Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu NK việt nam (Trang 27 - 37)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông thương hiệu của Công ty

2.2.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

 Mục tiêu kinh doanh của công ty

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài cần có các chiến lược dài hạn và ngắn hạn. Mục tiêu khi doanh nghiệp đặt ra là những kết quả mà doanh nghiệp luôn cố gắng mong muốn sẽ đạt được trong khoảng thời gian đặt ra. Những mục tiêu thường thường trong một công ty là những vấn đề được đề cập là mức lợi nhuận, sự tăng trưởng, vị thế doanh nghiệp, những mục tiêu đưa ra cần đạt được quan trọng nhất cuối cùng vẫn đạt được doanh thu cao nhất. Ở từng thời kỳ thì cơng ty thường sẽ đưa ra những mục tiêu khác nhau có những mục tiêu ưu tiên, mục tiêu quan trọng từng thời kỳ, tùy từng mức độ dài ngắn về thời gian, vào từng điều kiện, hoàn cảnh từng giai đoạn. Ở mỗi cơng ty sẽ có một mục tiêu khác nhau, đây sẽ là kim chỉ nam cho các hoạt động, nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện tất cả cùng nhắm đến mục đích chung nhất của doanh nghiệp. Khi có mục đích thì sẽ có được sự nhất quáng và thống nhất trong hành động và hoạt động truyền thơng cũng thế. Trên cơ sở đó các mục tiêu kinh doanh, mục tiêu marketing, truyền thông,.. các mục tiêu được xác định phù hợp và các mục tiêu đều

có sự phối hợp và giúp đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.  Nguồn lực của công ty:

Là là nhân tố có tính chủ quan trong doanh nghiệp và doanh nghiệp thường sẽ thể kiểm sốt nhưng cũng khơng thể hồn tồn kiểm soát hết được. Là nguồn lực mà doanh nghiệp khai thác kinh doanh và mang lại nguồn doanh thu. Nguồn lựa của doanh nghiệp khơng phải là sự bất biến mà nó có thể phát triển mạnh mẽ cũng có thể yếu đi và cũng có thể thay đổi tồn bộ hay chỉ một bộ phận. Dù thế yếu tố này của doanh nghiệp thường sẽ tiến triển với tốc độ chậm hơn so với mơi trường kinh doanh. Ngồi ra nguồn lực của công ty thường bị hạn chế khi mơi trường kinh doanh có sự thay đổi.

Ngồi ra việc phân tích tiềm lực này để đạt được mục đích là phát triển một tổ chức lớn mạnh. Các công tác nhằm phát triển tiềm lực giúp cơng ty có thể nắm bắt cơ hội mới và thích ứng với sự biến động của mơi trường bên ngoài đảm bảo được thế lực vững chắc và phát triển trong kinh doanh. Dưới đây là các yếu tố tiềm lực mà một doanh nghiệp thường phân tích:

Tài chính của doanh nghiệp: Tài chính của cơng ty tác động đến mức độ uy tín của cơng ty. Tới năng lực chủ động trong sản xuất và kinh doanh. Tới mức nhanh chóng trong tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh của cơng ty. Chính vì vậy mà tài chính doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Con người doanh nghiệp: Tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình hoạt động của donah nghiệp. Trong việc đào tọa và quản lý con người cần phải tuân thủ chuẩn nguyên tắc chung đúng việc, lợi ích,.. Sao cho hoạt động được hiệu quả nhất về thời gian, nội dung và có thể phát huy được tính sáng tạo, độc lập của nhân viên. Như vậy mới góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ máy quản trị doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp lại là một bộ máy quản lý khác nhau với mối quan hệ chặt chẽ sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp hướng tới mục tiêu chung

Khả năng kiểm soát, độ tin cậy, nguồn cung cấp hàng hóa và dựu trữ của doanh nghiệp: Đây là yếu tố đầu vào tác động vào chiến lược doanh nghiệp cũng như khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực sản xuất và công nghiệp. Cần phải chú trọng đến quá trình quản trị chất lượng.

quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nguồn sức mạnh kinh doanh giúp sinh lời của tài sản. Nếu doanh nghiệp có cơng nghệ sản xuất tiên tiến sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi giúp con đường kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi hơn.

