Quy trình cho vay KHCN tại Ngân hàng Agribank

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 58 - 103)

(Nguồn: Báo cáo nội bộ, Ngân hàng Agribank, 2020)

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Nhân viên thẩm định tại ngân hàng Agribank làm đầu mối tiếp xúc với KH để giới thiệu, tư vấn những sản phẩm cho vay phù hợp, trao đổi với khách hàng nhằm nắm bắt được thực trạng cũng như nhu cầu khách hàng, nội dung trao đổi bao gồm: thông tin về tư cách pháp lý, lý lịch, nhu cầu và điều kiện vay vốn có liên qua, nội dung, phương án cần vay vốn của khách hàng.

Bên cạnh đó, nhân viên thẩm định cũng thực hiện thu thập, đối chiếu các giấy tờ mà khách hàng cung cấp đầy đủ và đúng theo quy định như: đảm bảo

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Bước 2: Thẩm định hồ sơ và xác minh thực tế

Bước 3: Xét duyệt cho vay

Bước 4: Ký kết thỏa thuận cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm tín dụng

Bước 5: Giải ngân

Bước 6: Theo dõi, xem xét và giám sát các khoản vay, thu nợ và giải quyết vấn đề phát sinh

đúng quy định loại bản gốc, bản photo...Đồng thời kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của hồ sơ.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ và xác minh thực tế

Ở bước này, nhân viên sẽ thực hiện thẩm định thực tế KH, thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định tại chính sách tín dụng dành cho KHCN hàng năm, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của dự án/phương án góp vốn và khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, kiểm tra tính chính xác của các thơng tin mà khách hàng cung cấp. Thêm vào đó, nhân viên cũng kiểm tra, đánh giá hồ sơ pháp lý KH, đánh giá năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng thông qua các hồ sơ tài liệu được cung cấp và thơng tin từ các nguồn khác (nếu có),vv….

Bên cạnh đó, nhân viên thẩm định tại các phòng nghiệp vụ của ngân hàng Agribank sẽ xem xét, kiểm tra các điều khoản, điều kiện của hợp đồng vay vốn, đánh giá hồ sơ của khách hàng thơng qua: năng lực tài chính, năng lực pháp lí và uy tín của khách hàng cần vay. Ngân hàng Agribank sẽ xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ điều kiện như: cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp; có phương án sử dụng vốn khả thi; có khả năng tài chính để trả nợ. Tiếp theo, nhân viên chuyên trách tại ngân hàng sẽ chuyển hồ sơ của khách hàng lên cấp trên để báo cáo, Giám ngân hàng phê duyệt. Trong quá trình thẩm định, ngân hàng sử dụng hệ thống XHTDNB, kết hợp với các thông tin tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, và các kênh thông tin khác. Sau khi thẩm định, bộ phận thẩm định của ngân hàng SCB sẽ có trách nhiệm thơng bao đồng ý hay không đồng ý tới khách hàng thông qua công văn đầy đủ và cụ thể. Trong trường hợp quyết định không cho vay, chi nhánh sẽ thông báo cho khách hàng lý do khi khách hàng có yêu cầu.

Bước 3: Xét duyệt cho vay

Sau khi hội đồng thẩm định thống nhất, cán bộ tín dụng của ngân hàng có trách nhiệm tập hợp lại hồ sơ của khách hàng; tổng hợp và trình duyệt ngoại tệ (nếu có); tổng hợp và trình duyệt hồ sơ vay vốn tại các đơn vị kinh doanh, xét duyệt cấp tín dụng; thu nhập các ý kiến đóng góp của các bộ phận có liên quan nhằm bổ sung vào hồ sơ, sau đó trình lên lãnh đạo để xem xét và đưa ra quyết định. Căn cứ vào kết quả phê duyệt, LĐCN sẽ phân bổ hồ sơ, nhân viên chuyên trách lập thông báo kết quả phê duyệt và gửi cho KH.

