6. Kết cấu của khóa luận
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Đối với nhà nước
Nỗ lực cải thiện hoạt động phát triển thương mại khơng thể thành cơng nếu chỉ có sự cố gắng cải thiện từ phía doanh nghiệp mà khơng có sự giúp đỡ tạo điều kiện từ Nhà nước. Để phát triển thương mại mặt hàng VLXD của cơng ty Xn Phương nói riêng và mặt hàng VLXD nói chung, kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp sau:
- Đảm bảo ổn định chính trị, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới.
Sự ổn định chính trị và kinh tế là yếu tố có sức hấp dẫn rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngồi. Vì vậy, có thể thu hút được rất lớn đầu tư nước ngoài và trong nước, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế.
- Hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp
Thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường cho doanh nghiệp như: các thông tin về nhà đầu tư, thơng tin về các doanh ngiệp nước ngồi chuẩn bị vào Việt Nam, thơng tin về lãi suất, chính sách tiền tệ, các hiệp định, hiệp ước chuẩn bị kí kết, … để giúp doanh nghiệp có thể dự đốn được sự thay đổi của thị trường để từ đó có các quyết định kinh doanh đúng đắn.
- Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh
Trong tình hình biến động chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung trong đó có Xuân Phương cũng gặp khó khăn trong việc duy trì nguồn vốn để kinh doanh. Việc hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có khối lượng lớn như VLXD sẽ giúp các doanh nghiệp như Xuân Phương có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, sản xuất đồng bộ với năng suất và chất lượng cao hơn, đáp ứng được nhanh chóng các đơn hàng lớn
Nhà nước cụ thể là Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách thơng thống và linh hoạt hơn tác động đến các Ngân hàng thương mại, từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp như Xuân Phương tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh như xây dựng các thể chế tín dụng đặc biệt đối với doanh nghiệp kinh
doanh sản phẩm tiên tiến, hiện đại dưới hình thức các quỹ bảo lãnh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được vay vốn tại các quỹ tín dụng, tăng mức tiền vay và thời gian vay phù hợp với quy mơ và chu kì kinh doanh, ưu đãi về lãi suất, tăng cường các khoản vay trung và dài hạn.
- Hồn thiện mơi trường pháp lý
Tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, thơng thống, đảm bảo cạnh tranh công bằng sẽ nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp trong đó có Xuân Phương. Trước hết, Nhà nước cần tiếp tục cải cách hoàn thiện các thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Nghiên cứu, bổ sung và hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến hoạt động thương mại, đồng thời xây dựng một hành lang pháp lý tiêu chuẩn, giúp doanh nghiệp thích nghi với mơi trường kinh doanh hiện đại.
- Đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng
Trước hết là hệ thống giao thông, cầu cảng, kho bãi trong vận chuyển và lưu trữ hàng hóa cần được nâng cấp và đồng bộ hóa để giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và các tổn thất hư hại trong q trình vận chuyển, lưu trữ hàng hóa. Quy hoạch và xây dựng các hệ thống cơng trình kết cấu hạ tầng về cấp thốt nước, quản lý triệt để các chất thải và giảm ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sơ chế, kiểm tra chất lượng nguồn hàng của cơng ty trong đó có Xuân Phương
- Kiến nghị khác
Nhà nước cần có những biện pháp khẩn cấp hạn chế nhập lậu VLXD vào Việt Nam vì nó sẽ gây ra sức ép rất lớn cho các doanh nghiệp như Xuân Phương. Chống hàng lậu, hàng giả, hàng nhái,… bằng việc thực hiện tốt công tác bảo hộ bản quyền là một biện pháp quan trọng và cấp bách trong thời kì hội nhập để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước nói chung.
3.3.2 Đối với Bộ cơng thương và các cơ quan có liên quan
Bộ cơng thương: Bên cạnh việc quản lý giá cả, Bộ cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được tham gia vào các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế để tăng cường khả năng tìm kiếm các cơ hội kinh doanh. Đồng thời thường xuyên cung cấp các thơng tin, tình hình xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, luôn đảm bảo sự công bằng minh bạch trong các khâu cấp giấy phép xuất khẩu, hạn ngạch.
