6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Ðảng ta ln chú trọng chiến lược phát triển con người nói chung; phát triển nguồn nhân lực nói riêng.
Nhận thức rõ được vai trò của nguồn nhân lực trong nền kinh tế hội nhập, tại đại hội đại biểu lần thứ VIII Đảng đã đề ra quan điểm: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" và "nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa".
Trong đại hội lần thứ IX , Đảng cũng nêu rõ “đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đồng thời khẳng định phương hướng: “Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý; triển khai thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở; ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến, hiện đại; từng bước phát triển kinh tế tri thức”
Tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, tư tưởng chỉ đạo về phát triển nhân tài của Đảng ta được khẳng định: “Xúc tiến xây dựng một số trường đại học của Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế, đào tạo nhân tài cho đất nước”. “Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng cơng trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và cơng nhân kỹ thuật có tay nghề cao... Thu hút chuyên gia, đặc biệt là chuyên gia giỏi người Việt Nam định cư ở nước ngồi tham gia giảng dạy, phát triển khoa học và cơng nghệ ở Việt Nam”. “Thực sự tơn vinh các doanh nhân có tài và thành đạt, đóng góp nhiều cho xã hội”.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đưa ra chủ trương mới về sự phát triển, nhấn mạnh nhân tố con người, coi trọng phát triển bền vững, hài hịa, chủ trương thay đổi mơ hình tăng trưởng Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn (2011-2020), Đảng ta đã chỉ rõ: “Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn”.
Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI có ghi: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, cơng nghệ, văn hóa đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề”. “Phát huy và sử dụng có hiệu
quả nhất nguồn tri thức của con người Việt Nam và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại. Xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020”.
Mới đây nhất, Đại hội lần thứ XII Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh”. Như vậy, vấn đề con người và phát huy nhân tố con người ở Đại hội XII được tiếp cận một cách toàn diện và hệ thống hơn. Con người được nhìn nhận trên cả hai phương diện cá nhân và cộng đồng, đồng thời thể hiện rõ những điều kiện về vật chất và tinh thần đảm bảo cho con người phát triển toàn diện hơn
Như vậy có thể nói rằng Đảng và Nhà nước ta ln coi trọng và phát triển nhân tố con người trong suốt quá trình đổi mới đất nước. Nhờ vậy mà sau hơn 30 năm đổi mới nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Hiện nay trong thời kỳ kinh tế ngày càng phát triển, Đảng và nhà nước phải tiếp tục phát huy nhân tố con người một cách hợp lý, hiệu quả để xây dựng một đất nước ngày càng lớn mạnh và có vị thế trên trường quốc tế.