Nhóm giải pháp vĩ mô:

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thƣơng vinatrans hà nội (Trang 40 - 42)

7. Kết cấu đề tài

3.3. Các giải pháp phát triển dịch vụgiao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường

3.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô:

Hiệu quả hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào những chính sách vĩ mô của Nhà nước. Nếu nhà nước đưa ra những chính sách thơng thống nhưng chính xác sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp chân chính phát triển, cịn nếu đưa ra những quy định quá cứng nhắc nhưng lại có khe hở chỉ lợi cho những kẻ biết luồn lách qua những khe hở đó để làm giàu bất chính. Hiện nay, các cơ chế, chính sách của chính phủ Việt Nam về Hàng hải, giao nhận vận tải biển tuy đã được hồn thiện hơn nhưng vẫn cịn chưa đồng bộ, thiêu nhất quán, chưa bao quát được, những hoạt động phát sinh trong thực tiễn khiến cho các doanh nghiệp nói riêng gặp khơng ít khó khăn.

1. Hồn thiện hệ thống luật.

Hệ thống luật về hàng hải, giao nhận đường biển của nước ta cịn chưa đầy đủ, đồng bộ, cần phải hồn thiện thì mới tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động của các doanh nghiệ, cá nhân. Ngoài ra, các văn bản dưới luật cũng đang dần được chỉnh sửa, bổ sung theo hướng hoàn thiện.

Về việc mở rộng ưu đãi thế cho hoạt động dịch vụ vận tải nói chung như dịch vụ giao nhận, nhà nước cũng đã chỉ đạo tổng cục Thuế nghiên cứu, nhưng việc này có được thực hiện hay khơng cịn phải tn theo thông lệ và luật pháp quốc tế.

Ngành giao nhận vận tải muốn phát triển cần phải có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại. Mà đất nước ta cịn nghèo, do vậy chỉ có tăng cường thu hút đầu tư nước ngồi thì chúng ta mới lợi dụng được nguồn vốn và công nghệ hiện đại, mới nhanh chóng thay đổi được bộ mặt ngành, đổi kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trước mắt, Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bằng các biện pháp sau:

2.1. Cải cách thủ tục hành chính, tạo mơi trường pháp lý thơng thống

Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống luật về đầu tư nước ngoài, ban hành các văn bản dưới luật theo hướng mở cửa, hội nhâp, phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt là luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cải cách thủ tục hành chính cho đơn giản, gọn nhẹ.

Bên cạnh đó, miễn giảm hơn nữa thuế lợi tức và tiền thuê đất đối với những dự án đầu tư phát triển đội tàu biển, xây dựng cảng biển, mở rộng và hiện đại các kho bãi, phương tiện xếp dỡ, nâng hạ hàng hóa.

2.2. Tạo mơi trường kinh tế xã hội thuận lợi.

Để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư, chính phủ Việt Nam phải ổn định kinh tế vĩ mơ, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ phải được cân nhắc, điều chỉnh sao cho khơng làm mấ đi nguồn lợi chính đáng của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cũng phải giữ vững được sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội để bảo đảm an tồn về tính mạng, tài sản, bảo đảm những quyền lợi cơ bản cho nhà đầu tư.

3. Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước về giá trong giao nhận vận tải.

Đối với vận tải biển hàng xuất nhập khẩu, giá cước chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố quốc tế, cho nên Nhà nước không thể quy định giá, cho dù chỉ là giá tối thiểu, hay giá tối đa. Nhà nước chỉ có thể thay đổi cơ chế quản lý đối với giá cả của dịch vụ hàng hải.

Với những dịch vụ bắt buộc phải thực hiện ở tại Việt Nam (đại lý tàu biển, lai dắt, vệ sinh, kiểm đếm hàng), chỉ thực hiện giá quy định của hiệp định song phương nếu có, cịn lại cần thiết phải quy định giá tối thiểu để tránh việc cạnh tranh hạ giá giữa các doanh nghiệp trong nước làm thiệt hại đến thu nhập của từng doanh nghiệp và thất thu ngân sách.

Các loại dịch vụ không bắt buộc phải thực hiện ở Việt Nam ( cung ứng, sửa chữa) giá cả sẽ do các bên thỏa thuận, vì nếu quy định, sẽ có khả năng là quá thấp làm lợi cho bên nước ngoài, hai là q cao làm cho khách nước ngồi sẽ khơng thực hiện tại Việt Nam và từ đó phía doanh nghiệp Việt Nam sẽ khơng tận dụng được nguồn thu này.

Giá xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu nên quy định giá tối thiểu. các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh bằng giá khơng thấp hơn mức giá thấp nhất đó. Giá xếp dỡ hàng trung chuyển nên để các bên thỏa thuận, nhà nước không quy định. Khi thị trường bất ổn định ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận vận tải, nhà nước phải có chính sách cụ thể như: giảm thuế xuất nhập khẩu để ưu tiên đội tàu biển quốc gia, giảm thuế cước cho doanh nghiệp giao nhận.

4. Thành lập ủy ban quốc gia về tạo thuận lợi cho giao nhận vận tải hàng hóa.

Cơ quan quản lý nhà nước này sẽ đảm bải cho việc phát triển và kinh doanh giao nhận vận tải ở nước ta theo đúng pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, đảm bảo quyền lợi cho chủ hàng cũng như người giao nhận. Uỷ ban này phải có quan hệ với các quốc gia trong khu vực và thế giới về vận tải hàng hóa.

5. Đơn giản hóa và hài hịa các thủ tục chứng từ có liên quan.

Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển vào nền kinh tế thế giới, vì vậy, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải đơn giản hóa các thủ tục hải quan, cải tiến thủ tục quản lý xuất nhập khẩu phù hợp với thông lệ, cơng ước quốc tế góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực giao nhận.

6. Đề cao vai trò của hiệp hội giao nhận Việt Nam VIFAS.

Hiệp hội cần đóng vai trị chủ động tích cực trong việc giúp các hội viên mở mang dịch vụ, nâng cao khả năng hoạt động. với mỗi dịch vụ mới, đòi hỏ dịch vụ khéo léo, tổ chức tinh vi, luật pháp chu đáo, VIFAS phải cố gắng rất nhiều mới đưa được ngành giao nhận nước ta tiến lên nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thƣơng vinatrans hà nội (Trang 40 - 42)