(Nguồn: Phịng kế tốn)
2.2.2.Ngành nghề kinh doanh của CTCP Thiết Bị Y Tế Việt-Nhật
- Phân phối thiết bị y tế, vật tư tiêu hao
JVC chuyên phân phối các thiết bị chẩn đốn hình ảnh của Hitachi (hệ thống cộng hưởng từ MRI, máy chụp cắt lớp vi tính CT, máy siêu âm, máy chụp XQuang, máy chụp X-Quang số hóa DR, CR…), máy nội soi, các loại máy chạy thận nhân tạo, vật tư máy chạy thận nhân tạo, và máy kiểm soát chống nhiễm khuẩn của Sakura.
- Đầu tư liên kết với bệnh viện
JVC đầu tư thông qua việc mua máy, lắp đặt tại bệnh viện trên thị trường miền Bắc và chia sẻ lời/lỗ từ thiết bị đó với bệnh viện. Theo đó, JVC có thể được hưởng ~60-70% lãi ròng từ thiết bị y tế và bệnh viện hưởng phần còn lại (Tỷ lệ chia khoảng 7:3 hoặc 6:4). Lãi rịng được tính bằng doanh thu trừ chi phí vận hành. Thời gian hoàn vốn của mỗi máy khoảng 1,5-3 năm. Hợp đồng liên kết thường kéo dài từ 7-10 năm, sau đó gia hạn thêm 3-5 năm.
- Dịch vụ khám chữa bệnh
Phòng khám đa khoa Việt-Nhật:Được thành lập từ năm 2007 được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Bộ Y Tế với đội ngũ y, bác sỹ có chun mơn cao.
Chun cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cho đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp trên thị trường miền Bắc. Phòng khám là đơn vị sở hữu số lượng xe khám bệnh lưu động lớn nhất nước (20 xe chuyên dụng) đã được cấp phép bởi Sở Y tế HN và Sở KHCNHN, được trang bị các thiết bị y tế Nhật Bản. Phịng khám có thể cung ứng dịch vụ khám cho hơn 2.000 người/ngày. JVC đang cung ứng dịch vụ cho khoảng 200,000 người tại khoảng 150 doanh nghiệp trên 15 tỉnh phía Bắc Việt Nam..
2013 Tổng tài sản: 1630 tỷ đồng 2015 Tổng tài sản: 2978 tỷ đồng 2016 Tổng tài sản: 3252 tỷ đồng 2014 Tổng tài sản: 1875 tỷ đồng
2.1.2.Cơ cấu tổ chức của CTCP Thiết Bị Y Tế Việt-Nhật