Tiềm lực vơ hình của doanh nghiệp: Đây là một loại tiềm lực mà chúng ta khơng thể thương hiệu hóa thương hiệu đó ngay lập tức mà cần phải lượng hóa nó ra bằng cách thơng qua các tham số trung gian. Nó có khả năng tạo sức mạnh vơ hình cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại. Tiềm lực này giúp cho có thể tác động đến khả năng mua hàng của người tiêu dùng. Các yếu tố này bao gồm: uy tín doanh nghiệp, mức độ phổ biến của hàng hóa, hình ảnh, chất lượng uy tín và các mối quan hệ.

Những nhân bên trong của một công ty sẽ bị ảnh hưởng nhất định đến truyền thơng và cịn được phản ánh rõ hơn trong quá trình doanh nghiệp thực hiện các dự án truyền thơng và các chương trình.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NK VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu NK Việt Nam

2.1.1 Giới thiệt về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu NK Việt Nam

2.1.1.1 Sơ lược hình thành và phát triển

- Tên doanh nghiệp: CƠNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NK VIỆT NAM - Tên giao dịch quốc tế: NK VIET NAM IMPORT AND EXPORT JOINT STOCK COMPANY

- Trụ sở văn phòng: Số 511 DN2, CT3, phường Vạn Khê, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam - Điện thoại liên hệ: 04 902200035

- Fax: 04 902200035 - Website: http://gwc.vn/ - Mã số thuế : 0106314084

- Ngày cấp giấy phép: 23/09/2013

NK Việt Nam là tiền thân của Xưởng sản xuất Gỗ Vina với trụ sở chính tại làng nghề truyền thống làng nghề - xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Cơ sở Sản xuất Gỗ Việt Nam được thành lập năm 1996 với 20 người quy mô trong các cơ sở sản xuất, chủ yếu là chế biến các sản phẩm gỗ và sản phẩm tre cho thị trường nội địa.

Năm 2013, Các cơ sở Sản xuất Gỗ Việt Nam đã chuyển đổi thành Công ty CP xuất nhập khẩu NK Việt Nam với hơn 50 nhân viên, mở rộng cơ sở sản xuất và mở rộng thêm

các sản phẩm về gỗ. Với thái độ làm việc chăm chỉ và kinh nghiệm lâu năm, công ty đã đạt được thành cơng lớn và ổn định vị trí trên thị trường.

Nk Việt Nam là một trong những cơng ty có uy tín về các sản phẩm gỗ và tre ở Việt Nam. Đối với kinh nghiệm lâu dài và sản xuất trực tiếp, công ty luôn việc chăm chỉ để mang lại cho khách hàng chất lượng rất tốt của sản phẩm với giá cả cạnh tranh. Sản phẩm của công ty được đánh giá là sự lựa chọn đầu tiên cho nhiều khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng như thái độ phục vụ. Khơng chỉ là nhà cung cấp uy tín tại Việt Nam mà cịn có mối quan hệ tốt với nhiều quốc gia trên thế giới và đã cung cấp sản phẩm cho hơn 10 quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Australia, Canada.

2.1.1.2 Lĩnh vực hoạt động và mục tiêu kinh doanh của Công ty

Công ty hoạt đông trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Công ty sản xuất, mua và bán các thiết bị liên quan đến sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ trong và ngồi nước

Các sản phẩm chính của doanh nghiệp gồm:

- Gạch: gạch ngói 6 Lát, wpc sàn gạch interlocking, water deck, …

- Ghế và bàn: ghế Folding Camping, bàn ghép gỗ, bộ bàn mây nhựa, ghế xếp

bằng gỗ, hạt gỗ trên bề mặt chống trượt, gạch lát sàn phẳng, ghế thang dỡ, ghế cho trẻ em, ghế xếp bằng gỗ Acacia,…

- Ván: ván ép Bao bì, Ván ép phim, Ván ép thương mại, Ván ép nội thất, Ván ép

xây dựng,…

- Và rất nhiều sản phẩm phụ khác: Tăm và tre, bao bì đóng gói, keo thương mại, khung cửa bằng gỗ keo,....

Mục tiêu trở thành một trong những công ty sản xuất đồ nội thất hàng đầu Việt Nam. Luôn mang đến sản phẩm chất lượng uy tín, lan rộng ra tồn thế giới.

