Bảng số liệu các nguồn doanh thu của công ty năm 2018

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển hoạt động thanh toán điện tử của công ty TNHH công nghệ aset (Trang 37 - 42)

(Đơn vị: trăm triệu đồng)

Doanh thu trên web

Doanh thu trên các sàn giao dịch

Doanh thu trên cổng thông tin

Doanh thu tại cửa hàng

1131 7242 2856 618

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ các nguồn doanh thu của công ty TNHH Công nghệ Aset năm 2018

Nguồn: tác giả tổng hợp

Qua biểu đồ, có thể thấy rõ nguồn thu lớn nhất của công ty là từ các sàn giao dịch điện tử: sendo.vn , lazada.vn , shopee.vn , tiki.vn ( chiếm 61,1% tổng doanh thu năm 2018) , công ty đã lợi dụng được các ưu điểm của các sàn từ việc hỗ trợ ship cho khách hàng , có các chương trình khuyến mại cho các mặt hàng khác nhau và cơng ty đã sử dụng các gói dịch vụ quảng cáo của sàn giao dịch để tiếp cận khách hàng lớn hơn và đem lại doanh thu nhiều hơn. Bên cạnh đó cơng ty còn đẩy mạnh bán hàng trên các cổng thông tin như Facebook, Zalo, Instagram chiểm 24,1% doanh thu trong đó bán hàng qua Facebook đem lại lợi nhuận chủ yếu từ nguồn cổng tin. Nguồn thu trên website của công ty đạt 9,5% trên tổng doanh thu năm 2018 chủ yếu là bán các thiết bị của ôtô, tên website của cơng ty tương đối khó nhớ và mang đặc thù của ôtô nên việc khách hàng muốn mua các sản phẩm về đồ gia dụng hoặc phụ kiện công nghệ sẽ hơi khó nhớ và ít ấn tượng.

2.2.2. Ảnh hưởng của mơi trường yếu tố bên ngồi đến vấn đề nghiên cứu của công ty

2.2.2.1. Môi trường vĩ mơ

a, Kinh tế – Chính trị:

- Về kinh tế: Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, năm 2017 đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó GDP tăng 6,81%, vượt mục tiêu 6,7% và cao nhất kể từ năm 2010 trở lại đây; xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc (từ 82 lên vị trí 68/190 nền kinh tế); chỉ số

duy trì chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt cùng với chính sách tài khố chặt chẽ nhằm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát ở mức thấp, đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tín dụng, từng bước cải thiện môi trường kinh doanh… Trong quý I/2018, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua: gần 7,4% nhờ mơi trường bên ngồi thuận lợi với tăng trưởng GDP toàn cầu dự kiến đạt đỉnh ở mức 3,1% trong năm 2018.

- Về chính trị: so với các nước khác trên thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất.

Các yếu tố trên đã ảnh hưởng 1 cách rất tích cực đến sự phát triển của các doanh nghiệp TMĐT, tạo ra nhiều điều kiện để cho lĩnh vực này phát triển 1 cách mạnh mẽ, kéo theo đó là các hình thức của TTTT. Việt Nam chú trọng tăng cường đối thoại hợp tác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh đàm phán và tham gia ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm tiếp tục tạo thị trường, thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

b, Pháp luật:

Thương mại điện tử ngày càng phổ biến nên việc hiểu biết các quy định của pháp luật về TMĐT giúp cho doanh nghiệp vừa kinh doanh đúng luật, vừa hạn chế được rủi ro pháp lý... Văn bản luật đầu tiên chuyên sâu về lĩnh vực này là Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội thơng qua ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực từ 01/03/2006. Tiếp đó là Luật Cơng nghệ thơng tin và hàng loạt các nghị định, thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung được thơng qua. Ngồi ra khung chế tài cho việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến ứng dụng TMĐT và CNTT cũng dần được hồn thiện. Năm 2009, Quốc hội thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, bổ sung thêm một số tội danh và nâng cao hình phạt đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực TMĐT.

Ngày 12/07/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1073/QĐ- TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011- 2015.

Hai văn bản cốt lõi của hệ thống pháp luật TMĐT là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về TMĐT và Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và

thông tin trên mạng. Đến cuối năm 2015, khung phổ pháp lý về TMĐT đã được hoàn thiện từ quy định về nội dung đến chế tài xử lý vi phạm chính sách. Trong năm 2015 thì Chính phủ cũng ban hành hàng loạt các Thông tư, Nghị định về việc Quản lý hoạt động TMĐT qua ứng dụng trên thiết bị di động, Xử phạt hành chính trong lĩnh vực TMĐT, Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực TMĐT.

Do nhận định được tầm quan trọng mà TMĐT mang lại nên chính phủ ta đã và đang cố gắng xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý một cách đầy đủ và chính xác nhất, tạo điều kiện cho TMĐT phát triển.Và cũng đã nhấn mạnh rằng mơi trường chính trị - pháp luật ảnh hưởng rất lớn tới TMĐT cũng như các phương thức TTĐT. Trung xu thế tồn cầu hóa, các quốc gia đang khơng ngừng đầu tư, tạo điều kiện và xây dựng hành lang pháp lý phục vụ cho các hoạt động TMĐT diễn ra thuận lợi. Tại Việt Nam, chính phủ cũng rất quan tâm tới việc hoàn thiện khung pháp lý quy định về các hoạt động TMĐT với nền tảng chính là những văn bản quy phạm pháp luật thuộc hệ thống Luật giao dịch điện tử (2005) và Luật công nghệ thơng tin (2006). Về chính sách TTĐT cũng nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng thể hiện qua Nghị Định 92 về TT không dùng tiền mặt, các nghị định về chữ ký số và dịch vụ chữ ký số, Internet... Thành lập hai tổ chức là Trung tâm Chức Thực Số Quốc Gia và Trung tâm Ứng Cứu Khẩn Cấp Máy Tính Việt Nam để khắc phục sự cố.

