Nội dung quản lý nhà nước về đầutư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 26 - 35)

1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

1.1.1 .Một số khái niệm cơ bản

1.2. Quản lý Nhà nước về đầutư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về đầutư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách

sách nhà nước

1.2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý đầu tư

Việc QLNN về đầu tư XDCB của một DA được diễn ra ở các cơ quan: Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp tùy theo nguồn đầu tư; Chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng để thực hiện đầu tư theo đúng quy định của pháp luật; Cơ quan cấp vốn là KBNN thực hiện việc cấp vốn theo đề nghị của chủ đầu tư, thanh toán trực tiếp cho nhà thầu. Các cơ quan chức năng của nhà nước như Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Thanh tra…thực hiện QLNN theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Các nhà thầu là người bán sản phẩm cho nhà nước.

1.2.3.2. Lập kế hoạch phân bổ đầu tư theo quy hoạch

Kế hoạch hóa đầu tư đóng vai trị hết sức quan trọng trong cơng tác QLNN về đầu tư XDCB. Thực hiện tốt công tác này sẽ là cơ sở quan trọng để các ngành, các

lĩnh vực, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở địa phương chủ động đẩy mạnh đầu tư có định hướng, cân đối, tránh được hiện tượng đầu tư chồng chéo, thiếu đồng bộ, lãng phí nguồn lực của đất nước nói chung và địa phương nói riêng.

Việc lập kế hoạch phân bổ đầu tư XDCB cấp tỉnh do Sở kế hoạch và Đầu tư thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.Việc phân bổ vốn đầu tư XDCB phải được thực hiện trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấp tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; cácNghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; các Quy hoạch ngành, sản phẩm chủ yếu được UBND tỉnh phê duyệt; các Chương trình, Đề án, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương…Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch phân bổ đầu tư XDCB cấp tỉnh phải dựa theo nguyên tắc trước hết phải xây dựng được chiến lược đầu tư hợp lý, xác định ưu tiên đầu tư vào ngành nào, vùng nào, đầu tư như thế nào và đầu tư bao nhiêu thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất từ đó xác định được cơ cấu đầu tư theo ngành, vùng và cơ cấu đầu tư theo nhóm DAphù hợp.

Sau khi xây dựng được chiến lược đầu tư hợp lý phải lập được Kế hoạch đầu tư ngắn hạn và trung-dài hạn (kế hoạch đầu tư hàng năm và giai đoạn 5 năm), xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng đầu tư XDCB trong từng thời kỳ nhất định và cho thời hạn xác định.

1.2.3.3. Tổ chức thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án

Thẩm định chủ trương đầu tư, DA đầu tư là việc kiểm tra lại các điều kiện quy định phải đảm bảo của một DA đầu tư trước khi phê duyệt DA, quyết định đầu tư. Tất cả các DA đầu tư sử dụng vốn NSNN để đầu tư phát triển phải được thẩm định. Nội dung thẩm định chủ trương đầu tư, thẩm định DA đầu tư tuỳ theo từng loại DA đó là các điều kiện nhằm đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ; Các điều kiện tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tư; Đảm bảo an toàn về tài nguyên, môi trường; Các vấn đề xã hội của DA.

Đặc điểm nổi bật của đầu tư XDCB là thời gian dài, đầu tư lớn, rủi ro cao. Để giảm thiểu khả năng rủi ro các nhà đầu tư thường thông qua việc lập DA đầu tư

XDCB. Sau khi thẩm định chủ trương đầu tư, DA đầu tư, nếu DA đạt được những yêu cầu cơ bản về nội dung thẩm định DA và có tính khả thi cao thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định phê duyệt DA đầu tư để có thể triển khai ở khâu thiết kế dự tốn. Đây là bước cụ thể hóa hơn so với việc thẩm định và phê duyệt DA đầu tư XDCB, nếu ở giai đoạn thẩm định và phê duyệt DA đầu tư chỉ mới thực hiện thiết kế sơ bộ để xác định chi phí xây lắp và thiết bị thì giai đoạn này các chi phí được xác định một cách chính xác, cụ thể hơn. Hồ sơ thiết kế, dự toán là căn cứ để tổ chức đấu thầu và quản lý chi phí đầu tư. Chi phí đầu tư xây dựng trong giai đoạn này được xác định theo tổng dự toán, dự toán xây lắp hạng mục cơng trình. Tổng dự tốn cơng trình là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng cơng trình được tính tốn cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi cơng. Tổng dự tốn cơng trình bao gồm chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phịng. Dự tốn xây lắp hạng mục cơng trình là chi phí cần thiết để hoàn thành khối lượng cơng tác lắp của hạng mục cơng trình được tính tốn cụ thể từ thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi cơng.