- Mục tiêu marketing của Công ty: Mở rộng thị trường khắp thế giới và thị trường trong nước.

- Mục tiêu quản trị thương hiệu: Xây dựng và phát triển thương hiệu đáp ứng tốt với các nhu cầu của khách hàng.

2.1.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu NK Việt Nam

Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ty cổ phần xuất nhập khẩu NK Việt Nam từ năm 2015 – 2017

Đơn vị: 1000 VND

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Doanh thu bán hàng 97,756,754 101,888,290 103,725,627 Giá vốn hàng bán 67,122,284 67,122,284 65,264,906 Lợi nhuận gộp 36,952,914 34,214,792 37,885,248 Lợi nhuận tài chính 2,702,492 3,272,305 3,568,543

Lợi nhuận khác 21,803,170 50,454 -22,047

Tổng lợi nhuận trước thuế

50,633,293 28,301,587 30,605,622 Lợi nhuận sau thuế 21,723,283 22,642,178 24,497,056

Nhận xét:

Thông qua bảng kết quả trên, ta thấy tình hình kinh doanh của cơng ty tương đối ổn định và khả quan trong những năm qua của Công ty. Doanh thu hằng năm tăng và khơng có xu hướng tăng cao qua các năm. Doanh thu năm 2016 tăng 4,23% so với năm 2015 và doanh thu năm 2017 tăng 1,8% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng đều qua các năm cho thấy cơng ty duy trì ổn đinh được tình hình kinh doanh. Nhưng mức tăng trưởng doanh thu khá chậm và khơng có sự tăng cao. Cơng ty đang có xu hướng chững lại. Cần thay đổi các chiến lược kinh doanh để cơng ty phát triển nhanh. Và có thể mở rộng thị trường.

2.1.2 Giới thiệu về thương hiệu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu NK Việt Nam

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu NK Việt Nam ra đời từ năm 1996 trải qua hơn 22 năm phấn đấu phát triển cho đến nay công ty nhận được sự tin tưởng từ các đại lý tổ chứ, cá nhân và cộng đồng xã hội nhờ chất lượng sản phẩm sự uy tín mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng. Sau nhiều năm hoạt động cơng ty đặt ra cho mình mục tiêu hướng tới trở thành thương hiệu đồ gỗ hàng đầu Việt Nam, dẫn đầu trong ngành sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu đồ gỗ nội thất, mỹ nghệ. Là doanh nghiệp mang đến cho khách hàng những giá trị đích thực và khác biệt của sản phẩm.

- Tên thương hiệu: NK Việt Nam

- Tên giao dịch quốc tế: NK VIET NAM IMPORT AND EXPORT JOINT STOCK COMPANY

- Logo thương hiệu:

Logo thương hiệu với hai tông màu chủ đạo là trắng và đỏ gồm cả tên thương hiệu “NK Việt Nam” với thiết kế thể hiện sự gắn kết của chữ N và K giống như thể hiện cho sản phẩm chủ đạo của công ty là sàn gỗ gắn kết lại với nhau tạo thành hình ảnh thương hiệu của Việt Nam. Hình khối là hình chữ nhật, vng góc cạnh như những tấm gỗ vuông vắn và bền vững vừa thể hiện được sản phẩm lại thể hiện được cả phong cách của doanh nghiệp muốn hướng tới sự đơn giản tinh tế mà chất lượng.

- Khẩu hiệu: Bring the true values (Mang giá trị đích thực)

Khẩu hiệu: “Mang giá trị đích thực” như một lời khẳng định chắc chắn sản phẩm của công ty đảm bảo chất lượng như bạn mong đợi. Khẩu hiệu này khá phù hợp với mục đích mà cơng ty hướng tới là chất lượng sản phẩm.

- Ngoài ra hệ thống nhận diện thương hiệu cũng được đồng bộ trên website (card visit, thẻ nhân viên...)Tuy nhiên hệ thống nhận diện vẫn cịn hạn chế chưa triển khai tồn bộ hệ thống tại văn phòng, nhà xưởng, các giấy tờ liên quan của công ty và đồng phục nhân viên,….