Bước 4: Ký kết thỏa thuận cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm tín dụng

Dựa trên cơ sở phê duyệt cho vay của các cấp có thẩm quyền, nhân viên tín dụng lập thơng báo yêu cầu khách hàng hoàn thiện hồ sơ cùng các điều kiện kèm theo nội dung phê duyệt (nếu có) trình cấp có thẩm quyền ký và gửi cho khách hàng. Tối đa kể từ ngày ký Thông báo, nếu khách hàng không cung cấp hồ sơ, chứng từ đáp ứng điều kiện theo phê duyệt, nhân viên thẩm định tập hợp tất cả hồ sơ bàn giao cho phòng Hỗ trợ kinh doanh để lưu hồ sơ. Trường hợp khách hàng đồng ý kết quả phê duyệt, nhân viên thẩm định kèm các hồ sơ cần thiết để bàn giao và lập giấy đề nghị thực hiện nghiệp vụ cho phòng Hỗ trợ kinh doanh nhận biết chính xác và nắm rõ cụ thể về khách hàng. Sau khi hoàn thành soạn thảo TTCTD, HĐTC/HĐCC, nội dung công việc trong Giấy đề nghị thực hiện nghiệp vụ, phòng Hỗ trợ kinh doanh ký nháy từng trang và trả kết quả về phòng kinh doanh, phòng kinh doanh tiếp tục chuyển lãnh đạo chi nhánh và khách hàng ký kết.

Bước 5: Giải ngân

Cán bộ tín dụng phối hợp với cán bộ phịng chức năng có liên quan thực hiện giải ngân căn cứ theo yêu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ giải ngân và kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, đồng thời kiểm tra các điều kiện hồ sơ trước khi giải ngân theo phê duyệt, kiểm tra các

chứng từ đề nghị giải ngân phù hợp với mục đích vay vốn, kiểm tra số tiền đề nghị giải ngân của khách hàng xem có phù hợp với mức tín dụng, chính sách tín dụng và mức độ hoàn thiện các điều kiện phê duyệt cho vay, vv. Thẩm quyền phán quyết giải ngân tín dụng và thẩm quyền phê duyệt soát xét hồ sơ giải ngân được thực hiện theo quy định của ngân hàng theo từng thời kỳ.

Phương thức giải ngân phải được thực hiện theo quy định của Pháp Luật. Các hình thức giải ngân bao gồm:

+ Thanh toán quốc tế: TT, TTR, vv… có sử dụng đến hệ thống SWIFT. + Rút tiền mặt trực tiếp: với các khoản thưởng, cho vay lương, vay cá nhân, các nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ, vv…

+ Thanh toán chuyển khoản trong khu vực hoặc trong nội địa.

Bước 6: Theo dõi, xem xét và giám sát các khoản vay, thu nợ và giải quyết vấn đề phát sinh

Sau khi giải ngân, ngân hàng Agribank cần nâng cao công tác giám sát, quản lý các khoản vay, điều này nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích nhằm đưa ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời. Đồng thời phải kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ với các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn của các khách hàng. Nếu có phát sinh các vấn đề trong q trình cho vay, bao gồm cả các khoản nợ khó địi, xử lý thu hồi nợ q hạn, gia hạn nợ, vv… nhân viên tín dụng tại ngân hàng chịu trách nhiệm đôn đốc, nhắc nợ, nhắc lại, thu nợ và thu lãi định kỳ từ khách hàng.

Bước 7: Kết thúc Thỏa thuận cấp tín dụng

Khi khoản vay đến hạn/KH nộp tiền tất toán khoản vay đúng hạn, cán bộ tín dụng tiếp nhận đề nghị khách hàng (nếu có), lập giấy đề nghị cho phịng Hỗ trợ kinh doanh tính tốn về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí (nếu có). Căn cứ vào các chứng từ thu nợ do phòng TKNQ thực hiện, nhân viên tín dụng lập tờ trình xuất TSBĐ và hồ sơ tất tốn khoản vay trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Sau khi có kết quả phê duyệt, cán bộ tín dụng sẽ chuyển tờ trình đã được duyệt cho phịng Hỗ trợ kinh doanh để lập các hồ sơ liên quan đến giải chấp tài sản.

Các cán bộ tín dụng tại ngân hàng Agribank sẽ lập biên bản bàn giao lại tài sản đảm bảo (nếu có) cho khách hàng sau khi khách hàng hoàn thành xong nghĩa vụ trả nợ của mình để trình lãnh đạo ngân hàng phê duyệt. Biên bản cuối cùng sẽ được chuyển đến phòng lưu trữ và hạch toán vào sổ kế toán của chi nhánh. Sau mỗi hợp đồng tín dụng, ngân hàng Agribank cần phải đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với hợp đồng đã được thanh lý nhằm rút ra kinh nghiệm hoàn thiện, chỉnh sửa giúp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các hợp đồng tiếp theo.