Chi phí đầu tư XDCB chủ yếu được thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế với các nhà thầu. Để thực hiện một DA đầu tư, chủ đầu tư có thể thuê các nhà thầu thực hiện các công việc như tư vấn lập DA, thiết kế, giám sát chất lượng cơng trình, xây lắp, cung cấp máy móc, thiết bị cho DA, kiểm tốn. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu phải thông báo theo quy định để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh khơng bình đẳng. Đối với đấu thầu hạn chế, được áp dụng trong các trường hợp: Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu; Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc có tính

đặc thù; Gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Việc chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Khi chỉ định thầu phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định.

1.2.3.3.Tổ chức triển khai đầu thầu dự án

Công tác tổ chức triển khai đầu thầu DAđược thực hiện qua các bước sau:

Hình 1.2: Các bước tổ chức triển khai đầu thầu dự án

(Nguồn: Nghị định 30/2015/NĐ-CP)

Bước 1: Sơ tuyển nhà thầu (nếu có) Bước 2: Lập hồ sơ mời

thầu

Bước 7: Trình duyệt kết quả đấu thầu

(nếu có)

Bước 1: Sơ tuyển nhà thầu (nếu có)

Bước 3: Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu Bước 4 : Nhận và quản lý

hồ sơ dự thầu Bước 5: Mở thầu

Bước 6: Đánh giá xếp hạng nhà thầu

Bước 1: Sơ tuyển nhà thầu (nếu có)

Việc sơ tuyển nhà thầu phải được tiến hành đối với các gói thầu có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Bước 2: Lập hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu bao gồm: Thư mời thầu

Mẫu đơn dự thầu

Chỉ dẫn đối với nhà thầu Các điều kiện ưu đãi (nếu có)

Các loại thuế theo quy định của pháp luật

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật Tiến độ thi công

Tiêu chuẩn đánh giá (bao gồm cả phương pháp và cách thức quy đổi về cùng mặt bằng để xác định giá đánh giá)

Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng Mẫu bảo lãnh dự thầu

Mẫu thoả thuận hợp đồng

Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bước 3: Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu

Gửi thư mời thầu được thực hiện đối với các gói thầu thực hiện hình thức đấu thầu hạn chế, đối với các gói thầu đã qua sơ tuyển, các gói thầu tư vấn đã có danh sách ngắn được chọn. Thông báo mời thầu áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi.

Bước 4 : Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

Nhận hồ sơ dự thầu

Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự thầu của nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu. Bên mời thầu không nhận hồ sơ dự thầu hoặc tài liệu bổ sung nào, kể cả thư giảm giá sau thời điểm đóng thầu. Các hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu được xem là khơng hợp lệ và được gửi trả lại cho nhà thầu theo nguyên trạng.

Quản lý hồ sơ dự thầu

Việc quản lý hồ sơ dự thầu được quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ ‘Mật’.

Bước 5: Mở thầu

Việc mở thầu được tiến hành theo trình tự sau:

Bên mời thầu mời đại diện của từng nhà thầu và có thể mời đại diện của các cơ quan quản lý có liên quan đến tham dự mở thầu để chứng kiến. Việc mở thầu được tiến hành theo địa điểm, thời gian ghi trong hồ sơ mời thầu, khơng phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của nhà thầu được mời.

Mở lần lượt các túi hồ sơ dự thầu, đọc và ghi lại thông tin chủ yếu (Tên nhà thầu, số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu, giá trị thầu trong đó giảm giá, bảo lãnh dự thầu (nếu có) và những vấn đề khác).

Bước 6: Đánh giá xếp hạng nhà thầu

Việc đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo phương pháp đánh giá gồm hai bước sau:

Bước1. Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn Bước 2. Đánh giá về tài chính, thương mại để xác định giá

Bước 7: Trình duyệt kết quả đấu thầu

Trách nhiệm trình duyệt kết quả đấu thầu

Chủ đầu tư hoặc chủ DA có trách nhiệm trình kết quả đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền để xem xét xin phê duyệt.

1.2.3.4. Tổ chức nghiệm thu, quyết toán đầu tư

Việc thanh toán đầu tư XDCB là việc chủ đầu tư trả tiền cho nhà thầu khi có khối lượng cơng việc hồn thành. Thanh tốn đầu tư có thể được thanh tốn theo tuần kỳ, tức là sau một thời gian thi cơng chủ đầu tư sẽ thanh tốn cho nhà thầu một khoản tiền, có thể được thanh tốn theo giai đoạn quy ước hay điểm dừng kỹ thuật hợp lý, có thể được thanh tốn theo khối lượng XDCB hồn thành hay thanh tốn theo cơng trình, hạng mục cơng trình hồn thành. Việc lựa chọn phương thức thanh toán nào là tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng thời kỳ, khả năng về vốn của chủ đầu tư và nhà thầu. Vấn đề là phải kết hợp được hài hịa lợi ích của chủ đầu tư

và nhà thầu. Với nguyên tắc chung là kỳ hạn thanh tốn càng ngắn mà đảm bảo có khối lượng hồn thành nghiệm thu thì càng có lợi cho cả hai bên, vừa đảm bảo vốn cho nhà thầu thi công, vừa đảm bảo thúc đẩy tiến độ thi cơng cơng trình.

