Nổi bật và hài lòng của khách hàng hội chợ triển lãm

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu NK việt nam (Trang 49)

Có thể nhận biết chiếm tới 35% chiếm phần trăm cao nhất doanh đồng thời Dễ nhận biết và hài lòng cũng chiếm tới 33%. Cũng có thể thấy là doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến truyền thông qua hội chợ. Công ty tham gia hội chợ triển lãm được tổ chức trong và ngồi nước. Đây cũng là hình thức được cơng ty ưu tiên bởi nó khơng mất

q nhiều chi phí mà vẫn đạt được những hiệu quả rất cao. Trong các buổi hội chợ cơng ty giới thiệu thương hiệu của mình đến với các đại lý, khách hàng cá nhân. Làm nổi bật những ưu điểm của mình so với đối thủ sao cho thu hút được khách hàng. Những lần hội chợ diễn ra công ty đều thu về cho mình những khách hàng mới, bởi vậy các hội chợ diễn ra công ty đều tham gia như: Hội chợ Index Dubai , hội chợ quốc tế về Đồ gỗ Nội thất Singapore, triển lãm quốc tế đồ gỗ và nội thất Singapore (2018), Hội chợ về đồ gỗ tại Việt Nam (2013), hội chợ gỗ Expo Việt Nam,….

- Cơng ty cũng đã có các chính sách để phát triển hình ảnh thương hiệu và uy tín doanh nghiệp. Như công ty cũng đã tham gia một số đóng góp trong xóa đói giảm nghèo, ủng hộ người dân tộc, quyên góp miền Trung những đợt lũ lụt.

- Bên cạnh đó cơng ty có tổ chức họp mặt khách hàng ba năm một lần vào dịp tết âm lịch gần đây nhất là vào năm 2017 với tên gọi “ Thành công cùng thương hiệu”. Các cuộc gặp gỡ nhằm giúp cơng ty gắn kết với khách hàng, tìm hiểu thị hiếu nhu cầu của khách hàng,… Hội nghị cịn giúp khách hàng có thiện cảm hơn với cơng ty nhờ các ấn tượng như tôn vinh khách hàng tiêu biểu, các quà tặng tri ân khách hàng, đại lý thân thiết, giúp trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.

2.4 Đánh giá thực trạng truyền thông thương hiệu Công ty Cổ phần xuấtnhập khẩu NK Việt Nam nhập khẩu NK Việt Nam

2.4.1. Thành công hoạt động truyền thông thương hiệu của Công ty

Thương hiệu của Công ty cổ phần NK Việt Nam đã tồn tại và phát triển được hơn 22 năm. Danh tiếng của cơng ty đã được hình thành dần và xây dựng trong cộng đồng các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong ngành đồ gỗ nội thất. Công ty được đánh giá là một thương hiệu mạnh và bền vững và chiếm một thị phần đáng kể trong ngành. Từ kết quả kinh doanh chúng ta cũng có thể thấy Cơng ty trong ba năm gần đây ln duy trì ở mức doanh thu cao và ổn định tăng đều qua từng năm. Kết quả mà công ty đạt được ngày hơm nay một phần đóng góp khơng nhỏ là nhờ vào nỗ lực của truyền thơng thương hiệu.

Cơng ty đã xây dựng cho mình mạng lưới các đại lý rộng khắp cả nước. Nhờ có sự phủ rộng này đã góp phần khơng nhỏ vào việc truyền thơng cho thương hiệu, đưa hình ảnh thương hiệu NK Việt Nam đến gần với khách hàng. Việc vận chuyển và sử dụng xe tải có in logo của thương hiệu cũng giúp hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với khách

hàng.

Các hoạt động quan hệ công chúng của NK Việt Nam cũng đem thương hiệu trở nên gần gũi hơn với thương hiệu. Tham gia cuộc ủng hộ lũ lụt, tham gia các quỹ xóa đói giảm nghèo, tổ chức các buổi hội thảo giao lưu với khách hàng, đại lý tạo nên một hình ảnh thương hiệu đẹp trong mắt cộng đồng. Cùng đó hoạt động bán hàng cá nhân lại rất hiệu quả với các khách hàng là tổ chức. Hoạt động này mang lại thế mạnh không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu NK Việt Nam.

