CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.1 Dự báo xu hướng phát triển dịch vụ hỗ trợ vận chuyển hàng hoá quốc tế tạ
Cảng của cơng ty quản lý cảng Cái Lân
Có thể nói khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì sự chun mơn hóa ngày càng cao. Chun mơn hóa trong sản xuất giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, tận dụng lợi thế so sánh của từng quốc gia. Và ngành giao nhận hàng hóa cũng nằm trong xu hướng đó và cao hơn nữa đó chính là sự phát triển của dịch vụ logistics, trong đó giao nhận hàng hóa là một trong những chuỗi cung cấp dịch vụ của nó. Theo luật Thương mại VN, logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hay nhiều công việc bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác,tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì,ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Từ năm 2005 đến nay, chúng ta đã bổ sung, sửa đổi và ban hành Bộ Luật hàng hải VN, Luật Thương mại, Luật Hải quan, Luật hàng không dân dụng VN (2005), Luật giao thông đường bộ sửa đổi 2008, Luật cạnh tranh…Sau khi gia nhập WTO theo cam kết, VN phải mở cửa hoàn toàn dịch vụ logistics vào năm 2013.Theo dự báo trong tương lai không xa,dịch vụ giao nhận kho vận sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại VN, đóng góp tới 15% GDP của cả nước.
Bảng 2.1: Dự báo Giá trị sản lượng của ngành giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế VN đến năm 2020 Năm 2010 2015 2020 Giá trị sản lượng ( tỷ USD) 4,59 7,40 11,92 (Nguồn: www.vla.info.com )
Đặc biệt trong 10 năm tới khi kim ngạch XNK của VN có thể đạt tới mức 200 tỷ $/năm, thì nhu cầu sử dụng logistics ngày càng lớn. Hơn nữa, trong những năm gần đây có sự thay đổi trong quan điểm xuất FOB, nhập CIF, CIP của các doanh nghiệp XNK VN.Thay vì trước đây, các nhà nhập khẩu VN chủ yếu mua hàng theo điều kiện CIF, CIP nghĩa là người bán quyết định người chuyên chở, thì nay các doanh nghiệp
nhập khẩu VN đang chuyển sang hình thức mua FOB.Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp logistics VN khai thác.
Bảng 2.2 Chỉ tiêu phát triển giao nhận vận tải của VN đến năm 2015
Chỉ tiêu Khối lượng (triệu tấn )
Khối lượng hàng hóa (KLHH) giao nhận 370
KLHH giao nhận bằng đường sắt 18,5
KLHH giao nhận bằng đường bộ 240
KLHH giao nhận bằng đường sông 70
KLHH giao nhận bằng đường biển 37
KLHH giao nhận bằng đường hàng không 4,5
(Nguồn: www.vla.info.com )
Những năm gần đây, vận tải biển VN đang có những bước phát triển đáng kể. Hiện 90% hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển.Đặc biệt lĩnh vực vận chuyển container luôn đạt tốc độ tăng trưởng hai con số. Dự báo năm 2010 hàng container qua cảng VN sẽ đạt 3,6 – 4,2 triệu TEU.Con số này đến năm 2020 có thể lên đến 7,7 triệu TEU.Tổng khối lượng hàng hóa qua cảng biển VN hiện nay vào khoảng 140 triệu tấn / năm, tốc độ tăng trưởng hàng năm trong vịng 10 năm tới theo dự đốn là 20 – 25 %. Việc dịch chuyển cơ sở sản xuất của nhiều doanh nghiệp nước ngoài từ nơi khác đến VN đã tạo ra cơ hội rất lớn trong việc xây dựng một mạng lưới giao nhận kho vận hoạt động hiệu quả và cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp tự hồn thiện mình để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, hiện nay ngành dịch vụ cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận chuyển VN chưa thực sự được tận dụng khai thác. Theo bảng xếp hạng của Ngân hàng thế giới về chỉ số hiệu quả hoạt động dịch vụ cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, VN đứng thứ 53 trên toàn thế giới và đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN.Nguồn lợi dịch vụ cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận chuyển đang chảy vào túi các doanh nghiệp nước ngoài với quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại…Các doanh nghiệp vận tải, dịch vụ cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận chuyển VN chỉ mới dừng lại ở một trong rất nhiều chuỗi dịch vụ logistics mà phổ biến là hình thức giao nhận, cho thuê kho bãi và vận chuyển nội địa. Các doanh nghiệp VN mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường của logistics trong nước.Cụ thể, dịch vụ quan trọng nhất là vận tải biển các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng
chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa XNK. Giá cả dịch vụ cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận chuyển tại VN so với một số nước trong khu vực là tương đối rẻ song chất lượng dịch vụ chưa cao và chưa bền vững. Chi phí của dịch vụ cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận chuyển VN hiện nay chiếm đến 25% GDP, chứng tỏ dịch vụ này chưa phát triển, trong khi chi phí này ở Mỹ là 9,5%GDP, Nhật là 11%, Hàn Quốc 16%, Trung Quốc 21,6%. Điều này đòi hỏi sự định hướng và hỗ trợ từ phía Nhà nước, các Bộ, ngành, Hiệp hội liên quan (Hiệp hội giao nhận kho vận VN) đối với các doanh nghiệp logistics.