7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3 Kết quả phân tích thực trạng phát triển chính sách xúc tiến thương mại hệ
2.3.4 Thực trạng lựa chọn thông điệp và kênh phân phối
2.3.4.1 Lựa chọn thông điệp truyền thông
Công ty đã sử dụng các thông điệp truyền thông trong các chiến dịch quảng cáo, PR và các chương trình xúc tiến bán như: “Giờ vàng giá shock”, “Đón hè sang – Mang q”, “Tuticare – chăm sóc từ tâm”…Các thơng điệp này nhấn mạnh đến các yếu tổ như giá, quà tặng hay cách thức và thái độ chăm sóc của cơng ty với khách hàng, đối tượng nhận tin.
Tuy nhiên, theo câu 5 của phụ lục, kết quả điều tra sơ cấp 50 khách hàng thì có tới 64 % khách hàng đã từng sử dụng các sản phẩm của công ty không biết đến thơng điệp của cơng ty và chỉ có 36 % khách hàng biết đến thông điệp này. Rõ ràng, mức độ biết đến thông điệp của công ty là thấp.
2.3.4.2 Lựa chọn kênh truyền thông
Hiện nay công ty đã sử dụng kênh truyền thơng đại chúng. Có thể thấy cơng ty sử dụng khá ít các kênh truyền thơng để thực hiện hoạt động truyền thơng cho thương hiệu của mình.
Kênh truyền thơng đại chúng: Kênh này được biểu hiện dưới dạng như: các bài viết được đăng tải trên các tạp chí, báo mạng, rao vặt trên các website của các trang rao vặt, và trên website của công ty. Công ty hiện nay đang tập trung vào kênh truyền thông này do mức độ bao phủ thông tin rộng, tiếp cận được tập khách hàng rộng mà chi phí khơng phải q cao.
Theo kết quả điều tra (câu 3 – phụ lục 3), có 40% người được hỏi biết đến Tuticare qua quảng cáo và internet, các chương trình quảng cáo được đặt trên fanpage công ty. Số người biết đến Tuticare qua các chương trình giá shock chiếm 26%, thơng qua bạn bè, người giới thiệu chiếm 24%, cịn lại là thơng qua chương trình từ thiện, hội chợ do Tuticare tổ chức chiếm 4%.
Có thể thấy hiệu quả cao của việc truyền thông qua kênh đại chúng khi lượng người biết đến Tuticare chiếm tỷ lệ cao nhất, công ty cần phát triển thêm kênh truyền thơng để có người nhận tin có thể được tiếp cận từ nhiều kênh, từ đó tăng độ ghi nhớ, nhận biết thương hiệu.