6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Qua thời gian thực tập tại công ty, mặc dù đã có sự đầu tư nghiên cứu đề tài này nhưng trong thời gian tương đối ngắn với vốn kiến thức cịn hạn hẹp, bài khóa luận chưa thể thực sự làm rõ được tất cả các vấn đề liên quan đến pháp luật về xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người viết nhận thấy cịn có một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, vấn đề về thủ tục xử lý vi phạm kỷ luật lao động:
Pháp luật lao động nước ta đã quy định cụ thể về trình tự thủ tục xử lý vi phạm kỷ luật lao động, tuy nhiên theo những phân tích ở trên thủ tục xử lý vi phạm kỷ luật lao động còn một số bất cập như: vấn đề thời hiệu xử lý kỷ luật lao động cần được tính từ thời điểm nào để đảm bảo công bằng cho NSDLĐ nhưng cũng đảm bảo quyền lợi của NLĐ khơng bị xâm phạm?; trình tự thủ tục xử lý vi phạm kỷ luật lao động cần mở rộng thẩm quyền cho những ai đối với những trường hợp vi phạm không nghiêm trọng cần áp dụng hình thức khiển trách; việc khiển trách có nên quy định cụ thể hơn là khiển trách bằng lời nói và khiển trách bằng văn bản, sự cần thiết phải tổ chức cuộc họp với hình thức khiển trách nhằm tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp?; hay có nên sa thải ngay NLĐ mà không cần qua phiên họp xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng như phạm các tội liên quan đến hình sự khi đã có kết luận của cơ quan điều tra?; vấn đề thừa nhận tư cách của ban đại diện tập thể người lao động tại những doanh nghiệp chưa có tổ chức cơng đồn.
Thứ hai, vấn đề về áp dụng hình thức kỷ luật sa thải:
Sa thải là hình thức xử lý vi phạm kỷ luật lao động cao nhất áp dụng đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, tuy nhiên BLLĐ 2012 lại chưa có những quy định cụ thể về mức độ thiệt hại như thế nào là nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, cũng như chưa dẫn chiếu cụ thể các quy định có liên quan trong các văn bản pháp luật khác như Bộ luật Hình sự, Luật Sở hữu trí tuệ,... do đó trong nhiều trường hợp, quyền lợi của NLĐ bị xâm hại. Bên cạnh đó, vấn đề về tái phạm theo quy định của pháp luật hiện hành còn gây nhầm lẫn và cứng nhắc, do đó vấn đề này cần được phân tích cụ thể hơn nữa; vấn đề sa thải khi nghỉ việc khơng có lý do chính đáng theo quy định hiện hành được xem là không công bằng cho NSDLĐ và cần được đánh giá, xem xét kỹ lưỡng hơn nữa.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang có bước chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, tác phong làm việc công nghiệp với năng suất và hiệu quả cao đang dần được hình thành, trình độ tay nghề của người lao động đang được cải thiện rõ rệt, ý thức chấp hành pháp luật lao động của các bên trong quan hệ lao động đang từng bước được nâng cao, đặc biệt là ý thức chấp hành kỷ luật của người lao động. Sự nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động đã góp phần tích cực cho việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong lao động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư nước ngồi, qua đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng một cách ổn định, bền vững. Xử lý vi phạm kỷ luật lao động với vai trò là cơ sở để đảm bảo việc thực hiện đúng các quy định của nội quy lao động, tăng năng suất lao động và ý thức chấp hành kỷ luật của người lao động là một vấn đề không thể thiếu trong quan hệ lao động. Song trên thực tế, pháp luật Việt Nam hiện nay về xử lý vi phạm kỷ luật lao động còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế thị trường, dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp, lợi ích hợp pháp của người lao động thường xun bị xâm phạm. Chính vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung hồn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm kỷ luật lao động, là điều rất cần thiết để khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại.
DANH MỤC TẠI LIỆU THAM KHẢO
Các văn bản quy phạm pháp luật:
1. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH: Hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động;
2. Chính phủ, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động;
3. Chính phủ, Nghị định số 46/2013/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động;
4. Chính phủ, Nghị định số 44/2013/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động;
5. Quốc hội, Bộ Luật Lao động 2012; 6. Quốc hội, Bộ Luật Dân sự 2015; 7. Quốc hội, Luật Việc làm 2013.
Tài liệu tham khảo khác:
1. Công ty TNHH Phần mềm FPT (2016), Bộ quy tắc ứng xử lao động. 2. Công ty TNHH Phần mềm FPT (2016), Nội quy lao động.
3. Đỗ Ngân Bình (2015), “Kỷ luật lao động – một số bất cập và hướng hoàn
thiện”, Tạp chí Luật học số 11/2015, trang 10.
4. Đỗ Thị Dung (2014), “Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.
5. Đỗ Thị Dung (2014), “Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng
lao động ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.
6. Hoàng Thị Anh Vân (2014), “Kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam hiện
nay và phương hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà
Nội.
7. Hoàng Thị Huyền (2016) ,“Kỷ luật lao động và trách nhiệm kỷ luật lao động
trong pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Phạm Thị Hồng Đào (2016), “Một số vướng mắc bất cập về xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động”, Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, truy cập ngày 11
tháng 04 năm 2016.
9. Phùng Văn Trường (2016), “Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp
luật lao động Việt Nam hiện hành”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà
Nội.
10. Từ điển Bách Khoa, tập 2 (2002), NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
11. Trần Thuý Lâm (2006), “Khái niệm và bản chất pháp lí của kỷ luật lao động”, Tạp chí Luật học số 9/2006, trang 26.
12. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2015), “Giáo trình Luật Lao động”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
13. Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), “Giáo trình Luật Lao động Việt Nam”, NXB Công an Nhân dân.
14. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2014), “Giáo trình Luật Lao
PHỤ LỤC Phụ lục 1
Bảng 1: Tổng hợp tình hình xử lý vi phạm kỷ luật lao động trong giai đoạn 2016 – 2017 tại Cơng ty TNHH Phần mềm FPT Đơn vị tính: vụ Hình thức Năm Khiển trách bằng lời nói Khiển trách bằng văn bản
Kéo dài thời hạn nâng lương khơng q 06 tháng Cách chức Tạm đình chỉ công việc Sa thải 2016 37 5 10 2 1 3 2017 22 8 4 1 0 2 Tổng 59 13 14 3 1 5
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động giai đoạn 2016 - 2017
Phụ lục 2
Bảng 2: Tổng hợp tình hình xố kỷ luật, giảm thời hạn, tái phạm giai đoạn 2016 – 2017 tại Công ty TNHH Phần mềm FPT
Đơn vị tính: vụ
Trường hợp
Năm Xố kỷ luật
Giảm thời hạn
chấp hành kỷ luật Tái phạm
2016 42 3 1
2017 30 3 0
Tổng 72 6 1