Việc quyết toán đầu tư XDCB của một DA là tổng kết, tổng hợp tất cả các khoản thu, chi để làm rõ tình hình thực hiện một DA đầu tư. Thực chất của quyết tốn đầu tư của một DA, cơng trình, hạng mục cơng trình là xác định giá trị của DA, cơng trình, hạng mục cơng trình đó, hay chính là xác định đầu tư được quyết tốn. Đầu tư được quyết tốn là tồn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa DA vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết và thiết kế dự toán đã được phê duyệt, bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế tốn và những quy định hiện hành của nhà nước có liên quan. Việc quyết tốn đầu tư cơng trình XDCB hồn thành có ý nghĩa quan trọng đối với công tác QLNN về đầu tư XDCB, thể hiện ở chỗ:

Một là, thơng qua quyết tốn đầu tư, chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan nắm được đầy đủ tình hình thu chi của DA; Xác định được đúng giá trị tài sản cố định và nguồn vốn hình thành tài sản cố định làm cơ sở tính tốn chính xác giá trị hao mịn tài sản cố định vào giá thành sản phẩm, xác định đúng thu nhập và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp NSNN, từ đó tăng cường hạch tốn kinh tế…;

Hai là, thông qua quyết tốn đầu tư giúp cho nhà nước nắm được tình hình và tốc độ đầu tư của các đơn vị, các ngành, các thành phần kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế để hoạch định đúng đắn các chính sách kinh tế;

Ba là, thơng qua cơng tác quyết tốn đầu tư để đánh giá kết quả qua quá trình đầu tư rút kinh nghiệm nhằm tăng cường cơng tác quản lý đầu tư phù hợp với tình hình hiện nay.

Do vậy, quyết toán đầu tư XDCB của một DA phải đạt được hai yêu cầu cơ bản:

Một là, quyết toán đầu tư phải đúng đắn, đó là phải xác định được đúng đắn đầu tư được quyết toán. Đầu tư được quyết toán phải được phân định theo đúng nguồn vốn hình thành và phải được tính đến giá trị thời gian của tiền, tức là phải

xác định được đầu tư qua các năm và quy đổi được giá trị về thời điểm bàn giao đưa cơng trình vào sử dụng. Xác định đúng đắn đầu tư chuyển thành tài sản cố định, tài sản lưu động, hoặc chi phí khơng thành tài sản của DA; Xác định đúng đắn năng lực sản xuất, giá trị tài sản cố định mới tăng do đầu tư mang lại.

Hai là, quyết tốn đầu tư phải đảm bảo tính kịp thời, đó là việc xác định giá trị tài sản cố định đưa vào sản xuất, sử dụng được kịp thời nhằm quản lý tốt tài sản cố định đó, xác định được chính xác giá trị hao mịn, tăng cường hạch toán kinh tế. Mặt khác, tính kịp thời trong quyết tốn góp phần phát hiện dễ dàng và nhanh chóng những chi phí bất hợp pháp của DA để loại bỏ, tránh được những hiện tượng tiêu cực, làm lành mạnh hóa q trình đầu tư. Để đảm bảo hai yêu cầu đúng đắn và kịp thời trên cần phải có những quy định rõ ràng, cụ thể nội dung yêu cầu đối với công tác quyết toán đầu tư, quy định về tổ chức bộ máy để thực hiện công tác quyết tốn. Đồng thời, phải cơng khai quyết tốn rộng rãi. Quyết tốn đầu tư được cơng khai sẽ tạo điều kiện cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong cơ quan của chủ đầu tư, cơ quan giám sát, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cơ quan QLNN và toàn dân tham gia giám sát quá trình đầu tư của DA.

1.2.3.5. Tổ chức thanh tra kiểm tra, giám sát

Kiểm tra, giám sát là một khâu rất quan trọng trong chu trình quản lý đầu tư. Kiểm tra, giám sát nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, những nhân tố mới, tích cực để phát huy; đồng thời phát hiện những sai lệch của đối tượng quản lý vốn để uốn nắn kịp thời. Mặt khác, qua kiểm tra, giám sát có thể phát hiện những điểm bất cập, bất hợp lý trong cơ chế quản lý, thậm chí ngay cả chủ trương, quyết định đầu tư để kịp thời sửa đổi cho phù hợp.

Theo quy định chung về quản lý DA đầu tư, việc giám sát, đánh giá đầu tư đối với DA đầu tư xây dựng cơng trình thực hiện:

- Đối tượng giám sát, đánh giá đầu tư: Trước đây, DA sử dụng vốn nhà nước trên 50% tổng mức đầu tư thì phải được giám sát, đánh giá đầu tư theo Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư; Hiện nay đã được thay thế bởi Nghị định số 84/NĐ-CP ngày 30/9/2015 về giám sát

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 26 - 35)