Quỹ tiền cơng, tiền lương tham gia BHXH theo loại hình đơn vị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 68 - 69)

Đơn vị: VNĐ

TT Năm/loại hình Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 DNNN 184.529.265.622 262.132.640.631 279.254.465.351 300.820.628.684 2 DN có VĐTNN 4.895.719.815 6.075.817.235 7.661.573.888 8.023.811.579 3 DNNQD và NCL 476.268.397.454 521.524.826.424 597.031.366.188 646.466.722.265 4 HCSN 1.926.896.780.195 2.071.161.309.105 2.236.203.492.605 2.364.546.876.711 5 HTX 9.765.980.700 11.422.754.800 13.969.782.400 12.982.522.100 6 CBKCC 22.281.988.000 38.610.213.000 42.722.066.001 45.046.930.008 7 Xã, phường 159.997.352.350 180.854.032.410 196.039.216.190 213.280.794.840 8 Hộ SXKD cá thể 414.000.000 492.000.000 477.000.000 3.439.825.000 9 Khác 122.552.500 Cộng 2.785.049.484.136 3.092.273.593.605 3.373.358.962.623 3.594.730.663.687 (Nguồn: BHXH tỉnh Sơn La) Qua bảng cho ta thấy, quỹ tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH có chiều hương tăng dần qua các năm. Năm 2016, quỹ tiền lương là 2.785.049.484.136 đồng, năm 2017 là 3.092.273.593.605 đồng, năm 2018 quỹ tiền lương là 3.373.358.962.623 đồng đến năm 2019 quỹ lương là 3.594.730.663.687 đồng. Quỹ lương 2019 tăng 29,07% so với quỹ lương 2016. Các loại hình đơn vị đều tăng quỹ lương, tỷ lệ đóng BHXH tăng lên và mức đóng BHXH tiếp tục tăng qua các năm. Điển hình, DNNN từ năm 2016 đến 2019 quỹ lương tăng 63,02%; DNNQD và NCL tăng tương đương 35,74%, khối HCSN tăng 21,79%% quỹ lương,..Sở dĩ việc tăng quỹ lương đóng BHXH một phần là do từ ngày 01/5/2016 Quốc hội ra quyết định tăng mức lương cơ bản từ 1.150.000 đồng lên 1.210.000 đồng (khoảng 5%), tỷ lệ này theo lộ trình tăng dần lên theo từng năm và đến 01/7/2019 tăng lên 1.490.000 đồng đối với các cán bộ, công chức, viên chức, bên cạnh đó là mức

đến 3.250.000 đồng từ ngày 01/01/2019 đối với các DN hoạt động SXKD tại vùng 3 và từ 2.400.000 từ ngày 01/01/2016 đến 2.920.000 đồng từ ngày 01/01/2019 đối với các DN hoạt động SXKD tại vùng 4 (tỉnh Sơn La là đơn vị có địa bàn được áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng 3 và vùng 4).

- Quản lý tiền thu BHXH

Thu BHXH gồm 2 hình thức là thu trực tiếp (với các đối tượng khơng có chủ SDLĐ) và thu gián tiếp thơng qua hệ thống đại lý và NSDLĐ. Hiện nay, thu gián tiếp là phương thức thu chủ yếu của BHXH tỉnh Sơn La. Đơn vị SDLĐ sẽ thu tiền BHXH của chủ SDLĐ và NLĐ chuyển về cho cơ quan BHXH theo mức tiền lương, tiền công được ký kết theo HĐLĐ. Thông qua quỹ lương BHXH của DN, chủ SDLĐ sẽ khấu trừ mức đóng BHXH của NLĐ theo quy định. Với phương thức thu này, DN và cơ quan BHXH đảm bảo quy trình và thuận lợi trong việc quản lý đối tượng tham gia BHXH vì quản lý quỹ lương sẽ quản lý được đối tượng tham gia BHXH tại mỗi đơn vị.

- Quản lý nợ đọng BHXH

Nợ đọng BHXH là một trong những vấn đề nghiêm trọng trong công tác thu BHXH tại tỉnh Sơn La và toàn ngành BHXH Việt Nam. Tình trạng nợ đọng diễn ra ở hầu hết các đơn vị BHXH trên toàn quốc. Các đơn vị, DN nợ BHXH, BHYT, BHTN đã ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của NLĐ, nhất là những lao động đã làm việc tại những DN đã dừng hoạt động. Với các nguyên nhân khách quan và chủ quan từ phía NLĐ, NSDLĐ đã dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH. Sự chây ỳ, cố tình nợ đọng BHXH cuả các đơn vị trong địa bàn tỉnh, bắt buộc cơ quan BHXH cần phải kết hợp với các sở ban ngành liên quan đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng này.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)