Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông mạng xã hội của doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG QUA MẠNG xã hội FACEBOOK CHO các sản PHẨM của CÔNG TY TNHH THỜI TRANG LIVEEVIL (Trang 32 - 36)

5. NỘI DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ

1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông mạng xã hội của doanh

bằng bảng hỏi, bảng khảo sát để cho được kết quả cụ thể nhất. Hoặc tích hợp tính năng Xem nhận xét của người khác trên các trang mạng xã hội để khách hàng có thể trực tiếp vào đánh giá, doanh nghiệp cần quan tâm đến từng đánh giá, vì mỗi đánh giá của khách hàng là điều mà doanh nghiệp cần thực hiện, cải thiện hay phát triển để đem đến giá trị tốt hơn cho họ.

1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông mạng xã hội của doanh nghiệp nghiệp

1.2.5.1 Các yếu tố mơi trường bên ngồi a) Các yếu tố vi mơ

• Mơi trường kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và xu hướng mua sắm của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp trong nước sẽ gặp khó khăn trong việc tính tốn đầu tư vào việc marketing cho Công ty. Đặc biệt vào thời điểm các công cụ marketing điện tử phát triển như hiện nay, thì việc hoạch định chiến lược cho từng cơng cụ sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Doanh nghiệp sẽ chưa thể định hướng được đầu tư vào công cụ nào và đầu tư bao nhiêu là hiệu quả.

• Mơi trường văn hố - xã hội

Văn hóa xã hội ở mỗi quốc gia ln có những điểm khác biệt rất lớn. Tại Việt Nam, mặc dù thói quen tiêu dùng theo các phương thức truyền thống vẫn chiếm phần lớn nhưng người dân Việt Nam đang dần có sự chuyển dịch niềm tin vào tìm kiếm thơng tin trực tuyến khi những website TMĐT đang ngày một hoàn thiện hơn. Việt Nam thuộc nhóm nước có dân số trẻ. Người tiêu dùng trẻ rất chịu khó tìm kiếm thơng tin và sản phẩm trên internet nhiều hơn và đặc biệt là trên các mạng xã hội.

• Mơi trường quốc tế về TMĐT

TMĐT phát triển giúp xoá đi ranh giới về mặt quốc gia, xố nhồ khoảng cách quốc tế, thể hiện sự phát triển khơng cịn trong phạm vi một quốc gia mà nhanh chóng

lan toả rộng trên phạm vi tồn cầu. Cộng với đó là việc gia nhập tổ chức kinh tế thế giới - WTO nên việc ứng dụng TMĐT vào trong hoạt động kinh doanh, hoạt động truyền thông là điều tất yếu mà doanh nghiệp cần thực hiện. Bên cạnh lợi ích to lớn mà doanh nghiệp nhận thức được, nó cũng đặt ra nhiều thách thức như tính cạnh tranh, đầu tư chi phí, cơ sở cơng nghệ và yếu tố khác. Để có thể giải quyết tốt vấn đề đó, thì doanh nghiệp cần tự chủ, phân bạch rõ ràng trong những định hướng chiến lược, kế hoạch ngắn và dài hạn trong hoạt động truyền thơng của mình, nhất là cơng cụ truyền thơng mạng xã hội. Đồng thời, biết kết hợp với nguồn lực nội tại của doanh nghiệp, phù hợp với sự biến đổi không ngừng của môi trường truyền thông qua mạng xã hội của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Giúp cho mạng xã hội trở thành kênh truyền thông hiệu quả nhất với chi phí hợp lý.

• Hệ thống chính sách pháp luật TMĐT

Hệ thống pháp luật có một ảnh hưởng khơng nhỏ tới các các hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp, nó khơng chỉ ảnh hưởng đến kỹ thuật công nghệ, bảo mật thơng tin, hệ thống thanh tốn trực tuyến, quan hệ thương mại, mà còn tương tác với hệ thống thơng tin tồn cầu.

Trước khi có sự ra đời của hệ thống luật riêng dành cho TMĐT, một hệ thống luật cơ bản được hoàn thiện cũng đã đặt ra những tiền đề rải rác quy định về truyền tải dữ liệu, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình: luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật kế tốn, luật sở hữu trí tuệ.

Mơi trường pháp lý cho TMĐT liên tục được bổ sung hoàn thiện nhờ một loạt các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn như Luật Giao dịch điện tử ban hành năm 2005; Luật Công nghệ thông tin được ban hành trong năm 2007; Nghị định về TMĐT; Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; Nghị định về Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước; Nghị định về chống thư rác; Nghị định về Quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và cung cấp thông tin điện tử...

ứng dụng TMĐT và công nghệ thơng tin cũng dần hồn thiện với Nghị định 63/2007/NĐ-CP ban hành năm 2007; Nghị định 06/2008/NĐ-CP ban hành năm 2008; Nghị định 28/2009/NĐ-CP ban hành năm 2009... Như vậy, khung pháp lý về TMĐT ở Việt Nam đã được hình thành, nhận được sự quan tâm cao của Chính phủ, được Chính phủ xem xét hàng năm, bổ sung và sửa đổi kịp thời. Điều đó dần tạo sự an tâm cho các doanh nghiệp Việt Nam.

