngồi ngành thì cơng tác đã có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại từ Cục đến Chi cục thông suốt, kịp thời và rõ ràng hơn. Chi cục cũng đã chú trọng hơn đến việc hướng dẫn giải đáp những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp liên quan đến những quy định mới về công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Do đó, việc chấp hành của doanh nghiệp trong khai báo cũng nghiêm túc hơn, sát với trị giá giao dịch hơn.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính khai báo hải quan theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, các bên có liên quan trong việc thực hiện khai báo trị giá hải quan.

- Trong khâu kiểm tra thực tế hàng hóa:

Các cán bộ đề cao cơng tác kiểm tra hàng hóa của doanh nghiệp nhập khẩu. Phải có ý thức phát hiện các hành vi vận chuyển, buôn lậu ma túy, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, báo cáo kịp thời với lãnh đạo để có biện pháp giải quyết.

Nếu xác định hành vi vi phạm phải lập biên bản hành chính về Hải quan ngay. Đối với những vi phạm nghiêm trọng hoặc có tình tiết phức tạp phải báo cáo ngay về Lãnh đạo Cục, đồng thời lấy lời khai của đương sự và những người có liên quan ngay, áp dụng các biện pháp ngăn chặn để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật quy định.

Những trường hợp vi phạm cần có điều tra xác minh, thu thập hồ sơ tài liệu khác (ngoài hồ sơ thủ tục Hải quan hiện hành) mới kết luận được thì các Chi cục trưởng Hải quan cần phải báo cáo với lãnh đạo Cục và trao đổi với Đội trưởng đội Nghiệp vụ để phối hợp kiểm tra, bắt giữ, lập biên bản và chuyển hồ sơ cùng tang vật về Đội Nghiệp vụ để thực hiện việc điều tra theo thẩm quyền.

Cung cấp thông tin về hoạt động cuả đối tượng gian lận thương mại cho Đội Nghiệp vụ tiến hành điều tra xác minh, phối hợp bắt giữ kịp thời theo quy định của pháp luật. Đồng thời có trách nhiệm phối hợp cùng các cán bộ các tổ công khác thuộc Đội Nghiệp vụ được phân công tại địa bàn để thu thập tin tức, điều tra cơ bản phục vụ công tác chống gian lận thương mại.

Khi cần thiết về yêu cầu nghiệp vụ điều tra hoặc chuyên án đấu tranh, lực lượng điều tra chống gian lận được sử dụng cán bộ nhân viên trực tiếp tại ICD và các điểm thông quan (kể cả phương tiện kỹ thuật kiểm tra) để điều tra phát hiện chống bn lậu.

-Trong khâu thu thuế, lệ phí, tiến hành thơng quan:

Từ việc tổng hợp tình hình chung, đặc biệt là quá trình theo dõi của trinh sát. Đội Nghiệp vụ tiến hành phân tích, xử lý, xác định đối tượng trọng điểm cần tiến hành các biện pháp nghiệp vụ điều tra cần thiết như: thu thập thêm thông tin, nghiên cứu hồ sơ ban đầu, củng cố tinh thần người dân có liên quan tố giác hành vi gian lận thương mại, sử dụng cơ sở bí mật và báo cáo đề xuất lãnh đạo Cục về các biện pháp để kiểm tra, lập biên bản vi phạm và tạm giữ tang vật.

Trong toàn bộ các khâu hoạt động nghiệp vụ, từ theo dõi đối tượng, thu thập thông tin, xây dựng mạng lưới cơ sở, nắm chắc phương thức thủ đoạn các đối tượng trọng điểm phải được tiến hành theo nguyên tắc bí mật, khi đã phát hiện có hoạt động tang trữ, bn bán vận chuyển ma túy, buôn bán hàng cấm, buôn lậu, gian lận thương mại thì tiến hành xác lập những chuyên án và tổ chức đấu tranh phá án kịp thời.

Đội Nghiệp vụ bố trí lực lượng để phối hợp và tiếp nhận các vụ việc do các phòng nghiệp vụ và các đơn vị Hải quan chuyển đến để thực hiện công tác điều tra xác minh, kết luận và đề xuất giải quyết.