2.2.3. Cơ cấu doanh số dư nợ

+ Dư nợ trong cho vay KHCN theo thời hạn

Bảng 2.3: Cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn cho vay tại Ngân hàng Agribank trong giai đoạn 2017- 2019 và Quý I năm 2020

Đơn vị tính:Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Qúy I, năm 2020 Chênh lệch Chênh lệch (2018/2017) (2019/2018) + % + % Dư nợ KHCN ngắn hạn 352.063 428.782 469.266 516.193 76.719 17,89 40.48 4 8,63 Dư nợ KHCN trung và dài hạn 244.654 274.139 312.844 344.128 29.485 10,76 38.70 5 12,37 Tổng dư nợ cho vay KHCN 596.717 702.922 782.110 860.321 106.205 15,11 79.18 8 10,12

Bảng số liệu cho thấy, cơ cấu doanh số dư nợ trong cho vay KHCN tại Ngân hàng Agribank có sự biến động trong giai đoạn 2017-2019 và Quý I năm 2020, năm 2017 tổng dư nợ cho vay KHCN của ngân hàng là 596.716.618 tỷ đồng, trong đó dư nợ KHCN ngắn hạn đạt 352.063 tỷ đồng, dư nợ KHCN trung và dài hạn đạt 244.654 tỷ đồng. Đến năm 2019, chỉ tiêu tổng dư nợ tăng lên 782.110 tỷ đồng, tăng 10,12% so với năm 2018. Trong đó dư nợ KHCN ngắn hạn đạt 469.266 tỷ đồng, dư nợ KHCN trung và dài hạn đạt 312.844 tỷ đồng. Tính đến Quý I năm 2020, tổng dư nợ cho vay KHCN đạt 860.321 tỷ đồng, trong đó dư nợ KHCN trung và dài hạn chiếm ưu thế hơn, đạt 344.128 tỷ đồng.

Hiện nay, Ngân hàng Agribank đang phát triển tích cực các loại hình cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, cho vay mua ơ tơ, những sản phẩm có thời gian cho vay tương đối dài, có thời hạn từ 12 tháng đến 3 năm, dẫn đến dư nợ của các hoạt động này cũng tăng lên. Đặc biệt, các khoản vay trung và dài hạn đòi hỏi ngân hàng phải có cơ cấu nguồn hợp lý, cùng nguồn trung, dài hạn đủ lớn để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tuy nhiên, theo thời gian, khả năng trả nợ của các khách hàng có thể gặp nhiều biến động theo nhiều chiều hướng khác nhau, dẫn đến Ngân hàng Agribank sẽ phải gặp nhiều rủi ro trong thời gian tới.

+ Dư nợ trong cho vay KHCN theo các sản phẩm, dịch vụ

Dựa trên các sản phẩm, dịch vụ hiện có tại Ngân hàng Agribank, dư nợ trong cho vay KHCN theo sản phẩm, dịch vụ giai đoạn 2017- 2019 và Quý I năm 2020 được trình bày theo bảng dưới đây:

Bảng 2.4: Cho vay khối khách hàng cá nhân theo sản phẩm, dịch vụ tại Ngân hàng Agribank giai đoạn 2017 – 2019 và Quý I năm 2020

Đơn vị: Tỷ đồng Sản phẩm, dịch vụ tại ngân hàng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Qúy I, năm 2020 Chênh lệch (2018/2017) Chênh lệch (2019/2018) + % + % Cho vay phục vụ chính sách phát triển nơng nghiệp nơng thôn 139.476 152.208 116.880 154.337 12.732 8,36 -35.328 -30,2 Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống 198.305 224.146 271.977 272.142 25.841 11,5 47.830 17,6 Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh 258.935 326.567 393.253 433.842 67.632 20,7 66.686 17

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Agribank, giai đoạn 2017- 2019 và Quý I năm 2020)

Qua bảng số liệu trên, cơ cấu dư nợ trong cho vay KHCN theo các sản phẩm tại Ngân hàng Agribank qua các năm có sự thay đổi đáng kể, cho vay phục vụ chính sách phát triển nơng nghiệp nơng thơn tại ngân hàng lại có xu giảm xuống, năm 2019 chỉ tiêu này đạt 116.880 tỷ đồng, giảm -30,2% so với năm 2018, tuy nhiên tăng lên 154.337 tỷ đồng vào Quý I năm 2020. Bên cạnh

đó, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tính cũng gia tăng đáng kể, tính đến năm 2019 chỉ tiêu này đạt 272.142 tỷ đồng. Hoạt động cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể, năm 2017 chỉ tiêu này đạt 258.935 tỷ đồng, tới năm 2019 tăng lên tới 393.253 tỷ đồng, tăng 17 % so với năm 2018. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh của các khách hàng cá nhân trên địa bàn.

