Phân tích thực trạng về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm giày dép của

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm giày dép của công ty TNHH thương mại quốc tế phú hưng (Trang 29)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Phân tích thực trạng về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm giày dép của

Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Phú Hưng

2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm giày dépcủa Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Phú Hưng theo chiều rộng của Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Phú Hưng theo chiều rộng

a) Về doanh thu

Bảng 2.2. Doanh thu từ hoạt động buôn bán giày dép của Công ty

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh năm 2016 và 2015 So sánh năm 2017 và 2016 Số lượng Tỷ lệ 2016/2015 Số lượng Tỷ lệ 2017/2016 1 Giày da 154,32 179,34 209,7 25,02 116,21 30,36 116,93 2 Giày thể thao 93,36 110,2 154,8 16,84 118,04 44,6 140,47 3 Giày trẻ em 45,6 68,3 84,6 22,7 149,78 16,3 123,87 4 Dép 52,39 66,842 60,782 14,452 127,59 -6,06 90,93

( Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Phú Hưng )

Qua bảng trên có thể thấy hoạt động sản xuất, buôn bán sản phẩm giày dép của Công ty đã được mở rộng kinh doanh mạnh mẽ, với sự tăng trưởng doanh thu qua từng năm ở mức cao. Doanh thu mặt hàng giày da luôn lớn nhất trong tổng doanh thu từ

thu từ mặt hàng giày trẻ em là nhỏ nhất. Sang đến năm 2016, 2017 doanh thu từ mặt hàng dép là nhỏ nhất. Cụ thể:

+ Doanh thu mặt hàng giày da tăng qua các năm: Năm 2015, doanh thu mặt hàng giày da là 154,32 tỷ đồng, đến năm 2016 là 179,34 tỷ đồng, tăng 25,02 tỷ đồng tương ứng tăng 16,21% so với năm 2015. Năm 2017, doanh thu mặt hàng giày dép đạt 209,7 tỷ đồng, tăng 30,36 tỷ đồng tương ứng tăng 16,93% so với năm 2016.

+ Doanh thu mặt hàng giày thể thao tăng qua các năm: Năm 2015, doanh thu mặt hàng giày thể thao là 93,36 tỷ đồng, năm 2016 là 110,2 tỷ đồng, tăng 16,84 tỷ đồng tương ứng tăng 18,04% so với năm 2015. Năm 2017, doanh thu mặt hàng giày dép thể thao lên tới 154,8 tỷ đồng, tăng 44,6 tỷ đồng tương ứng tăng 40,47% so với năm 2016.

+ Doanh thu mặt hàng giày trẻ em tăng qua các năm: Năm 2015, doanh thu mặt hàng giày trẻ em là 45,6 tỷ đồng, năm 2016 là 68,3 tỷ đồng, tăng 22,7 tỷ đồng tương ứng tăng 49,78% so với năm 2015. Sang đến năm 2017, doanh thu là 84,6 tỷ đồng, tăng 16,3 tỷ đồng tương ứng tăng 23,87% so với năm 2016.

+ Doanh thu mặt hàng dép: Năm 2015, doanh thu mặt hàng dép là 52,39 tỷ đồng, năm 2016 là 66,842 tỷ đồng, tăng 14,452 tỷ đồng tương ứng tăng 27,59% so với năm 2015. Năm 2017 doanh thu chỉ còn 60,782 tỷ đồng, giảm 6,06 tỷ đồng tương ứng giảm 9,07 % so với năm 2016.

Doanh thu từ mặt hàng giày da chiếm tỷ trọng khá lớn, sau đó là mặt hàng giày thể thao. Hiện nay hai mặt hàng này khá được ưa chuộng trên thị trường vì tính năng cũng như nhu cầu của khách hàng. Có thể thấy Công ty đã chú trọng sản xuất, kinh doanh mặt hàng giày da và giày thể thao để có thể tiêu thụ sản phẩm một cách tốt nhất. Doanh thu từ mặt hàng giày trẻ em và dép cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong Công ty, góp phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm nâng cao doanh thu, lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh.

Có thể thấy mặt hàng giày dép là mặt hàng chủ lực và đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Phú Hưng.

