Mục tiêu và phương hướng của Công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm giày dép của công ty TNHH thương mại quốc tế phú hưng (Trang 37 - 38)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1. Mục tiêu và phương hướng của Công ty trong thời gian tới

3.1.1. Mục tiêu

Bảng 3.1. Mục tiêu sản xuất kinh doanh giày dép của Công ty giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: tỷ đồng, sản phẩm

Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện năm 2017 Kế hoạch năm 2018 Dự kiến năm 2019 Dự kiến năm 2020 Tổng doanh

thu Tỷ đồng 509,882 560,244 630,455 725,636

Chi phí Tỷ đồng 503,58 551,844 619,032 710,374

Lợi nhuận Tỷ đồng 6,302 8,4 11,423 15,262

Sản lượng

tiêu thụ Sản phẩm 2.329.010 2.605.262 3.036.254 3.622.334

(Nguồn: Phòng tổng hợp Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Phú Hưng)

Ngoài ra, Công ty còn có các mục tiêu như: - Thỏa mãn nhu cầu khách hàng:

+ Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã đa dạng, giao hàng đúng thời gian, đáp ứng đầy đủ các dịch vụ.

+ Xuất khẩu sang Châu Âu, Châu Mỹ và khai thách các thị trường tiềm ẩn như Mỹ La Tinh, Trung Đông,…

- Đầu tư các thiết bị và công nghệ sản xuất giày da, không ngừng nâng cao đào tạo nguồn nhân lực, duy trì hệ thống quản lý chất lượng

3.1.2. Phương hướng

Mỗi một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt đều phải xây dựng cho mình những chiến lược và quan điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi Công ty có một mục tiêu, quan điểm, chiến lược riêng, nhưng tất cả đều hướng tới phát triển bền vững. Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Phú Hưng luôn đặt ra cho mình những chiến lược và đặt ra những quan điểm, mục tiêu cho chiến lược phát triển đó:

- Bảo đảm chất lượng sản phẩm giày dép cung ứng ra thị trường với giá cả phù hợp.

- Mở rộng mạng lưới cung ứng sản phẩm giày dép tới các địa phương.

- Tăng cường năng lực sản xuất và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu.

- Đầu tư chiều sau, cải tạo công nghệ thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, cung ứng và công tác quản lý.

- Cạnh tranh lành mạnh với tất cả các công ty kinh doanh giày dép trên thị trường bằng cách tiết kiệm chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm, liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường hoạt động quảng cáo, tổ chức các hội nghị khách hàng và chú trọng các dịch vụ sau bán hàng.

- Tổ chức bộ máy cán bộ để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nghiệp cụ cho cán bộ, công nhân để tiếp thu nhanh chóng sự chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm giày dép của công ty TNHH thương mại quốc tế phú hưng (Trang 37 - 38)