Bảng phân bổ tỷ lệ đóng BHXH từ 01/01/2014 đến nay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 36 - 55)

Bảng 1 Tổng hợp số mẫu khảo sát

Bảng 1.3 Bảng phân bổ tỷ lệ đóng BHXH từ 01/01/2014 đến nay

Năm

Người sử dụng lao động (%) Người lao động (%) Tổng cộng (%) BHXH BHYT BHTN BHTNLĐ, BNN BHXH BHYT BHTN Từ 01/2014 đến 05/2017 18 3 1 0 8 1,5 1 32,5 Từ 06/2017 đến nay 17 3 1 0.5 8 1.5 1 32

- Trước ngày 01/06/2017 tỷ lệ trích nộp BHXH của NSDLĐ sẽ được phân bổ vào quỹ: Hưu trí - tử tuất; ốm đau - thai sản; TNLĐ - BNN. Từ ngày 01/06/2017 tỷ lệ trích nộp BHXH của NLĐ được phân bổ vào quỹ: Hưu trí - tử tuất, ốm đau - thai sản; tỷ lệ trích nộp BHXH của NLĐ sẽ được phân bổ vào quỹ hưu trì - tử tuất.

* Thứ hai, quản lý tiền thu

- Hình thức đóng tiền: Các đối tượng tham gia BHXH chuyển tiền đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Hoặc nộp tiền mặt trực tiếp tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Khi nhận được tiền đóng của đơn vị có trách nhiệm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, cơ quan BHXH thực hiện như sau:

Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN kể cả tiền lãi chậm đóng đối với NLĐ đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV để kịp giải quyết chế độ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho NLĐ theo quy định của pháp luật; Số tiền cịn lại, hạch tốn theo thứ tự sau đây:

Thu đủ số tiền phải đóng vào quỹ BHYT và tiền lãi phạt chậm đóng, trốn đóng BHYT. Thu đủ số tiền phải đóng vào quỹ BHTN và tiền lãi phạt chậm, đóng trốn đóng BHTN. Thu đủ số tiền phải đóng vào quỹ BHTNLĐ, BNN và tiền phạt chậm đóng, trốn đóng BHTNLĐ, BNN (nếu có); Thu tiền đóng vào quỹ BHXH và tiền lãi phạt chậm đóng, trốn đóng BHXH (nếu có).

- Các trường hợp hồn trả:

+ Đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc di chuyển nơi đăng ký tham gia đã đóng thừa tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

+ Đơn vị chuyển tiền vào tài khoản thu không thuộc trách nhiệm QLT của cơ quan BHXH theo phân cấp. Số tiền của đơn vị, cá nhân mà Kho bạc hoặc ngân hàng hạch toán nhầm vào tài khoản thu của cơ quan BHXH.

+ Trường hợp một người có 02 sổ BHXH có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho NLĐ số tiền đơn vị và NLĐ

đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của NSDLĐ), không bao gồm tiền lãi.

+ Trường hợp đóng BHXH cho NLĐ khơng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

* Thứ ba, quản lý nợ đọng BHXH

BHXH Việt Nam phân loại nợ BHXH gồm các loại: Nợ chậm đóng: Các đối tượng có thời gian nợ dưới 1 tháng Nợ đọng: Các đối tượng có thời gian nợ từ 01 đến 03 tháng Nợ kéo dài: Các đối tượng có thời gian nợ từ 03 tháng trở lên

Nợ khó thu: Các đơn vị khơng cịn tại địa điểm đăng kí kinh doanh hoặc đang trong giai đoạn giải thể, phá sản, đơn vị có chủ là người nước ngồi bỏ trốn khỏi Việt Nam, đơn vị khơng có người quản lý, vận hành.

