CHƯƠNG I : Một số lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm thuốc
3.3. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước phát triển thương mại sản phẩm thuốc:
• Miễn giảm thuế nhập khẩu:
Nhà nước cần có các biện pháp miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm
thuốc cho Cơng ty nói riêng và các doanh nghiệp Dược nói chung nhập khẩu sản phẩm thuốc từ nước ngồi.
• Tạo mơi trường cạnh tranh cơng bằng, lành mạnh:
Môi trường cạnh tranh lành mạnh là điều quan trọng để các doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Để tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thuốc trên thị trường thuốc
Làm rõ vai trò quan trọng của sản phẩm thuốc đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan tới hoạt động thương mại sản phẩm thuốc minh bạch, rõ ràng, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý thuận tiện cho hoạt động của doanh nghiệp.
Cơ quan quản lý cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng thơng thống, thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động thương mại. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục như đăng ký kinh doanh, giấy vay vốn, khai báo nộp thuế, hợp đồng thuê mặt bằng... Các thủ tục này rõ ràng, đơn giản thì hoạt động thương mại của ngành mới nhanh chóng được thực hiện và dễ dàng triển khai hoạt động. Đồng thời nhà nước có những quy định, cụ thể, rõ ràng chính xác để doanh nghiệp có thể nắm bắt và thực hiện được. Nhà nước cần tăng cường các biện pháp kiểm soát các cơ sở sản xuất cũng như nguồn cung từ bên ngoài vào thị trường Việt Nam, có quy định về chất lượng sản phẩm, nghĩa vụ nộp thuế, hình thức nhập khẩu, tránh được hàng giả, hàng kém chất lượng không đúng nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội.
Trong chính sách thương mại, nhà nước cần phải có biện pháp bình ổn giá cả của
hàng hóa, quy định giá trần, giá sàn cho thị trường sản phẩm, kiểm soát tăng giảm trong phạm vi cho phép
Chính phủ cần hồn thiện hệ thống hành lang pháp lý về hoạt động sản xuất và lưu thông phân phối thuốc, đặc biệt là cần xem xét quy định mới về việc lựa chọn thuốc trúng thầu trong các bệnh viện lại là ưu tiên những loại thuốc có giá thấp, vì chính sách này trước mắt đáp ứng được việc giảm ngân sách bảo hiểm y tế nhưng về lâu dài sẽ khơng khuyến khích doanh nghiệp Dược Việt Nam nghiên cứu cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp Dược Việt Nam trong việc quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm trên thị trường, nhất là các doanh nghiệp có nhiều đổi mới sáng tạo, đạt được các giải thưởng uy tín.
Phát triển, hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dược, ứng dụng các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) trong việc xây dựng, lưu trữ, phân tích dữ liệu ngành Dược. tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tình trạng hàng giả, hàng nhái.
• Nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, cải thiện công nghệ và đầu tư cơ sở hạ tầng:
Vồn là nguồn lực rất cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh của bất kỳ công ty nào. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tiếp cận được nguồn vay dài hạn cho đầu tư phát triển, đồng thời có biện pháp giảm thuế, giãn nợ cho công ty. Nhà nước cần xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư thông qua các hội thảo, hội chợ triển lãm tạo điều kiện thuận lợi cho cơng ty hoạt động.
• Chính sách hỗ trợ về cơng tác khoa học Cơng nghệ:
Khuyến khích cho các công ty xây dựng thương hiệu hoàn thiện và phát triển hệ thống tiêu thụ, xem xét chất lượng sản phẩm khi nhập hàng. Khuyến khích sử dụng khoa học vào q trình kinh doanh, nhằm mở rộng thị trường và nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Công ty ngày càng tiến gần đến khoa học công nghệ hiện đại để dễ dàng quản lý hơn, đồng bộ từ trên xuống dưới, đảm bảo được tiến trình cơng việc triển khai thực hiện một số biện pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường khoa học công nghệ.