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông thương hiệu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu NK Việt Nam

2.2.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

- Nhân tố kinh tế:

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hồi phục mạnh mẽ. Nhờ các hoạt động tiêu dùng cá nhân tăng, sự phát triển về đầu tư toàn cầu, giá dầu thế giới hồi phục mạnh… Sau một thập niên của cuộc khủng hoảng tài chính làm rung động cả thế giới. Thì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên tồn cầu đã có đà phục hồi, kinh tế thế

giới đang khởi sắc nhanh chóng và phát triển hơn nữa. Ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam đang trên con đường phát triển rất mạnh mẽ với tốc độ nhanh chóng những năm gần đây. Trở thành một trong 4 quốc gia xuất khẩu mặt hàng về đồ gỗ lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Năm 2017 sản phẩm gỗ Việt Nam đạt 7,66 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm ngoái. Nền kinh tế của Việt Nam cũng phát triển nhanh và khởi sắc lên nhanh chóng. Người tiêu dùng có điều kiện và nhu cầu mua sản phẩm để phục vụ nhu cầu và thẩm mỹ của mình. Nền kinh tế phát triển tạo điều kiện cho các hoạt động truyền thông thương hiệu phát triển thị trường và thu hút khách hàng mua sản phẩm.

- Nhân tố văn hóa

Văn hóa ln được coi là một nhân tố đặc biệt trong mọi hoạt động. Nó bao trùm lên tất cả các phương diện của các hoạt động xã hội, ảnh hưởng đặc biết sâu sắc đến nền kinh tế. Có thể hiểu đơn giản văn hóa có thể được hiểu là ứng xử, giá trị và là chuẩn mực trong xã hội. Đối với ngành sản xuất đồ gỗ yếu tố văn hóa lại càng trở nên quan trọng hơn. Là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á nên Việt Nam. Dù ngày nay các công cụ và thiết bị hiện đại nhưng những thiết kế cổ truyền vẫn được người Việt Nam ưa chuộng và được yêu thích bởi phù hợp với văn hóa và sở thích của người dân. Trải qua mấy chục năm, nền văn hóa thẩm mỹ về sản phẩm về gỗ đã có nhiều phát triển vượt bậc. Kết hợp với sự học hỏi đa dạng từ sự phát triển của các nước thế giới. Sự cập nhập hội nhập và phát triển từng ngày. Các nước phương Tây du nhập vào Việt Nam tác động không nhỏ vào văn hóa và thị hiếu tiêu dùng của chúng ta. Vì vậy các sản phẩm ngày càng đa dạng kết hợp cả phương Tây và phương Đông. Để sản phẩm có thể đa dạng và phù hợp với thị hiếu hiện nay, các sản phẩm nghệ thuật luôn thay đổi sao cho sản phẩm trở nên độc đáo thu hút được khách hàng nhưng vẫn phải phù hợp với thị hiếu và nền văn hóa của từng khu vực.

Người tiêu dùng khu vực miền Bắc thường ưa sử dụng đồ gỗ cao cấp, , kiểu truyền thống, các sản phẩm gỗ được chế biến từ gỗ tự nhiên, có giá trị cao và hoa văn cầu kỳ. Còn người miền Nam lại ưu tiên lựa chọn các đồ nội thất thiết kế hiện đại, có kiểu dáng đơn giản, tiện lợi và dễ sử dụng, vật liệu thay thế gỗ như nhơm, kính, sắt, thép,.... Nhóm người có thu nhập tương đối cao thì sẽ rất ưa thích sử dụng đồ mộc truyền thống, thẩm mỹ và có giá trị cao, kể cả các giá trị từ văn hóa và giá trị vật chất.Ngược lại nhóm có thu nhập thấp chủ yếu sử dụng các đồ nội thất được chế tạo

trong nước, các sản phẩm nội thất từ vật liệu thay thế , từ các loại ván, gỗ nhân tạo,.. loại này thường có kiểu dáng đẹp bắt mắt hơn là các sản phẩm đồ gỗ truyền thống mặc dù thực chất các loại sản phẩm này có chất lượng khơng cao.

- Nhân tố chính trị - pháp luật

Sự bình ổn về chính trị ln là lợi thế đối với doanh nghiệp. Mở cửa và hội nhập quốc tế, là một yếu tố thúc đẩy thương mại và gia tăng xuất khẩu . Nước ta ngoại giao

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển hoạt động truyền thông thương hiệu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu NK việt nam (Trang 27 - 37)