Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vnlogs (Trang 39 - 43)

4.2 Giải pháp

4.2.1 Đối với nhà nước

4.2.1.1 Tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá; chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền và các lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia trên biển, đồng thời chủ động, tích cực giải quyết, xử lý các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đơng bằng các biện pháp hồ bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; giữ gìn mơi trường hồ bình, ổn định và hợp tác để phát triển. Tăng cường quan hệ với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các nước bạn bè truyền thống, các nước có tiềm lực về biển, các nước có chung lợi ích trên ngun tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Chủ động, tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là các hoạt động hợp tác biển trong khuôn khổ ASEAN; phối hợp với các nước thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), thúc đẩy ký Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế về quản lý, sử dụng, bảo tồn bền vững biển, đại dương; thực hiện nghiêm túc các điều ước, thoả thuận khu vực và quốc tế về biển, đại dương mà Việt Nam đã tham gia; nghiên cứu tham gia các điều ước quốc tế quan trọng về biển, trước mắt ưu tiên các lĩnh vực về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học biển; đẩy mạnh tham gia nghiên cứu khoa học, khảo sát, thăm dò, khai thác tài nguyên tại các vùng biển quốc tế. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế và khu vực để phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng vùng biển, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế biển, bảo vệ mơi trường, phịng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

4.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Hệ thống luật về hàng hải, giao nhận đường biển của nước ta còn chưa đầy đủ, đồng bộ, cần phải hồn thiện thì mới tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động của các doanh nghiệ, cá nhân. Ngoài ra, các văn bản dưới luật cũng đang dần được chỉnh sửa, bổ sung theo hướng hoàn thiện.

Về việc mở rộng ưu đãi thế cho hoạt động dịch vụ vận tải nói chung như dịch vụ giao nhận, nhà nước cũng đã chỉ đạo tổng cục Thuế nghiên cứu, nhưng việc này có được thực hiện hay khơng cịn phải tn theo thơng lệ và luật pháp quốc tế. Đây là yếu tố rất quan trọng để tạo nên dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tốt nhà nước có thể xây dựng thêm các đội tàu

4.2.1.3 Tạo môi trường kinh tế xã hội thuận lợi.

Để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư, chính phủ Việt Nam phải ổn định kinh tế vĩ mơ, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ phải được cân nhắc, điều chỉnh sao cho khơng làm mấ đi nguồn lợi chính đáng của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cũng phải giữ vững được sự ổn định về chính trị, trật tự an tồn xã hội để bảo đảm an tồn về tính mạng, tài sản, bảo đảm những quyền lợi cơ bản cho nhà đầu tư.

4.2.1.4 Cải cách thủ tục hành chính tạo mơi trường pháp lý thơng thống

Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống luật về đầu tư nước ngoài, ban hành các văn bản dưới luật theo hướng mở cửa, hội nhâp, phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt là luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cải cách thủ tục hành chính cho đơn giản, gọn nhẹ.Bên cạnh đó, miễn giảm hơn nữa thuế lợi tức và tiền thuê đất đối với những dự án đầu tư phát triển đội tàu biển, xây dựng cảng biển, mở rộng và hiện đại các kho bãi, phương tiện xếp dỡ, nâng hạ hàng hóa.

4.2.1.5 Nhà nước cần thu hút vốn đầu tư FDI

Để phát triển cơ sở vật chất và áp dụng công nghệ tiên tiến vào dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển cần lượng vốn rất lớn vì vậy nhà nước có thể thu hút vốn đầu tư nước ngồi để có ngân sách để đầu tư vào cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị hiện đại nhất.

4.2.1.6 Liên kết và phát huy vai trị của các hiệp hội có liên quan tới hoạt động giao nhận

Hiện nay ở nước ta, có nhiều hiệp hội liên quan tới hoạt động giao nhậ như: hiệp hội chủ tàu Việt Nam, hiệp hội cảng biển Việt Nam, hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải, hiệp hội bảo hiểm, hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam. Trong thời gian qua, các hiệp hội có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của hội viên trong kinh doanh. Thành viên của hội là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải giao nhận. Các hiệp hội cần thưc hiện các nhiệm vụ sau để phát huy vai trò của hiệp hội trong việc phát triển dịch cụ giao nhận.

Tư vấn cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, cung cấp thông tin về luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền lợi của các hội viên khi gặp tranh chấp quốc tế.

Thiết lập các thủ tục và tiêu chuẩn kinh doanh cho các hội viên, trên cơ sở bảo đảm chất lượng của người kinh doanh các dịch vụ giao nhận

Đại diện lợi ích của các doạnh nghiệp trog quan hệ kinh doanh trong và ngoài nước.

Tham gia ý kiến vào văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động của các doanh nghiệp để đảm bảo tính khả thi của luật.

Nếu thực hiện tốt các nhiệm vụ trên đây sẽ hỗ trợ đắc lực cho nhà nước trong việc ban hành chính sách, văn bản luật liên quan tới hoạt động giao nhận. Đồng thời tăng khả năng gắn kết giữa các thành viên trong hiệp hội. Đặc biệt, các đơn vị trong ngành cần xem xét khả năng sáp nhập và thành lập các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận theo nhóm 3 – 4 đơn vị để đủ sức cạnh tranh với các công ty đa quốc gia. Nếu phát huy tốt vai trò của các hiệp hội sẽ thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics dẫn đến sự phát triển của các hoạt động giao nhận

4.2.1.7 Thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động logistics.

Hạ tầng thông tin là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sử phát triển có hiệu quả của logistics ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy cần phát triển một mạng lưới hạ tầng thông tin phục vụ cho dịch vụ giao nhận . Cơ sở hạ tầng thông tin bao gồm: mạng lưới thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh, hệ thống truyền thông điện tử (EDI), hệ thống Internet . . . Cần thiết lập một hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử giữa các cảng biển với chủ tàu, các cơ quan hải quan, các cảng chính của Việt Nam với các cảng chính trong khu vực, với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận.Qua hệ thống này, các bên sẽ cập nhật nhanh chóng những thơng tin về phương tiện vận chuyển, hàng hóa được vận chuyển tới đó, triển khai các dịch vụ cho hàng hóa cũng như phương tiện vận chuyển như làm thủ tục hải quan, tổ chức xếp dỡ, giao hàng, nhanh chóng giải quyết các phương tiện vận chuyển, hạn chế tối đa các chi phí phát sinh. Hiện nay, ở Singapore đã xây dựng thành cong cổng công nghệ thông tin Portnet, nơi thông tin được quản lý và chia sẻ giữa các hãng tàu, các hãng vận chuyển đường bộ, các nhà giao nhận và ngay cả các cơ quan chính phủ. Đây là một trong những kết quả đưa Singapore trở thành một trong những quốc gia có hệ thống logistics tốt nhất thế giới hiện nay. Việt Nam có thể đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ theo mơ hình hệ thống Portnet của Singapore, nơi khơng chỉ các hãng tàu, các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận mà cả các cơ quan chức năng có thể sử dụng và chia sẻ nguồn thơng tin. Ngồi ra để phát triển hệ thống Internet, chính phủ cần có kế hoạch đẩy mạnh hiện đại hóa truyền thơng, sớm triển khia công nghệ ADSL, nâng cao công suất của băng thông rộng để thông tin được truyền đi một cách nhanh chóng , tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới logistics.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vnlogs (Trang 39 - 43)