Giá trị sản xuất tỉnhHà Namgiai đoạn 2013-2017

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 40 - 42)

1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Bảng 2.1 Giá trị sản xuất tỉnhHà Namgiai đoạn 2013-2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Tốc độ PTBQ (%) 2013 2014 2015 2016 2017 Giá trị sản xuất 1.090,26 1.312,75 1.534,18 1.752,59 2.085,20 117,60

* Nông, lâm, thuỷ sản 300,65 311,47 317,29 325,38 332,20 102,53

+ Nông nghiệp 286,90 296,59 304,63 306,99 313,00 102,20

+ Lâm nghiệp 4,71 3,60 3,80 3,99 4,20 97,18

+ Thuỷ sản 9,04 11,28 8,86 14,40 15,00 113,50

* Công nghiệp, xây dựng 583,16 757,78 925,86 1077,5 1346 123,25

+ Công nghiệp 206,45 243,5 291,03 349,71 407 114,53

+ Xây dựng 376,71 514,28 634,83 727,79 939,0 120,04

* Thương mại, dịch vụ 206,45 243,5 291,03 349,71 407,0 118,37

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam, báo cáo phát triển Kinh tế-xã hội các năm từ 2013 đến 2017 của UBND tỉnh Hà Nam)

Tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 1.090,26 tỷ đồng đến năm 2017 tăng lên 2.085,20 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013-2017 đạt 17,60%/năm. Ngành cơng nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 23,25%/năm.

Tiếp đến là thương mại, dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ hai với tốc độ tăng trưởng bình quân 18,37%, giá trị sản xuất của ngành năm 2013 là 206,45 tỷ đồng, đến năm 2017 tăng lên 407 tỷ đồng.

Chiếm cơ cấu thấp nhất là giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản với tốc độ tăng trưởng bình quân là 2,53%, giá trị sản xuất của ngành năm 2013 là 300,65tỷ đồng, đến năm 2017 tăng lên 332,2 tỷ đồng.

Vốn đầu tư XDCB từ NSNNtrên địa bàn tỉnh Hà Nam trong những năm qua để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, củng cố về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ các hoạt động KTXH trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên lượng vốn được bố trí chưa đáp ứng nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho phục vụ phát triển KTXH của địa phương.

Từ năm 2013 đến nay việc đầu tư XDCB của tỉnhchủ yếu tập trung vào xây mới một số cơng trình trọng điểm về hạ tầng nhằm thu hút đầu tư như: Hạ tầng khung Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, Hạ tầng Khu y tế chất lượng cao cấp vùng, Hạ tầng thiết yếu Khu đại học Nam Cao, đường vành đai thành phố Phủ Lý; cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng các điểm du lịch như Đền Trần Thương, chùa Bà Đanh…. Nguồn vốn chủ yếu là vốn đầu tư thuộc NSNN. Bên cạnh đó cũng có một số DA có nguồn vốn từ các đơn vị sản xuất kinh doanh ở địa phương nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Việc quản lý đầu tư và xây dựng của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tỉnh Hà Namthực hiện theo các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng cụ thể theo từng thời điểm.

Nếu năm 2013, tổng vốn chi cho đầu tư XDCB là 1.016 tỷ đồng thì đến năm 2017 số vốn này đã lên đến 3.723 tỷ đồng (tăng gấp 3,7 lần năm 2013). Tỷ trọng chi cho XDCB ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi của địa phương, địi hỏi phải có giải pháp quản lý tốt hơn để đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời đạt hiệu quả đầu tư. (Xem bảng 2.2):

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 40 - 42)