Cơng ty mang đến sự tiếp cận phong phú đến với khách hàng về các loại hình sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Tạo sự tiếp xúc với thương hiệu trên các phương tiện trang tin tức các kênh mà khách hàng có thể tiếp cận. Từ đó khách hàng có thể hồn thiện các sản phẩm, dịch vụ để sao cho phục vụ khách hàng tốt nhất. Số lượng người truy cập vào website của cơng ty ngày càng nhiều góp phần tạo giá trị công ty ngày càng tăng.

Công ty cũng đã xây dựng một môi trường truyền thông thương hiệu nội bộ hiệu quả. Từ việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo nên sự gắn kết cho tồn bộ nhân viên trong công ty. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được nhân viên nắm bắt thơng tin, từ đó tạo nên sự thống nhất trong mọi hoạt động kinh doanh. Giúp cho nhân viên có được yêu nghề, tự hào nghề nghiệp và gắn bó lâu dài với thương hiệu.

Công ty điều phối ngân sách truyền thông khá hiệu quả và ổn định. Lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp với công ty dễ dàng tiếp cận với nhóm khách hàng mục tiêu. Sử dụng các kênh báo chí, thương mại điện tử, facebook,.. để quảng bá thương hiệu có uy tín cao mà chi phí thì vừa phải và phù hợp với cơng ty. Có khả năng tiếp cận cao với khách hàng mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hiện nay công ty vẫn đang nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để tiếp tục thúc đẩy khai thác thế mạnh của mình. Tìm hiểu điểm yếu kém cịn hạn chế trong công ty để từng bước hồn thiện mình tiếp tục đi lên khẳng định được thương hiệu của mình và khẳng định được chỗ đứng trên thị trường sản xuất kinh doanh đồ gỗ nội thất, mỹ nghệ.

2.4.2. Hạn chế hoạt động truyền thông thương hiệu của Công ty

Bên cạnh những thành công đạt được của công ty là những hạn chế còn tồn tại của NK Việt Nam. Có thể kể đến các hạn chế sau đây:

rõ ràng, độc đáo. Thơng điệp truyền thơng cịn mờ nhạt, không thật sự nổi bật so với đối thủ.

Các hoạt động truyền thông thường được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn, số lượng thì lại hạn chế. Khách hàng nhận biết được chủ yếu bởi vì độ lâu năm của công ty trên thị trường vẫn chiếm chủ yếu. Mức độ nhận biết của khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp khi nhận dạng các thành tố thương hiệu còn hạn chế. Độ nhầm lẫn của logo và slogan của công ty lại khá cao. Các công cụ truyền thông công ty đưa ra chưa phong phú, đa dạng.

Các chương trình hội thảo, sự kiện còn chưa thu hút được nhiều khách hàng, đối tượng công chúng thấp. Cho thấy sức thu hút của các chương trình cịn hạn chế chưa có tính hấp dẫn, dẫn đến hiệu quả đạt được không cao. Đây được coi là hoạt động mà doanh nghiệp coi là khơng có tiềm năng nên khơng chú trọng đến.

Các chương trình marketing quảng bá thương hiệu trên fanpage cũng như website cịn thấp và khơng thu hút. Đội ngũ quản trị, nhân viên khơng có sự chủ động đăng tải các bài viết, hình ảnh, video, cũng như đầu tư xây dựng trang phát triển mạnh lên. Mạng xã hội có sức mạnh lan tỏa rất mạnh mẽ tuy nhiên ở cơng ty chỉ là hình thức tham gia, chưa thực sự lan tỏa được ở mảng này, công ty chưa khai thác tối đa các tính năng của các trang mạng xã hội.

