6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN XÂY DỰNG NÔNG THÔN
3.3.2. Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch phân bổ vốn xây dựng
nông thôn mới từ ngân sách nhà nước
Thực hiện lồng ghép vốn đầu tư hỗ trợ từ trung ương trực tiếp cho xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch để thuận tiện trong việc sử dụng, tiết kiệm chi phí. Việc lồng ghép vốn phải được thực hiện từ khâu xác định chủ trương đầu tư, lập kế hoạch, phân bổ, giao dự toán ngân sách, tổ chức thực hiện, giám sát, nghiệm thu và đánh giá kết quả. Khi phân bổ vốn cho các xã phải phù hợp với kế hoạch thực hiện các cơng trình dự án; xác định thứ tự ưu tiên đối với từng cơng trình, tiêu chí và ưu tiên cho các xã định hướng về đích trước năm 2020 (cụ thể như xã Chiềng Khương, Chiềng Sơ); cơng trình nào cần và hữu ích với địa phương hơn thì làm trước và đảm bảo đủ vốn mới thực hiện. Kiên quyết không phân bổ vốn đầu tư cho các cơng trình, nội dung trong XD NTM chưa hợp lý, đồng bộ; phê duyệt quá nhiều dự án, làm cho nhiều cơng trình, hạng mục thực hiện dở dang kéo dài, gây lãng phí vốn đã huy động cho chương trình.
Phát huy vai trị của người dân trong việc tham gia đề xuất các cơng trình, dự án đầu tư thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới. Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư các danh mục cơng trình phải có ý kiến của cấp ủy, chính quyền và người dân sinh sống trên địa bàn; tránh trường hợp đầu tư dàn trải, không theo nhu cầu thực tế của người dân. Trên cơ sở đó tiến hành phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý, có như vậy thì nguồn vốn mới phát huy hiệu quả; khơng gây lãng phí ngân sách Nhà nước.