Các kết luận sau khi nghiên cứu thực trạng:

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại sản PHẨM THUỐC của CÔNG TY cổ PHẦN dược PHẨM TRUNG ƯƠNG CPC1 (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG I : Một số lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm thuốc

2.3. Các kết luận sau khi nghiên cứu thực trạng:

2.3.1: Những thành công đã đạt được:

Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1 qua 5 nhiệm kỳ đầu cổ phần hóa,

doanh thu hàng năm của Công ty vẫn duy trên 2000 tỷ đồng/ năm. Lợi nhuận cũng tăng trưởng khá vững chắc.

Những chỉ tiêu lợi nhuận đều vượt kế hoạch. Cơng ty có dịch vụ phân phối đáp ứng

nhu cầu khách hàng khá tốt, chính sách giá hợp lý là những yếu tố cốt lõi mà CPC1 duy trì được. Các sản phẩm thuốc phân phối cho nhà cung cấp vẫn đạt kế hoạch đề ra. Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 40% doanh số Công ty, kinh doanh hiệu quả. Công ty luôn trúng thầu ở các bệnh viện lớn, trúng thầu được nhiều nơi, các hàng chủ chốt của Công ty giữ được doanh số nhất định, bổ sung hàng hóa có tiến triển tốt. Các sản phẩm thuốc đấu thầu tập trung qua trung tâm mua sắm tài sản công đã mang lại doanh số lớn. Sản phẩm thuốc của công ty đa dạng, phong phú.

Hoàn thiện dự án xây dựng kho GSP tại chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Cơng ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1 đã có 4 chi nhánh trải dài ở 3 thị trường Bắc, Trung, Nam. CPC1 có trụ sở chính tại Số 87, phố Nguyễn Văn Trỗi, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, 1 cơ sở bán bn số 1, 4 chi nhánh gồm:

• Chi nhánh TP.HCM: 297/24A Lý Thường Kiệt, phường 15, quận 11, TP.HCM

• Chi nhánh Đà Nẵng: Lơ 75-76-77 khu dân cư số 2 Phần Lăng, phường An Khê, quận An Khê, Tp.Đà Nẵng

• Chi nhánh Quảng Ninh: số 146 ngõ 3, đường Cao Thắng, Tp Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

• Chi nhánh Nghệ An: số 11 Đường LêNin, tỉnh Nghệ An.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân:

Hiện nay CPC1 chủ yếu nhập khẩu hàng từ châu Âu, các nước này đã chịu ảnh hưởng nặng từ đại dịch Covid-19, các quốc gia thực hiện các biện pháp phong tỏa, ưu tiên sử

dụng thuốc trong nước trước khi xuất khẩu, vì vậy nguồn hàng đang khó khăn. Thêm vào đó, do chuỗi cung ứng gián đoạn dẫn tới việc chi phí vận tải tăng gấp 3 - 4 lần, điều này tiếp tục thu hẹp biên lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn sắp tới.

Quy trình xét duyệt dự trù, xin giấy phép về nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần… trải qua nhiều khâu nên làm mất thêm nhiều thời gian và thủ tục. Trong đó, việc xin hạn ngạch thuốc hiếm rất khó khăn và phức tạp nên ảnh hưởng đến tiến độ và thường xuyên bị thiếu thuốc.

Do đặc thù dịch Covid-19, cơ quan y tế châu Âu chưa đi thẩm định được GMP cho các nhà máy hết hạn và đã cho phép gia hạn GMP cho các nhà máy sản xuất thuốc, cung cấp đường link để tra cứu. Tuy nhiên, Bộ Y tế và Cục Quản lý Dược Việt Nam chưa chấp thuận nên đối với những sản phẩm của nhà sản xuất hết hạn GMP mà Cơ quan y tế châu Âu đã đồng ý gia hạn mà không được Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế công bố trên mạng sẽ khơng trúng thầu. Điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn hàng của CPC1. Chính phủ u cầu kê khai thơng tin người đến mua thuốc ho, hạ sốt, các sản phẩm khẩu trang và cồn sát khuẩn không được tăng giá cùng giãn cách toàn xã hội đã làm cho kênh OTC (kênh bán lẻ của các nhà thuốc, hiệu thuốc) bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đối với kênh ETC (kênh đấu thầu trong bệnh viện), việc siết chặt để đảm bảo không có lây nhiễm trong bệnh viện kéo theo số bệnh nhân tới khám rất hạn chế, thậm chí một số nơi đã đóng cửa các khoa khơng cấp thiết nên kênh phân phối này hầu như bị khóa chặt.

Việc khan hiếm nguyên liệu trong chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với chi phí vận

chuyển, phân phối tăng cao trong tình hình dịch bệnh Covid-19 dẫn đến đẩy giá nguyên liệu tăng cao.

Nhu cầu của người sử dụng sản phẩm dược thay đổi, giảm lượng cầu ở các kênh bệnh viện, các sản phẩm thuốc chưa thiết yếu, tăng nhu cầu cho các sản phẩm phòng bệnh như khẩu trang, nước rửa tay, các sản phẩm vitamin và tăng cường miễn dịch. Sự thay đổi đã gây những khó khăn nhất định với các doanh nghiệp dược, bởi trên thực tế thị phần các sản phẩm vitamin và tăng cường miễn dịch thuộc về sản phẩm nước ngoài, số lượng sản phẩm này của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương đã giảm đi.

Nhóm khách hàng ủy thác mua theo đơn đặt hàng giảm mạnh. Không trúng thầu quốc gia một số hàng kháng sinh. Hàng trúng thầu tập trung quốc gia lớn nhưng thực tế các cơ sở điều trị chỉ lấy 30% so với lượng trúng thầu. Một số hàng thay đổi quy định đấu thầu, giới hạn chỉ định dẫn đến không trúng thầu hoặc bị giảm doanh số bán dẫn tới tồn kho cao và nguy cơ bị hết hạn( Piracetam 3G, Cefoxitin,…)

CHƯƠNG III: Các đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển thương mại sản phẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại sản PHẨM THUỐC của CÔNG TY cổ PHẦN dược PHẨM TRUNG ƯƠNG CPC1 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)