Bảng 2.3. Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng giày dép của Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Phú Hưng

Đơn vị tính: Sản phẩm, %

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

So sánh năm 2016 và 2015 So sánh năm 2017 và 2016 Số lượng Tỷ lệ 2016/ 2015 Số lượng Tỷ lệ 2017/2 016 Giày da 610.124 698.232 820.062 88.108 114,44 121,83 117,45 Giày thể thao 455.357 500.264 608.154 44.907 109,86 107.89 121.57 Giày trẻ em 248.966 400.362 446.532 151.396 160,81 46.170 111,53 Dép 400.633 474.898 454.262 74.265 118,54 -20,636 95,65

( Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Phú Hưng )

Qua bảng số liệu trên cho thấy, sản lượng mặt hàng được tiêu thụ mạnh nhất là mặt hàng giày da. Trong 3 năm gần đây thì sản lượng tiêu thụ của mặt hàng này luôn lớn nhất trong tổng sản lượng tiêu thụ các mặt hàng giày dép của Công ty. Sản lượng mặt hàng tiêu thụ thấp nhất là mặt hàng giày trẻ em, cụ thể:

+ Sản lượng giày da tiêu thụ tăng qua các năm: Năm 2015 sản lượng giày da tiêu thụ đạt 610.124 sản phẩm, sang đến năm 2016 là 698.232 sản phẩm, tăng 88.108 sản phẩm tương đương tăng 14,44% so với năm 2015. Năm 2017, sản lượng tiêu thụ đã đạt đến con số 820.062 sản phẩm, tăng 121.83 sản phẩm tương đương tăng 17,45% so với năm 2016.

+ Sản lượng giày thể thao tiêu thụ tăng qua các năm: Năm 2015 sản lượng giày thể thao tiêu thụ là 455.357 sản phẩm. Năm 2016 sản lượng tiêu thụ là 500.264 sản phẩm, tăng 44.907 sản phẩm tương ứng 9,86% so với năm 2015. Năm 2017, sản lượng tiêu thụ lên tới 608.154 sản phẩm, tăng 107.89 sản phẩm tương ứng 21,57% so với năm 2016. Giày thể thao là mặt hàng ngày càng được ưa chuộng vì nó phù hợp với mọi lứa tuổi, bảo vệ tốt cho đôi chân hơn nữa ngày mẫu mã ngày càng đa dạng, đẹp mắt. Vì vậy những năm gần đây Công ty đã chú trọng hơn trong việc sản xuất và tiêu thụ giày thể thao.

+ Sản lượng tiêu thụ mặt hàng giày trẻ em là thấp nhất: Năm 2015 là 248.966 sản phẩm, sang đến năm 2016 là 400.362 sản phẩm, tăng 151.396 sản phẩm, tương đương tăng 60,81% so với năm 2015. Năm 2016 sản lượng tiêu thụ là 446.532 sản phẩm, tăng 46.170 sản phẩm tương đương tăng 11,53% so với năm 2016.

+ Sản lượng tiêu thụ mặt hàng dép: Năm 2015 sản lượng tiêu thụ là 400.633 sản phẩm. Năm 2016 là 474.898 sản phẩm, tăng 74.265 sản phẩm tương đương tăng 18,54% so với năm 2015. Năm 2017 là 454.262 sản phẩm, giảm 20.636 sản phẩm tương đương giảm 4,35% so với năm 2016. Có thể thấy Công ty đang chú trọng hơn trong hoạt động kinh doanh các mặt hàng giày nên tỷ lệ mặt hàng dép giai đoạn 2016- 2017 có xu hướng giảm so với giai đoạn 2015-2016.

Có thể thấy sản lượng các mặt hàng giày dép tiêu thụ của Công ty tăng đáng kể qua các năm, chỉ có mặt hàng dép là giảm nhưng không đáng kể. Điều đó cho thấy nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao và khả năng đáp ứng nhu cầu của Công ty, cũng như hoạt động tiêu thụ của Công ty được cải thiện đáng kể.

c) Về cơ cấu thị trường

Bảng 2.4. Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm giày dép theo doanh thu của Công ty giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Khu vực

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Doanh

thu Cơ cấu

Doanh

thu Cơ cấu

Doanh

thu Cơ cấu

Vĩnh Phúc 64,28 18,6 75,83 17,86 90,36 17,72

Hà Nội 80,9 23,4 100,7 23,71 128,7 25,24

Hưng Yên 55,1 15,94 60,66 14,28 70,89 13,9

Hải Phòng 58,33 16,87 68,8 16,2 80,75 15,84

Một số đại lý miền

Nam 40,36 11,68 58,372 13,74 67,32 13,2

Khác 46,7 13,51 60,32 14,2 71,862 14,09

Tổng cộng 345,67 100 424,682 100 509,882 100

( Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Phú Hưng )