Về email marketing thì cơng ty lại cho mỗi nhân viên làm theo form của mình nên chưa có sự đồng bộ của các mẫu chuẩn. Tạo ra sự mất đi tính thẩm mỹ, chuyên nghiệp vì đơi khi thư của nhân viên tạo ra không được đẹp mắt và độc đáo để thu hút khách hàng. Làm cho việc phản hồi lại thư không cao,

2.4.3 Nguyên nhân về hạn chế hoạt động truyền thông thương hiệu của Cơng ty

Cơng ty chưa có phịng ban riêng về quản trị thương hiệu. Vì vậy đồng nghĩa với việc cơng ty thiếu đi nguồn lực có chun mơn về thương hiệu nhất là về phát triển truyền thơng thương hiệu. Để có thể hiểu rõ và phát triển một đúng cách nhân viên cần phải được đào tạo chuyên sâu về marketing, thương hiệu, và các vấn đề chun mơn trong đó.

Trong thị trường hiện tại cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin khiến cho vơ vàn thơng tin đến với nhóm khách hàng mục tiêu. Dẫn đến tình trạng quá tải, dẫn đến khách hàng sẽ có sự chọn lọc giữa các thông tin. Những thông tin không nổi bật dễ gây

nhầm lẫn sẽ khó được khách hàng chú ý. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các thành tố thương hiệu của cơng ty trong tâm trí khách hàng thấp.

Ngân sách cho hoạt động truyền thông của Công ty cổ phần NK Việt Nam cịn ít. Dẫn đến việc công ty phải hạn chế các kế hoạch truyền thơng vì khơng có ngân sách. Kèm theo đó là các vấn đề như:

- Các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán, chương trình khuyến mãi của cơng ty chưa được nhiều khách hàng biết đến.

- Hệ thống nhận diện thương hiệu chưa được truyền thông hiệu quả. Người dùng biết đến thương hiệu vẫn đang còn thấp chưa đạt mức độ như mong muốn.

Khu vực địa lý mặt bằng của công ty chưa được tốt. Văn phịng của cơng ty khơng phải ở trung tâm. Không tập trung mật độ dân số nhiều như ở trung tâm thành phố. Nên được khách hàng biết đến sẽ bị hạn chế đi.

Dù cơng ty có nhiều sản phẩm mới lạ, chất lượng dịch vụ tốt, cách thức làm việc cũng chuyên nghiệp nhưng cơng ty lại chưa thể hiện được tồn bộ cho khách hàng. Chưa tìm ra cách để truyền bá những ưu điểm đó đến với nhiều đối tượng khách hàng.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUÂT VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NK

VIỆT NAM

3.1 Dự báo biến động môi trường và phương hướng hoạt động của Công ty Cổphần xuất nhập khẩu NK Việt Nam trong thời gian tới phần xuất nhập khẩu NK Việt Nam trong thời gian tới

3.1.1 Dự báo biến động môi trường và thị trường

3.1.1.1. Biến động nền kinh tế nói chung

Ngay trong tháng đầu tiên của năm 2018, chúng ta đã mở đầu một năm mới tốt hơn cùng kỳ năm 2017, ấn tượng mạnh mẽ hơn về việc một số chỉ tiêu đạt tốc độ tăng cao”. Đó là đánh giá được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ Mai Tiến Dũng

“Năm 2018, tăng trưởng kinh tế và thương mại của thế giới dự báo cao hơn năm 2017, tạo thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế và xuất khẩu. Ngồi ra, mơi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng cải thiện, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư tư nhân, giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và thương mại”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp mới cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Trong tháng 1/2018, cả nước có 10.839 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 98,3 nghìn tỷ đồng, tăng 20,6% về số doanh nghiệp và tăng 8,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.Hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2018 ước tính đạt 19 tỷ đơ la Mỹ. Dự báo của các chuyên gia khá lạc quan về tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu năm 2018, tạo điều kiện để thúc đẩy gia tăng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, nếu Việt Nam tận dụng được cơ hội của các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết.

Lạm phát tổng thể năm 2018 dự kiến trong miền từ 3,5-4%, cao hơn một chút so với mức 3,5% của năm 2017. Như vậy, áp lực lạm phát vượt mục tiêu đề ra (4%) vẫn có trong trường hợp giá dầu tăng mạnh và lạm phát cơ bản tăng vượt mức 2% trong năm 2018, tuy nhiên, xét trên tổng thể, mục tiêu kiểm soát lạm phát trong mục tiêu là khả thi.