-Trong khâu phúc tập hồ sơ:

Theo quy định, cán bộ công chức Hải quan theo định kỳ phải tiến hành ln chuyển vị trí cơng tác. Để có được những cán bộ chuyên sâu, Chi cục nên xây dựng quy chế luân chuyển đối với cán bộ dựa trên nguyên tắc: chỉ luân chuyển vị trí làm việc, khơng luân chuyển công việc chuyên môn. Chẳng hạn, chỉ luân chuyển từ Chi cục này sang Chi cục khác, hoặc từ Cục xuống Chi cục hoặc ngược lại, không luân chuyển công việc chuyên môn (không luân chuyển cán bộ làm công tác giá sang cơng tác kiểm hóa hay phúc tập hồ sơ…). Việc luân chuyển, bố trí cán bộ phải đảm bảo đúng đối tượng đã được đào tạo trị giá, đúng trình độ chun mơn và đảm bảo tính kế thừa, khơng làm gián đoạn hoặc làm ảnh hưởng đến công việc chuyên môn. Mặt khác, Chi cục thường xuyên tiến hành rà soát để luân chuyển các cán bộ làm trị giá có biểu hiện tiêu cực, thơng đồng với doanh nghiệp làm sai chế độ chính sách để xử lý. Từ đó đưa ra những hình thức xử lý có tính răn đe, tránh lặp lại những trường hợp tương tự, gây ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Trong khi kiểm tra giá, khâu kiểm tra trong thông quan và sau thơng quan có thể phối kết hợp để có nguồn thơng tin kịp thời, chính xác nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó có thể tìm ra những doanh nghiệp có dấu hiệu bn lậu, gian lận thương mại.

Tăng cường chức năng cho cơ quan Hải quan được quyền điều tra, khời tố những vi phạm về gian lân trong khai báo trị giá hải quan và đưa vụ án ra tịa để xét xử vì thực tế hiện nay những vụ vi phạm về thuế lớn, cơ quan hải quan đều chuyển hồ sơ cho các cơ quan có chức năng điều tra, khởi tố và chỉ quy định Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục Kiểm tra sau thông quan- Tổng cục hải quan được phép điều tra ban đầu nên làm giảm quyền hạn của cơ quan Hải quan.

KẾT LUẬN

Việc phát hiện, ngăn ngừa, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại vừa là mục tiêu cơ bản, vừa là một trong những nhiệm vụ chính yếu nhất của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và của ngành Hải quan tất cả mọi quốc gia.

Việt Nam là Một nước thành viên của WCO, đang trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nhiệm vụ chống bn lậu, gian lận thương mại hơn bao giờ hết có ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia, tăng cường kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, góp phần làm cho đất nước phát triển vững mạnh. Ngoài ra, thuế xuất nhập khẩu hàng năm của Việt Nam do ngành Hải quan thu chiếm khoảng 20%-50% tổng nguồn thu ngân sách. Do đó, việc phịng ngừa gian lận thương mại có hiệu quả sẽ chống thất thu thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ, cân bằng cán cân thanh toán thu-chi ngân sách. Mặt khác, việc phịng chống bn lậu, gian lận thương mại tạo điều kiện thuận lợi để các nhà sản xuất kinh doanh chân chính trong nước và ngồi nước có thể tích cực tham gia vào hoạt động đầu tư và phát triển hoạt động thương mại quốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội từ khi thành lập đến nay ln hồn thành tốt các nhiệm vụ chính trị do Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Thành phố Hà nội giao phó trong đó nổi bật là những thành tích trong cơng tác đấu tranh chống bn lậu, gian lận thương mại, tham nhũng. Đóng góp và cơng cuộc đổi mới của Thủ đơ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh tế đối ngoại, du lịch trên thành phố và các vùng lân cận. Bên cạnh đó, để làm tốt nhiệm vụ trong giai đoạn tới, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, sửa chữa thiếu sót tồn tại để xứng đáng với vị trí vai trị.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 của Quốc hội khóa 10. 2. Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội khóa 11 về sửa đổi, bổ sung một số điều luật Hải quan.

3. Nghị định số 154/2005/NĐ-CP -15/12/05.

4. Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi về một số Điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Thơng tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BCT-BTC-BGTVT-BNN&PTNT- BYT-NHNN ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 254/2006/QĐ- TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

6. Thơng tư số 13/2009/TT-BCT ngày 03/06/2009 của Bộ Công Thương quy định xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngồi Khu kinh tế cửa khẩu.

7. Thơng tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài Chính ban hành mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

8. Thơng tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài Chính quy định về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát Hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

9. Luận văn Thạc sỹ: Đề tài tăng cường quản lý nhằm chống gian lận thương mại tại Cục Hải quan Quảng Ninh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----o0o----

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Dỗn Kế Bơn Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Như ý Mã sinh viên: 13D130192 Lớp: K49E3 Tên đề tài: “Phòng ngừa gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội” Nhận xét của giảng viên hướng dẫn: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017 Giảng viên hướng dẫn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phòng ngừa gian lận thƣơng mại trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại chi cục hải quan bắc hà nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)