Qua bảng trên, có thể thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm giày dép thị trường của Công ty đều có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó thị trường tiêu thụ lớn nhất là Hà Nội. Cơ cấu thị trường có sự chênh lệch giữa các khu vực:

+ Năm 2015, tỷ trọng thị trường Hà Nội chiếm 23,4% và thị trường Vinh Phúc chiếm 18,6%, trong khi đó tỷ trọng các thị trường Hưng Yên, Hải Phòng và các thị trường khác chiếm lần lượt là 15,94%; 16,87 và 13,51%. Thị trường miền Nam chỉ chiếm 11,68%.

+ Sang đến năm 2016 và 2017, tỷ trọng các thị trường tiêu thụ của Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Phú Hưng đều có sự tăng khá đều, trong đó thị trường tiêu thụ lớn nhất vẫn là Hà Nội, chiếm lần lượt 23,71% va 25,24%. Có thể thấy Công ty đã làm khá tốt công việc tiêu thụ sản phẩm của mình, các thị trường được trải đều và không quá phụ thuộc vào thị trường nào cả.

Như vậy có thể thấy Công ty đang tập trung khai thác những thị trường trọng điểm có tiềm năng cao để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho Công ty như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng là những thị trường có dân số đông và nhu cầu tiêu dùng cao. Thị trường Vĩnh Phúc cũng là một thị trường trọng điểm có trụ sở chính được đặt tại đây và thuận tiện cho việc vận chuyển và phân phối hàng hóa, giảm bớt gánh nặng về chi phí cho Công ty.

2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm giày dépcủa Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Phú Hưng theo chiều sâu. của Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Phú Hưng theo chiều sâu.

a) Về thị phần

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng vì sự tồn tại và phát triển của chính mình. Đối với Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Phú Hưng thì thị phần tập trung phát triển thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường miền Bắc.

Biểu đồ 2.2. Thị phần thị trường tiêu thụ sản phẩm giày dép của Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Phú Hưng giai đoạn 2015-2017

( Nguồn: Phòng tổng hợp Công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Phú Hưng )

Theo biểu đồ trên có thể thấy thị phần của Công ty tăng lên qua các năm, từ mức 7% năm 2015, sang đến năm 2016 là 12% và năm 2017 tăng lên 15%. Đây là sự tăng lên đáng kể mà Công ty có được nhờ sự nỗ lực rất lớn trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Với một thị trường rộng lớn như trên, doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội để tiếp tục nâm tầm thương hiệu cũng như uy tín của mình trên thị trường, chiếm lĩnh nhiều hơn thị phần của mình trong khu vực.

b) Chuyển dịch chất lượng sản phẩm giày dép

Các sản phẩm giày dép của Công ty ngày càng đáp ứng những đòi hỏi cao của người tiêu dùng. Điều đó là nhờ sự thay đổi kỹ thuật, công nghệ từng ngày dẫn đến nâng cao chất lượng sản phẩm giày dép. Áp dụng công nghệ, kỹ thuật gia công chất lượng cao giúp Công ty tạo ra những sản phẩm đáng ứng đúng nhu cầu thị trường, tăng lợi nhuận thu được và đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và khốc liệt như hiện nay, Công ty đang nỗ lực xây dựng thương hiệu, tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng trong nước cũng như thế giới, hướng đến mục tiêu dần khẳng định chất lượng sản phẩm của mình, ngày càng được nhiều khách hàng biết đến, tin dùng, tạo được uy tín trên thị trường.

2.3. Đánh giá chung về hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm giày dép của Công ty trong những năm qua

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Với những cố gắng trong việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm giày dép của mình, trong những năm qua doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể:

- Thị trường của Công ty không ngừng mở rộng: Trong những năm qua thị trường sản phẩm của Công ty không ngừng được mở rộng, củng cố và thâm nhập sâu hơn thông qua việc xây dựng được mạng lưới kênh phân phối phủ kín hầu hết thị trường công tác này đã hỗ trợ mạnh mẽ cho các đại lý của công ty trong việc tăng khả năng cạnh tranh với các hãng khác và đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ.

- Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao: Đảm bảo chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Các lãnh đạo, ban Giám Đốc thường xuyên trực tiếp tiến hành và giám sát để đảm bảo chất lượng của sản sản phẩm, ngoài ra doanh nghiệp cũng các biện pháp khuyến khích công nhân viên tự giác khi làm việc để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra và có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường

- Cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý: Công ty đã sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, từ đó đã tạo sự chuyển biến trong công tác quản lý điều hành trên phạm vi toàn công ty. Công ty đã xây dựng và ban hành các quy chế, quy định cho các phân xưởng, xí nghiệp, khoán quỹ lương cho các đơn vị, quản lý vật tư... từ đó từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động, phát huy tính sáng tạo, chủ động trong các công việc được giao.

- Chú trọng đến đời sống cán bộ công nhân viên: Công ty luôn chú trọng tới đời sống của công nhân viên, ban lãnh đạo công ty thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, than quan du lịch như Bãi Cháy, Sầm Sơn... tổ chức tặng quà cho các công nhân viên, hoặc thưởng tiền cho công nhân viên khi vượt chỉ tiêu sản xuất, ngoài ra còn có các khoản thưởng vào dịp lễ, tết. Mục đích làm cho cán bộ công nhân viên yên tâm khi làm việc, tạo cho công nhân có sự tin tưởng hơn vào Công ty và giúp cho công nhân làm việc hết mình và gắn bó với công ty.

2.3.2. Hạn chế

- Mặc dù thị trường đã được mở rộng tới nhiều tỉnh, thành phố tuy nhiên còn lỏng lẻo trong công tác quản lý và triển khai công tác tiếp thị đến thị trường. Chính

điều này đã tạo ra một khoảng trống để các công ty khác tấn công vào ảnh hưởng tới thị phần của Công ty.

- Vấn đề sản phẩm: Sản phẩm của Công ty mặc dù có rất nhiều về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, nhưng vẫn còn tồn tại là không nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, các sản phẩm của Công ty được sản xuất chủ yếu dựa trên các thông số kĩ thuật của máy móc thiết bị và nguyên vật liệu do khách hàng gửi đến do đó không có sự khác biệt hoá trên các thị trường, công tác nghiên cứu thị trường trong những năm qua tuy đã thực hiện song chưa được chú ý lắm hiệu quả mang lại chưa cao.

- Công tác tiếp thị tuy đã có nhiều cố gắng song chưa thật sâu sát, mới chỉ dừng lại ở việc đôn đốc và thu hồi công nợ của các đại lý mà chưa có sự đi sâu nghiên cứu sản phẩm, phương thức bán hàng của đối thủ cạnh tranh trên từng khu vực thị trường.

- Cán bộ tiếp thị chưa thực sự hiểu hết tầm quan trọng của công tác thị trường, nhân viên tiếp thị chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về nghiệp vụ, tính chủ động trong công tác còn yếu. Một nhân tố khác nữa là công tác chỉ đạo của lãnh đạo còn chưa sâu sát, cụ thể đối với từng tình huống, từng vùng với từng nhân viên đôi lúc còn buông lỏng.

2.3.3. Nguyên nhân

- Hiện nay trên thị trường đang tràn ngập các mặt hàng giày dép của nhiều hãng kinh doanh trong và nước ngoài, kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều này dẫn đến sản phẩm của Công ty gặp không ít khó khăn trong tiêu thụ, thị trường của Công ty đã phần nào bị phân chia cho các hãng khác, tiến trình củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.

- Khả năng thu thập thông tin thị trường cho sản xuất và phát triển sản phẩm mới còn yếu. Tính năng động, linh hoạt tìm các giải pháp mới trong công tác tiếp thị, quảng cáo, tiêu thụ chưa cao, công tác nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện một cách quy mô.

- Trình độ, kiến thức của đội ngũ nhân viên tiếp thị, tư vấn bán hàng chưa đáp ứng được những yêu cầu của kinh tế thị trường đặt ra.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIÀY DÉP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUỐC

TẾ PHÚ HƯNG

3.1. Mục tiêu và phương hướng của Công ty trong thời gian tới

3.1.1. Mục tiêu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm giày dép của công ty TNHH thương mại quốc tế phú hưng (Trang 29)