• Cơ sở hạ tầng - công nghệ

Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) đang hiện diện và đóng vai trị quan trọng khơng thể thiếu trong q trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sự phát triển và ứng dụng của Internet đã làm thay đổi mơ hình và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc chuyển dần các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử đã ảnh hưởng đến vị trí, vai trị và cả nhu cầu của các bên hữu quan (khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư…) của doanh nghiệp. Các hoạt động đầu tư CNTT trong doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các mục tiêu của doanh nghiệp như hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược nhằm đạt lợi thế cạnh tranh,…Có nhiều mơ hình đầu tư CNTT trong doanh nghiệp, mỗi mơ hình có cách tiếp cận khác nhau nhưng đều có chung mục đích là giúp doanh nghiệp xác định được lộ trình đầu tư và mối quan hệ giữa các thành phần trong bức tranh tổng thể về ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải chọn cho mình mơ hình đầu tư CNTT cho phù hợp để phát huy hiệu quả các khoản đầu tư, phục vụ cho mục tiêu kinh doanh và phù hợp với năng lực khai thác công nghệ của doanh nghiệp.

b) Các yếu tố mơi trường ngành

Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố tất yếu của thị trường, các doanh nghiệp để có vị thế tốt trong ngành đỏi hỏi phải nâng cao năng lực tranh. Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp kinh doanh cùng nhóm hàng, cùng chung thị trường. Trong thời gian gần đây việc phát triển hoạt động truyền thông mạng xã hội tại nước ta đã được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng, chính vì thế mà tập đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp

càng ngày càng nhiều. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ cách thức truyền thông mạng xã hội của đối thủ cạnh tranh, học hỏi những điểm mạnh và phát hiện những điểm yếu. Từ đó hồn thiện và phát triển hơn nữa hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của mình.

Khách hàng

Khách hàng là yếu tố con người nên khó nắm bắt nhất đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp TMĐT nói riêng. Doanh nghiệp nào hiểu được nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng (hay người tiêu dùng), doanh nghiệp đó có khả năng thành cơng cao hơn. Trong một xã hội mà internet ngày càng được ứng dụng nhiều hơn, gần như đi vào hoạt động từng ngày từng giờ của mỗi người, việc tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của khách hàng dường như trở nên dễ dàng hơn với các doanh nghiệp. Và các thiết bị như di động, máy tính, các phần mềm, ứng dụng chính là các cơng cụ hữu hiệu trợ giúp các doanh nghiệp. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các nhà làm marketing điện tử và các doanh nghiệp ứng dụng marketing điện tử.

1.2.5.2 Các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp a) Định hướng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Marketing TMĐT đã và đang trở thành xu thế mới trong việc truyền thơng quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, tiếp thị sản phẩm, marketing một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn so với marketing truyền thống. Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động Marketing nói chung, do đó sẽ được thực hiện theo hướng đi của phòng Marketing và của doanh nghiệp. Việc phát triển mạng xã hội như một kênh truyền thơng cho sản phẩm mục tiêu, doanh nghiệp, sau đó là các sản phẩm khác giúp định hướng nội dung các bài đăng, các sự kiện trực tuyến,… từ đó có sự thống nhất và nâng cao hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp.

b) Nguồn nhân lực

Nhân tố con người có tầm quan trọng lớn quyết định sự thành bại của tổ chức. Nhất là trong các lĩnh vực có ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh. Để thực hiện hiệu quả các chiến dịch marketing trực tuyến nói chung và hoạt động truyền thông mạng mạng xã hội nói riêng, doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên đủ kỹ

năng chuyên mơn, sự đam mê và sáng tạo, u thích TMĐT. c) Hạ tầng công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin thúc đẩy sự đổi mới trong kinh doanh. Sự đổi mới thể hiện trong các ứng dụng thông minh hơn, lưu trữ dữ liệu được cải thiện, xử lý nhanh hơn và phân phối thông tin rộng hơn. Đổi mới làm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Và đổi mới làm tăng giá trị, nâng cao chất lượng và tăng năng suất.

d) Nguồn lực tài chính

Đối với việc thành lập, duy trì và phát triển của một doanh nghiệp, nguồn vốn, hay nguồn lực tài chính là một yếu tố tiên quyết và cực kỳ quan trọng. Trong nhiều hồn cảnh, yếu tố này có ý nghĩa quyết định đến sự sống cịn của các doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ cũng cần một nguồn tài chính cho đầu tư cơ sở hạ tầng, cho công nghệ, thu hút đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực. Nguồn tài chính được phân bổ hợp lý cho các hoạt động, thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, khẳng định vị thế, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Trong lĩnh vực TMĐT nói chung, các doanh nghiệp cần đầu tư một khoảng khơng nhỏ nguồn tài chính của mình vào việc mua sắm các thiết bị phần cứng như: máy chủ, máy tính cá nhân, các thiết bị mạng, thiết bị kết nối,... Bên cạnh đó là các phần mềm ứng dụng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG QUA MẠNG xã hội FACEBOOK CHO các sản PHẨM của CÔNG TY TNHH THỜI TRANG LIVEEVIL (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)