Và các loại nợ khác

- Tổ chức thu thu nợ tại BHXH huyện, BHXH tỉnh

+ Phòng/Tổ Quản lý thu: Hằng tháng, cán bộ thu thực hiện đôn đốc đơn vị nộp tiền theo quy định. Trường hợp đơn vị nợ quá 02 tháng tiền đóng, đối với phương thức đóng hằng tháng; 04 tháng, đối với phương thức đóng 03 tháng một lần; 07 tháng, đối với phương thức đóng 06 tháng một lần. Cán bộ thu trực tiếp đến đơn vị để đôn đốc, lập Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động (Mẫu D04h-TS); Gửi văn bản đôn đốc 15 ngày một lần. Sau 02 lần gửi văn bản mà đơn vị không nộp tiền, chuyển hồ sơ (Mẫu D04h-TS; văn bản đôn đốc đơn vị nộp tiền) đến Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ tiếp tục xử lý. Hằng tháng chuyển báo cáo chi tiết đơn vị nợ (Mẫu B03-TS) kèm theo dữ liệu cho Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ để quản lý, đôn đốc thu nợ và đối chiếu.

+ Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ: Tiếp nhận hồ sơ đôn đốc thu hồi nợ từ Phòng/Tổ Quản lý thu. Căn cứ hồ sơ do Phòng/Tổ Quản lý thu bàn giao, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đôn đốc đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động. Sau thời gian 03 tháng kể từ lập Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao

động (Mẫu D04h-TS) và thực hiện các biện pháp đôn đốc mà đơn vị vẫn không đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, phối hợp với Phòng Thanh tra - Kiểm tra lập Danh sách đơn vị đề nghị thành lập đoàn thanh tra đột xuất (Mẫu số D04m-TS) để tổ chức thanh tra chuyên ngành theo quy định hoặc phối hợp với cơ quan quản lý lao động, cơ quan Thuế thành lập đoàn thanh tra liên ngành. Đối với chủ đơn vị có dấu hiệu bỏ trốn khỏi Việt Nam thì phối hợp với cơ quan cơng an để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nhận kết luận thanh tra, kiểm tra từ Phòng Thanh tra - Kiểm tra theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện.

- Phòng Thanh tra - Kiểm tra: Nhận hồ sơ từ Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ chuyển đến, thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Chuyển 01 bản kết luận thanh tra cho Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ để theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện. Trường hợp đơn vị có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động, phối hợp chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền đề nghị điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

- Tổ chức, phân cấp quản lý hoạt động thu BHXH

BHXH Việt Nam được quản lý tập trung từ trung ương tới địa phương. Để thực hiện công tác thu BHXH đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp của các đối tượng tham gia BHXH và đơn vị, phòng ban trực tiếp và gián tiếp tới công tác thu BHXH. Theo Điều 49 của Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định người tham gia BHXH có trách nhiệm như sau:

Lập, kê khai đầy đủ, chính xác các thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, nộp đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng quy trình, quy định tại Văn bản này. Khi ngừng tham gia BHYT phải nộp lại thẻ BHYT còn hạn sử dụng cho đơn vị, cơ quan quản lý đối tượng. Tự bảo quản sổ BHXH (từ 01/01/2016), thẻ BHYT. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai trong hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN; các hồ sơ, tài liệu cung cấp cho đơn vị và cơ quan BHXH.

Theo Điều 50 của Quyết định 595/QĐ-BHXH người tham gia, đơn vị, đại lý thu có trách nhiệm như sau:

Người tham gia: Lập, kê khai đầy đủ, chính xác các thơng tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nộp đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng hướng dẫn. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai trong hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN; các hồ sơ, tài liệu cung cấp cho đơn vị và cơ quan BHXH. Tự bảo quản sổ BHXH, thẻ BHYT.

