Phương hướng nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 91 - 93)

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ

3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay

cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đến năm 2025

3.1.1. Phương hướng chung

Định hướng chủ đạo của Ngân hàng Agribank từ Quý II, năm 2020 đến năm 2025 là phấn đấu xây dựng hệ thống Agribank thành hệ thống dịch vụ ngân hàng uy tín nhất trong nước và ngang tầm với các nước trong khu vực.

Toàn hệ thống Agribank cũng phấn đấu thực hiện thắng lợi và hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra: tín dụng tăng trưởng trên 18%, huy động vốn từ nền kinh tế trên 16%, tỷ lệ nợ xấu dưới mức 2,5%. Từ Quý II, 2020, Agribank sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao nhất nhằm hiện thực hóa các mục tiêu và kế hoạch đã đặt ra, tiếp tục có các bước đột phá, ghi thêm những dấu ấn mới trong năm 2021 và thực thi chiến lược phát triển đến năm 2025.

Thêm vào đó, Agribank cũng thay đổi cơ cấu hoạt động, đổi mới hình thức quản lý và quản trị ngân hàng nhằm hướng tới các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế của một ngân hàng với dịch vụ tốt nhất, trang thiết bị hiện đại.

Đồng thời, ngân hàng Agribank cũng thực hiện chiến lược phát triển mạnh mẽ cơ sở khách hàng, gia tăng thị phần kinh doanh bằng cách kiểm soát tốt chất lượng tài sản, đảm bảo sự an toàn hoạt động, duy trì tốc độ tăng trưởng các mặt hoạt động kinh doanh của Agribank cao hơn 2019, đồng thời tăng cường triển khai các dự án nâng cao năng lực quản lý nhằm tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần nâng cao khả năng điều hành; mở rộng quy mô phải phù hợp với năng lực tài chính và khả năng của mình, xử lý triệt để nợ xấu, đồng thời cần trích dự phịng rủi ro tín dụng một cách đầy đủ. Xây dựng và hồn thiện mơ hình tín dụng cũng như quy trình xử lý RRTD hiệu quả. Kiểm tra, rà soát rủi ro trong giới hạn và phát hiện dấu hiệu RRTD. Đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực. Quản lý tài sản nợ hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh một cách nhanh chóng.

3.1.2. Phương hướng cụ thể

Trong hoạt động tín dụng, định hướng cho vay KHCN là một phần của định hướng chiến lược kinh doanh chung của toàn Ngân hàng Agribank. Định hướng hoạt động cho vay được ban hành trong từng giai đoạn trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung của Ngân hàng Agribank và được thể hiện bằng các mục tiêu cụ thể cho phù hợp với tình hình thị trường và tình hình hoạt động thực tế của ngân hàng.

Ngân hàng Agribank sẽ xây dựng chiến lược QTRRTD phù hợp bằng cách thiết lập các hạn mức thanh toán tương ứng với mức độ RR mà ngân hàng Agribank có thể chấp nhận được đối với từng KHCN và đối với từng lĩnh vực địa lý, ngành nghề. Agribank cũng giám sát dư nợ liên quan tới các hạn mức đã cấp một cách nghiêm ngặt. Hạn mức tín dụng cấp cho KHCN sẽ được thiết lập thơng qua hệ thống xếp hạng tín dụng, trong đó mỗi loại KH sẽ được xếp loại ở một mức độ rủi ro khác nhau. Hệ thống xếp hạng tín dụng phải được sửa đổi, cập nhật lại liên tục.

Hơn nữa, Ngân hàng Agribank cần từng bước nâng cao năng lực nhằm đáp ứng có hiệu quả hơn nhu cầu của các khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng nên cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ NHTM đa dạng, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng cá nhân. Trong đó, cần ưu tiên tập trung phát triển sản phẩm ngân hàng giao dịch. Phấn đấu đưa thị phần cho vay từ

mức 3,8% hiện nay lên 7% vào năm 2025. Năm 2025, tổng thu nhập/năm từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng Agribank phấn đấu đạt trên 50 nghìn tỷ đồng, số dư cho vay đạt 1.000 nghìn tỷ đồng.

Đối với cơng tác định hướng kiểm sốt và Quản trị RRTD: QTRTD và từ đó tận dụng cơ hội kinh doanh, bảo tồn vốn cho cổ đông là một trong các vấn đề được ngân hàng đặc biệt quan tâm. Ngân hàng Agribank tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng thận trọng để duy trì RRTD ở mức thấp nhất, thực hiện chặt chẽ hơn việc trích lập dự phịng RRTD theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản nợ quá hạn theo quyết định của Hội đồng quản trị.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)