Thử nghiệm sản phẩm du lịch mới trên thị trường

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển sản phẩm mới của công ty TNHH du lịch và thương mại bốn mùa (Trang 32 - 33)

1 .Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

6. Kết cấu khóa luận

2.2. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch mới của công ty TNHH Du lịch và Thương

2.2.6. Thử nghiệm sản phẩm du lịch mới trên thị trường

Công ty tiến hành đưa 2 sản phẩm trên thử nghiệm trên thị trường để biết được phản ứng của người tiêu dùng và các đại lý, từ đó có thể thử nghiệm toàn bộ các biến số của marketing mix trong môi trường cạnh tranh thực tế và điều chỉnh các biến số đó sao cho thích hợp. Giá quyết định đưa ra thử nghiệm là: tour du lịch Đà Nẵng giá 7.200.000 đồng/khách, và tour chinh phục Fanxipang là 3.290.000 đồng/khách.

Công ty đã quyết định lựa chọn tour du lịch Đà Nẵng đưa ra thử nghiệm trên nhóm khách hàng nhỏ trong tập khách hàng trẻ tuổi, vì đây là khách hàng có mong muốn đi du lịch trải nghiệm và các chuyên gia có kinh nghiệm đi cùng để đảm bảo có được kết quả tốt nhất, chắc chắn nhất, mỗi lần thử nghiệm lấy 15 khách hàng.

Với tour du lịch SaPa, công ty tiến hành thử nghiệm trên tập khách hàng là thanh niên trong đó gồm có sinh viên và người lao động trẻ tuổi và một số chuyên gia có kinh nghiệm đi cùng, vì đây là tập khách hàng có sức khỏe, u thích sự mạo hiểm, thích chinh phục thiên nhiên và thế giới và đặc biệt có khả năng tài chính phù hợp với điều kiện về giá tour, mỗi lần thử nghiệm lấy 20 người.

Số lần thử nghiệm cơng ty cũng tính tốn, cân đối với chi phí thử nghiệm và thời gian tiến hành để đảm bảo có được kết quả khả thi và mong đợi. Với tour Đà Nẵng, công ty thử nghiệm tối đa 8 lần, với tour SaPa tối đa 15 lần.

Sau khi căn cứ vào cảm nhận của khách hàng, kết quả kinh doanh mang lại từ 2 ý tưởng trên, và ý tưởng 4 đã được đánh giá cao hơn, ta thấy cơng ty có nỗ lực khá cao để đưa ra lựa chọn ý tưởng tốt nhất, khả thi nhất và duy nhất cho đợt ra sản phẩm mới lần này, và sau đó ý tưởng này đã được chính thức đưa vào để thương mại hóa.

2.2.7. Thương mại hóa

Sau khi thử nghiệm với kết quả khả thi trên tay là tour mới mẻ, doanh thu đem về lớn hơn, lượng tour bán được nhiều hơn, có đánh giá khả quan từ phía khách hàng,.. Cơng ty tiến hành đưa tour du lịch Đà Nẵng vào để thương mại hóa. Cơng ty quyết định tung sản phẩm ra sau các đối thủ cạnh tranh với thế mạnh là đưa ra giá tour thấp để khách hàng so sánh với các đối thủ để đưa ra quyết định sáng suốt. Đồng thời thực hiện hàng loạt các chiến dịch quảng cáo, xúc tiến tour, ký kết với các nhà phân phối và các trung gian marketing của công ty để việc tung sản phẩm ra thị trường suôn sẻ và thành công hơn nữa so với thử nghiệm.

Cụ thể, công ty đã thực hiện thiết kế trang web, đăng hình ảnh quảng cáo lên trang web công ty, đồng thời đăng lên các trang diễn đàn, đồng thời tiến hành hàng loạt các khuyến mãi giảm giá, quà tặng đi kèm cho những khách hàng đăng ký từ 2 người trở lên. Bên cạnh đó ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp như các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển như nhà cung cấp xe du lịch của Hyundai, hãng hàng không Vietnam Airlines, ..trên chặng đường diễn ra tour.

Trong khi tiến hành thương mại hóa, Bộ phận Thiết kế để ý, quan sát để nắm rõ tình hình biến động cũng như phát triển của tour trên thị trường để kịp thời đánh giá và đưa ra các biện pháp thích hợp.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển sản phẩm mới của công ty TNHH du lịch và thương mại bốn mùa (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)