3.1.1.2. Biến động của mơi trường chính trị - pháp luật

Trong khi hướng dẫn xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhấn mạnh mục tiêu tổng quát là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm sốt lạm phát. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế một cách đồng bộ,

toàn diện, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với chú trọng cải thiện nền tảng cho tăng trưởng chất lượng, hiệu quả và sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế…

Chưa kể, những nỗ lực từ phía Chính phủ trong tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy tăng trưởng được thực hiện triệt để và quyết liệt trong năm 2017 cũng sẽ phát huy hiệu quả trong năm 2018. Kinh tế Việt Nam 2018 vì thế sẽ chuyển biến tích cực hơn. Năm 2018 tiếp tục là năm giảm chi phí cho doanh nghiệp, phấn đấu ngay từ quý I, rà soát để giảm lãi suất cho vay, giảm các loại phí, trong đó có cước phí vận tải, phí logistics.

Coi xây dựng, hồn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải thiện mơi trường kinh doanh là ưu tiên hàng đầu trong năm 2018 và các năm tiếp theo, Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành quyết liệt hơn nữa trong cải cách hành chính, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, chuyên nghiệp, chất lượng cao theo tinh thần Chính phủ liêm chính, kiến tạo và phục vụ, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.

3.1.1.3. Biến động của thị trường đồ gỗ

Ngành nội thất gỗ Việt Nam hiện vận hành theo 2 mơ hình chính. Một là các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng. Hai là những công ty gia công nội thất đơn thuần. Trong đó, phần lớn vẫn đang hoạt động với quy mô nhỏ, chủ yếu làm gia công lợi nhuận thấp. Tại Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 5% doanh nghiệp dùng gỗ công nghiệp trong sản xuất nội thất. Nhưng xu hướng dùng gỗ nhân tạo lại đang được các nước lân cận như Thái Lan hay Malaysia ứng dụng để đưa hàng vào Mỹ và châu Âu, tạo ra tỉ suất sinh lời cao

Theo khảo sát của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest), bình quân mỗi hộ gia đình ở Việt Nam cần mua sắm đồ gỗ với khoảng 6 triệu đồng/hộ/năm. Nhu cầu đồ gỗ cho các khách sạn, văn phịng cho th và các khu đơ thị mới cũng có xu hướng tăng nhanh…Tuy nhiên, với thị trường nội địa đầy tiềm năng này, gỗ tại nội địa chưa đáp ứng nhu cầu nên lượng nhập khẩu còn rất lớn

Khó khăn lớn nhất hiện nay cho ngành gỗ chúng ta khá phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu gỗ để gia cơng. Chúng ta cũng đang dạng hố nguồn ngun liệu thông qua việc nhập khẩu gỗ từ Bắc Mỹ, Châu Âu với nhiều loại gỗ như sồi, tần bì, anh đào… Đây

là nguồn gỗ vô cùng dồi dào, chất lượng đảm bảo, giá vừa phải. Ngoài ra, ở những nước này họ quản lý rừng rất tốt nên không sợ tiêu thụ và khai thác gỗ bất hợp pháp và không sợ rào cản về nguồn gốc gỗ các nước châu Âu và Mỹ.

Theo các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh nghiệp tại thị trường nội, điểm yếu nhất của hàng nội thất Việt là thương hiệu, chưa nhiều người tiêu dùng biết đến cho dù chất lượng sản phẩm khá tốt. Thực tế, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khi quay trở về nội địa đã cơ cấu lại, đầu tư khâu thiết kế, phát triển sản phẩm riêng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước nhưng lại gặp khó khăn trong vấn đề phân phối, tiếp thị bán lẻ. Lãnh đạo một tập đoàn đồ gỗ thuộc loại lớn nhất nước đã cho biết, doanh số khai thác thị trường nội địa (chiếm trên 30% tổng doanh thu) của công ty vẫn chủ yếu từ các cơng trình, dự án, cịn bán lẻ vẫn chưa là thế mạnh. Khó khăn trong đầu tư mẫu mã, xây dựng thương hiệu, chi phí mặt bằng đắt đỏ là những trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp khi tham gia phân khúc bán lẻ sản phẩm.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu NK việt nam (Trang 49)