Đơn vị: Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lập hồ sơ; lưu trữ hồ sơ của người tham gia và đơn vị. Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, hồ sơ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN khi có thay đổi hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền, cơ quan BHXH. Phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho NLĐ trong đơn vị. Phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện các quy định về pháp luật BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

Đại lý thu/nhà trường: Thực hiện đúng hướng dẫn tại Văn bản này; bảo quản, sử dụng biên lai thu tiền do cơ quan BHXH cấp, đối chiếu biên lai thu tiền và số tiền đã thu theo quy định. Thực hiện tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người tham gia về mức đóng, phương thức đóng, địa điểm đóng, quyền lợi về BHXH, BHYT theo quy định. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về lập hồ sơ, thời hạn nộp hồ sơ và số tiền đã thu của người tham gia theo quy định. Kiểm tra, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện quy trình thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của BHXH tỉnh.

+ Trung tâm Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý đáp ứng đầy đủ các quy định; hướng dẫn, triển khai và kịp thời giải quyết vướng mắc trong quá trình sử dụng phần mềm. Bảo mật, phân cấp, phân quyền nhằm quản lý chặt chẽ dữ liệu trong phần mềm. Theo quy định cán bộ nghiệp vụ đã ghi dữ liệu thì khơng tự ý sửa dữ liệu, trường hợp có sửa dữ liệu chỉ phân quyền cho Trưởng phịng nghiệp vụ thực hiện sau khi có ý kiến của Giám đốc BHXH bằng văn bản nhưng chỉ thực hiện trong năm tài

chính. Tổ chức quản lý, vận hành phần mềm, cơ sở hạ tầng CNTT đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận dữ liệu liên quan đến đơn vị, DN và người dân.

+ Vụ Thanh tra - Kiểm tra: Phối hợp các đơn vị tổ chức triển khai đầy đủ các quy định tại Văn bản này.

Các Ban, Vụ: Tài chính - Kế tốn, Kế hoạch và Đầu tư: Thực hiện chính sách BHXH, thực hiện chính sách BHYT, Pháp chế, Văn phòng và Trung tâm CNTT phối hợp với Ban Thu, Ban Sổ - Thẻ: Lập kế hoạch thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; quản lý phần mềm và xử lý các nghiệp vụ liên quan. Hướng dẫn nghiệp vụ thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch thu; chế độ thông tin, báo cáo đối với BHXH Bộ Quốc phịng, BHXH Cơng an nhân dân đảm bảo đồng bộ. Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, Vụ Quản lý đầu tư quỹ có trách nhiệm thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại Khoản 5 Điều 37 gửi BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân để thống nhất thực hiện. Trong q trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, BHXH tỉnh báo cáo BHXH Việt Nam xem xét, giải quyết.

1.2.4.4. Thực hiện kiểm tra, thanh tra đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện Luật bảo hiểm xã hội.

Trong thực tiễn, công tác kiểm tra, thanh tra là một chức năng thiết yếu không thể thiếu được trong công tác quản lý nói chung, trong quản lý BHXH và QLT nói riêng, có thể thấy vai trị của kiểm tra trong biểu thức: Quản lý= Quyết định + Tổ chức thực hiện + Kiểm tra. Bản chất của công tác kiểm tra BHXH, QLT BHXH là phải xác định và sửa chữa được những sai lệch trong hoạt động của cơ quan BHXH so với chính sách pháp luật, mục tiêu và kế hoạch vạch ra.

Căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra do BHXH Việt nam giao hàng năm, BHXH tỉnh lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị đang tham gia BHXH; báo cáo UBND cùng cấp để có kế hoạch phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền hoặc thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra để tổ chức thực hiện.

Căn cứ hồ sơ tham gia BHXH của các đơn vị, hồ sơ quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH, BHXH tỉnh, BHXH huyện tiến hành kiểm tra, rà soát, lập biên bản về

tình hình đóng BHXH và quản lý sổ BHXH tại đơn vị. Giải thích, hướng dẫn đơn vị khắc phục sai sót, nhầm lẫn trong q trình đóng BHXH; bàn giao sổ BHXH theo đúng quy định của pháp luật. Các trường hợp đơn vị kê khai thiếu lao động hoặc kê khai nhầm mức tiền lương, tiền cơng của NLĐ thì u cầu đơn vị kê khai điều chỉnh và đóng theo đúng quy định.

Đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH như trốn đóng BHXH; đóng khơng đúng tiền lương, tiền công của NLĐ, thu tiền của NLĐ nhưng khơng đóng, đóng khơng kịp thời, đóng khơng đủ số tiền phải đóng thì u cầu đơn vị truy đóng đủ cho NLĐ, đồng thời báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội

Để có cơ sở đánh giá công tác QLT BHXH người ta thường sử dụng các chỉ tiêu định lượng, phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH và tính tuân thủ thực hiện BHXH của đối tượng tham gia bắt buộc. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu càng cao, tính tuân thủ của các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc càng cao phản ánh công tác QLT BHXH của cơ quan BHXH càng tốt và ngược lại. Các chỉ tiêu định lượng chủ yếu bao gồm:

a. Chỉ tiêu đánh giá tình hình hồn thành kế hoạch thu BHXH

Tình hình hồn thành kế hoạch thu BHXH được đánh giá qua chỉ tiêu Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH. Đây là tỷ số giữa số tiền thu BHXH thực tế với số tiền thu BHXH theo kế hoạch được giao trong kỳ.

Tỷ lệ HTKH tiền thu BHXH = Số tiền thu BHXH thực hiện x 100 Số tiền thu BHXH theo kế hoạch

Chỉ tiêu này càng cao phản ánh tình hình quản lý thu BHXH càng tốt và ngược lại.

b. Tỷ lệ số tiền thu và nợ đọng BHXH

* Tỷ lệ thu BHXH: Là tỷ số giữa tổng số tiền thu BHXH trong kỳ và tổng số tiền phải thu BHXH trong kỳ.

Tỷ lệ thu BHXH trong kỳ =

Tổng số tiền thu BHXH trong kỳ

x 100 Tổng số tiền phải thu BHXH trong kỳ

Kỳ thu BHXH có thể là tháng, quý, năm. Tử số và mẫu số của chỉ tiêu thống nhất tính theo phương pháp cộng dồn vào thời điểm cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ thu BHXH bắt buộc trong kỳ đạt bao nhiêu phần trăm. Chỉ tiêu này năm sau lớn hơn năm trước thể hiện tính tuân thủ đóng góp BHXH của đối tượng tham gia và công tác quản lý thu BHXH ngày càng tốt

*Tỷ lệ nợ BHXH: Là tỷ số giữa tổng số tiền nợ BHXH trong kỳ và tổng số tiền phải thu BHXH trong kỳ.

Tỷ lệ nợ BHXH trong kỳ = Tổng số tiền nợ BHXH trong kỳ x 100 Tổng số tiền phải thu BHXH trong kỳ

Kỳ thu BHXH có thể là tháng, quý, năm. Tử số và mẫu số của chỉ tiêu thống nhất tính theo phương pháp cộng dồn vào thời điểm cuối kỳ. Số liệu về Tổng số tiền phải thu BHXH (mẫu số) có thể tính tốn được là tích số của tổng số lao động bắt buộc đóng BHXH, lương bình qn của NLĐ trong kỳ tính tốn, và tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của NLĐ. Tuy nhiên, trên thực tế số liệu về tổng số lao động thuộc diện phải đóng BHXH khơng dễ thu thập được. Do đó, có thể tính mẫu số theo tổng của Số (thực) thu BHXH trong kỳ và số nợ BHXH trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ nợ đọng BHXH trong kỳ là bao nhiêu phần trăm. Ý nghĩa chỉ tiêu rất lớn nếu được tính tốn phân tích theo các nguyên nhân khác nhau. Chỉ tiêu này năm sau nhỏ hơn năm trước thể hiện tính tn thủ đóng góp BHXH của đối tượng tham gia và công tác quản lý thu BHXH ngày càng tốt.

- Thời gian hoàn thành thu: BHXH tỉnh, huyện thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH bắt buộc định kỳ tháng, quý, năm; BHXH như sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 36 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)