Hệ thống ngân hàng: Ngân hàng Trung ương nên có những biện pháp quản lý thị trường tài chính và tiền tệ một cách hiệu quả trong đó có việc quản lý tỷ giá, lạm phát, các hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nhằm đảm bảo cho các hoạt động tài chính có thể hỗ trợ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng nên có những chính sách ưu đãi vay vốn đầu tư cho các doanh nghiệp để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư mong muốn kinh doanh có thể có đủ vốn để thực hiện cơng việc kinh doanh của mình. Từ đó giúp cho việc tiêu thụ các sản phẩm nói chung và sản phẩm VLXD nói riêng có thể phát triển. Các ngân hàng cũng nên tăng cường khả năng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, đồng thời thực hiện hiện đại hóa cơng nghệ thanh tốn, đẩy mạnh thực hiện ngân hàng điện tử, cần có sự liên kết giữa các ngân hàng để rút ngắn thời gian và thủ tục khi thực hiện các dịch vụ ngân hàng.
KẾT LUẬN VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu về mảng phát triển thương mại mặt hàng vật liệu xây dựng của công ty trách nhiệm hữu hạn Xuân Phương trên thị trường miền Bắc, ta đã tìm hiểu được những thành cơng, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn khiến Xuân Phương gặp phải khi kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng tại miền Bắc. Và xuất phát từ hạn chế còn tồn tại trong phát triển thương mại mặt hàng vật liệu xây dựng của cơng ty TNHH Xn Phương, khóa luận đưa ra các giải pháp phát triển thương mại mặt hàng này trên cơ sở đa dạng nguồn hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng thương hiệu, nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại,… Tuy nhiên do những hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu, nên khóa luận chỉ dừng lại ở việc phân tích những số liệu thứ cấp thu thập được và đưa ra giải pháp. Hơn nữa bài khóa luận cũng mới nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại mặt hàng VLXD trên các chỉ tiêu về quy mô và chất lượng, các chỉ tiêu về hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm chưa được tìm hiểu. Do vậy các vấn đề cần tiếp tục đặt ra trong nghiên cứu là:
- Nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại mặt hàng vật liệu xây dựng trên thị trường miền Bắc thông qua số liệu sơ cấp.
- Nghiên cứu kết quả phát triển thương mại mặt hàng vật liệu xây dựng của công ty thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả.
Từ đó có những đề xuất và kiến nghị giải pháp sát thực tế và giúp ích nhiều hơn cho bản thân cơng ty trách nhiệm hữu hạn Xuân Phương.
Ngồi ra, do cịn là một sinh viên chưa tốt nghiệp, nên năng lực nghiên cứu cũng như khả năng tổng hợp số liệu và phân tích vấn đề cịn nhiều hạn chế. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ để khóa luận thêm hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Hà Văn Sự, TS Ngơ Xn Bình, TS Thân Danh Phúc, ThS Nguyễn Minh Phương, ThS Dương Hồng Anh (2015), “Giáo trình kinh tế thương mại đại cương”, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
2. GS.TS Nguyễn Văn Thưởng, TS Trần Khánh Hưng (2015), “Kinh tế thương mại Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. TS Thân Danh Phúc, PGS.TS Hà Văn Sự (2015), “Giáo trình quản lý nhà nước về thương mại”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
4. Công ty TNHH Xuân Phương (2016-2018), Báo cáo tổng quan thường niên năm 2016, 2017, 2018, Hà Nội.
5. Công ty TNHH Xuân Phương (2016-2018), Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh VLXD chủ yếu, Hà Nội.
6. Phạm Thị Quỳnh (2018), “Phát triển thương mại sản phẩm đá trắng dùng trong xây dựng của công ty TNHH Hồng Bảo Ngọc trên thị trường nội địa của nước ta hiện nay”, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Thương Mại.
7. Đỗ Thị Mai Phương (2015), “Giải pháp tài chính nhằm phát triển thương mại mặt hàng vật liệu xây dựng của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội”, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Thương Mại.
8. Tứ Hồng Huệ (2009), “Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm VLXD tại công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam”, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
9. PGS.TS Hà Văn Sự (2004), “Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thương mại theo tiếp cận phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ GD- ĐT.
10. Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng, Bộ Xây Dựng ban hành ngày 31/07/2007.
11. Quyết định số 1469/2014/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/08/2014.
12. David C. Colander (2006), “Economics”
13. Philip Kotler (1997), “Marketing: An introduction: Course” 14. www.moit.gov.com.vn