c, Công nghệ thông tin – Viễn thông:

Hạ tầng cơng nghệ có vai trị rất lớn đối với sự phát triển của TTĐT, đổi với TTĐT thì Internet và viễn thơng được coi như huyết mạch giao thông của một quốc gia. Việc phát triển công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng giúp cho TTĐT phát triển thể hiện trong việc giúp khách hàng nạp tiền, rút tiền một cách thuận tiện nhất và đảm bảo an tồn nhất. Q trình quản lý các giao dịch cũng trở nên dễ dàng hơn.

Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang được coi trọng vì nó có vai trị rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại cũng như triển khai hoạt động TTĐT trong kinh doanh TMĐT. Tính tới hết ngày 30/6/2017, Việt Nam đã có 64 triệu người dùng Internet, tương ứng với 67% dân số cả nước. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á (theo Internetworldstats).

Theo số liệu từ Statista thì tỉ lệ người dùng tham gia giao dịch online đạt 52.5% và dự đoán đạt 55.9% năm 2022, ngược lại ở các nước phát triển con số này là khoảng hơn 70%. Năm 2018, Việt Nam có 49 triệu người dùng tham gia mua sắm trực tuyến, đạt 76% so với số lượng người dùng Internet.

Hàng triệu km cáp quang, ADSL kết nối phủ 100% số xã, phường cả nước với tốc độ kết nối Internet trung bình đạt 9,5 Mbps, xếp hạng 58 trên thế giới; Việt Nam hiện có hơn 400.000 tên miền “.vn”, khẳng định thành tựu phát triển mạnh mẽ của Internet…

Sau 20 năm, Việt Nam là quốc gia có hạ tầng viễn thơng 2G, 3G, 4G phủ sóng trên cả nước với hệ thống hơn 150.000 trạm BTS. Tỷ lệ người dùng di động đạt hơn 128 triệu thuê bao, trong đó có hơn 36,2 triệu thuê bao băng rộng di động và gần 11 triệu thuê bao Internet.

Những con số này cho thấy, hạ tầng viễn thơng - Internet đang là bệ phóng cho sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

d, Văn hóa – Xã hội:

Thực tế đã chứng minh rằng sử dụng tiền mặt để thanh toán dường như đã trở thành một thói quen khó từ bỏ của người dân Việt Nam. Tuy nước ta là một trong các nước có tỷ lệ dân số trẻ cao, sẵn sàng bắt kịp xu hướng của thế giới nhưng cũng có nhiều người ngại tiếp cận với một loại hình mới mẻ, đặc biệt là công nghệ, dẫn tới ngại thay đổi thói quen truyền thống của mình - thanh tốn bằng tiền mặt. Tiền mặt giúp bảo đảm riêng tư bởi không để lại dấu vết giao dịch và không lộ thông tin cá nhân nên càng được nhiều người ưu tiên và lựa chọn hoặc gửi ngân hàng để đảm bảo an toàn hơn là việc giao dịch qua các kênh thanh toán hiện đại. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ có khoảng 20% dân số Việt Nam (tương đương gần 20 triệu người) có tài khoản ngân hàng, trong khi đó số lượng thẻ phát hành như đã nêu ở trên lên đến 86 triệu thẻ, cao hơn gấp 4 lần. Như vậy, thực tế này đã cho thấy, số lượng thẻ thực sự hoạt động thấp hơn nhiều so với số thẻ đã phát hành. Ơng Phạm Tiến Nam, Phó chủ tịch Hội nơng dân Việt Nam đã dẫn một loạt số liệu: " 90% người Việt chi tiêu hằng ngày bằng tiền mặt, 99% sử dụng tiền mặt khi thanh toán dưới 100.000 đồng và có tới gần 85% giao dịch tại ATM là rút tiền". Có thể thấy rằng mỗi người lại có cách tiêu dùng, thanh toán khác nhau. Các yếu tố như độ tuổi, trình độ cơng nghệ, sở thích, tâm lý, xu hướng,... cũng sẽ có một ảnh hưởng nhất

định đến việc khách hàng có lựa chọn sử dụng thanh tốn trực tuyến hay khơng.

2.2.2.2 Môi trường vi mô:

a, Đối thủ cạnh tranh:

Cạnh tranh là yếu tố tất yếu của nền kinh tế thị trường. Để có thể có được vị trí tốt trong ngành địi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Tại Việt Nam, có rất nhiều website kinh doanh về các mặt hàng và phụ kiện điện thoại máy tính và xe hơi ,... và hơn hết các mặt hàng này trong thương mại truyền thống cũng tương đối phát triển Vì vậy cơng ty từ ngày đầu thành lập đã gặp khơng ít khó khăn, muốn phát triển một cách bền vững, công ty cần đánh giá thị trường cụ thể, định hướng phát triển rõ ràng, chiến lược đúng đắn. Ngồi ra doanh nghiệp cũng cần phải có những đổi mới khác biệt so với đối thủ. Qua đó mới có thể đưa ra các thay đổi, điều chỉnh, đề xuất phù hợp nhằm thỏa mãn khách hàng ở mức độ cao nhất.

b, Đối tác chiến lược:

- Ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển hoạt động thanh toán điện tử của công ty TNHH công nghệ aset (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)