2.2.4. Thu nhập cho vay khách hàng cá nhân

Bảng 2.5: Thu nhập cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2017- Qúy I, năm 2020 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2017 2018 2019 Qúy I, 2020 2018/2017 2019/2018

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Tổng thu nhập 42.991 53.142 59.281 11.856 10.151 19 6.139 10 Thu nhập cho vay KHCN 30.097 36.137 40.904 8.157 6.043 17 4.767 12

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Agribank, giai đoạn 2017- 2019 và Quý I năm 2020)

Bảng trên cho thấy, thu nhập cho vay KHCN của Ngân hàng Agribank tăng lên liên tục, cụ thể trong giai đoạn trong giai đoạn 2017- 2019 và Quý I năm 2020 lần lượt là: 30.097 tỷ đồng; 36.137 tỷ đồng; 40.904tỷ đồng; 6.043 tỷ đồng. Thu nhập qua các năm tăng, tuy nhiên, số lượng tăng vẫn chiếm tỷ trọng cao với tổng thu nhập của ngân hàng.

2.2.5. Rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank hàng Agribank

+ Tình hình nợ quá hạn

Dưới đây là bảng thể hiện tỷ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng Agribank trong giai đoạn 2017-2019.

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn đối với KHCN tại ngân hàng Agribank trong giai đoạn 2017- 2019 và Quý I năm 2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Qúy I, năm 2020 Chênh lệch (2018/2017) Chênh lệch (2019/2018) + % + % 1. Tổng dư nợ 596.717 702.922 782.110 860.321 106.205 15,1 79.188 10,12 2. Nợ quá hạn 4.475 5.694 6.413 5.420 1.218 21,4 720 11,22 Nhóm 2 2.338 2.676 3.008 2.753 337 12,6 332 11,05 Nhóm 3 933 947 1.159 1.334 14 1,4 212 18,27 Nhóm 4 863,4 1.045 1.110 553 182 17,4 66 5,9 Nhóm 5 340 1.026 1.136 800 686 66,8 110 9,69 4. Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng nợ (%) 0,75 0,81 0,82 0,63

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ tại ngân hàng Agribank trong giai đoạn 2017- năm 2019 và Quý I năm 2020

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh-Ngân hàng Agribank trong giai đoạn 2017-2019 và Quý I năm 2020)

Bảng trên cho thấy, tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Agribank có xu hướng tăng nhanh qua các năm, cụ thể: năm 2017, nợ quá hạn của ngân hàng là 4.475 tỷ đồng, năm 2018 là 5.694 tỷ đồng, tăng 21,4 % so với năm 2017, đến năm 2019 chỉ tiêu này tăng lên tới 6.413 tỷ đồng, tăng 11,22 % so với năm 2018. Đến Quý I, năm 2020, nợ quá hạn của ngân hàng Agribank là 5.420 tỷ đồng, đây là con số khá cao so với các năm vừa qua.

Trong đó, nợ các nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, và nhóm 5 cũng tăng dần lên trong giai đoạn 2017-2019, tính đến năm 2019 tổng nợ của nhóm 5 lần lượt là: 340 tỷ đồng; 1.026 tỷ đồng; 1.136 tỷ đồng; riêng Quý I, năm 2020 chỉ tiêu này là 800 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 2 là cao nhất và lại có xu hướng tăng dần lên. Điều này cho thấy hoạt động kiểm tra, kiểm soát nợ của ngân hàng Agribank chưa hiệu quả.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Ngân hàng Agribank trong các năm 2017, năm 2018, và năm 2019 cũng tăng dần lên, lần lượt là: 0,75%; 0,81%;

và 0,82 %, và Quý I, năm 2020, chỉ tiêu này đạt 0,63%. Nhìn chung, tỷ lệ quá hạn của Ngân hàng Agribank hiện tại là khá cao, và dễ dẫn đến tình trạng rủi ro tín dụng. Do đó, Ngân hàng cần phải đưa ra giải pháp xử lý kịp thời để tránh xảy ra những thất thốt trong tương lai.

+ Tình hình nợ xấu

Dưới đây là bảng thể hiện chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Agribank

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 58 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)