CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đối với cho vay
cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam
3.2.1. Nâng cao chất lượng các công cụ đo lường RRTD trong cho vay KHCN KHCN
Nhằm nâng cao hiệu quả QTRRTD, ngân hàng Agribank phải hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng thông qua việc nâng cao phát triển hệ thống cảnh báo sớm các tiềm ẩn trong hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng, bao gồm việc phân tích tình hình tài chính của KH, phát triển và thống nhất cách thức giám sát NH trên cơ sở lý luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận tới hoạt động đánh giá chất lượng QTRRTD trong nội bộ ngân hàng; nâng cao kỹ thuật trong khâu trích lập dự phịng rủi ro..
Agribank cần phải tích cực nâng cao chất lượng các công cụ đo lường RRTD, đồng thời áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới. Thiết lập và tách bạch các nhóm nghiệp vụ bao gồm: QTRR; QTRRTD; Quản lý tài sản Nợ/Có, Quản lý Tài chính - Kế tốn; Quản trị nhân lực; Quản trị thanh tốn; Quản trị cơng nghệ; Quản lý chiến lược kinh doanh và Marketing. Thêm vào
đó, ngân hàng Agribank nên thực hiện minh bạch và cơng khai hóa thơng tin. Đây chính là là cơ sở, động lực để nâng cao chất lượng QTRRTD.
3.2.2. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ trong cho vay KHCN
Cơng tác kiểm sốt nội bộ có vai trị vơ cùng quan trọng trong tất cả các hoạt động của ngân hàng, không chỉ riêng về mảng tín dụng. Hiện tại, Ngân hàng Agribank có Ban kiểm tốn, Bộ phận giám sát từ xa và Ban kiểm soát tại chi nhánh. Để các bộ phận này hoạt động thực sự có hiệu quả, hết chức năng, cần thiết phải có một số điều chỉnh sau: Ban kiểm tốn hiện nay hoạt động tương đối hiệu quả. Tuy nhiên nhằm đào tạo được một kiểm tốn viên giỏi khơng phải đơn giản, thời gian mất khoảng 2 năm. Trong trường hợp tuyển kiểm toán viên thì khơng rành về hoạt động tín dụng của ngân hàng, còn nếu tuyển nhân sự mới cũng phải đào tạo rất tốn thời gian. Ngược lại, nhân viên kiểm tốn cũng có nhu cầu luân chuyển công việc, nên chế độ đối với nhân sự làm kiểm tốn viên cần được cân nhắc nhằm tránh tình trạng đào tạo xong lại không phục vụ được trong lĩnh vực được đào tạo. Hơn nữa, bộ phận giám sát từ xa cần phải linh hoạt hơn. Hiện nay, Bộ phận giám sát từ xa của Ngân hàng Agribank chưa hiểu hết bản chất của HĐTD, đơi khi cịn quá cứng nhắc, thực hiện theo từng câu chữ trong công văn ban hành, làm tốn thời gian cho chi nhánh trong việc giải trình khi bắt sai lỗi.
Hiện nay, bộ phận Kiểm soát tại Ngân hàng Agribank chưa thực sự hoạt động một cách độc lập, chưa thực hiện chưa đúng với chức năng kiểm soát của mình và cịn bị chi phối nhiều bởi mối quan hệ với cán bộ tín dụng trong cùng một ngân hàng. Để bộ phận này hoạt động hiệu quả và thực hiện đúng vai trị của mình, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Cán bộ kiểm soát tại ngân hàng Agribank phải thực sự có bản lĩnh, cả về trình độ nghiệp vụ lẫn việc ứng xử giữa các mối quan hệ bởi khi làm việc tại
chi nhánh, công việc của cán bộ kiểm soát và cán bộ tín dụng, đơi khi mâu thuẫn nhau. Nhân viên tín dụng thì muốn đạt chỉ tiêu, muốn hồ sơ tiến hành nhanh để vừa lòng khách hàng, đơi khi lại qn đi hoạt động kiểm sốt rủi ro. Cán bộ Kiểm toán tại chi nhánh phải thực sự hiểu biết, tạo lòng tin cho Cán bộ tín dụng và phải dung hịa được các mối quan hệ với các bộ phận khác, và kể cả đối với Ban lãnh đạo ngân hàng, tránh những mâu thuẫn công việc phát sinh thành mâu thuẫn cá nhân tại ngân hàng.
Khi có sự khơng thống nhất giữa Bộ phận Kiểm soát tại ngân hàng, nên có một kênh trao đổi thơng tin hiệu quả, xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể. Bộ phận Kiểm sốt có thể liên hệ trực tiếp với Khối vận hành để xem xét chỉ đạo thực hiện, đảm bảo hoạt động tín dụng thực sự hiệu quả, an tồn. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên Kiểm soát tại ngân hàng, tuyển chọn những nhân viên giỏi, làm việc tại vị trí tín dụng hơn 2 năm, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi để nắm bắt được những rủi ro có thể xảy ra, dự báo và đưa ra các kiến nghị cần thiết trong q trình cấp tín dụng. Ln chuyển kiểm sốt viên giữa các chi nhánh, phịng giao dịch để việc kiểm soát được khách quan hơn, tránh việc lợi dụng các mối quan hệ quen biết trong ngân hàng Agribank để những rủi ro có cơ hội phát sinh.
3.2.3. Nâng cao trình độ đội ngũ nguồn nhân lực cho vay KHCN
Hiện nay, quá trình thẩm định, phân tích tín dụng tại Agribank vẫn cịn chứa nhiều yếu tố mang tính kinh nghiệm, dự đốn và các kết luận mang tính chủ quan của cán bộ. Do vậy, QTRRTD phụ thuộc phần lớn vào việc nâng cao trình độ, năng lực chun mơn của đội ngũ cán bộ. Để xây dựng được đội ngũ nguồn nhân lực giỏi, có đạo đức và trình độ năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc và hiệu quả công việc, ngân hàng Agribank nên tiến hành những hoạt động sau:
Ngân hàng cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, có các kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung và dài hạn. Có cơ chế tuyển dụng phù hợp, ưu tiên tuyển dụng cho bộ phận tín dụng; giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho chuyên viên QTQHKH thường xuyên, từng bước xây đựng đội ngũ QL QHKH có đạo đức, có năng lực chun mơn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ: trẻ hoá đội ngũ cán bộ QTRR với các tiêu chuẩn về trình độ chun mơn, vi tính, ngoại ngữ, những kiến thức cơ bản về pháp luật, thị trường …
Thêm vào đó, ngân hàng Agribank nên bố trí cán bộ trong các phịng ban phù hợp trên cơ sở trình độ chun mơn nghiệp vụ, tâm tư nguyện vọng của cán bộ công nhân viên để sử dụng đúng người, đúng việc, nhất là cán bộ làm cơng tác tín dụng bởi đây chính là nguồn trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho Chi nhánh. Cùng với đó, Agribank cần phải quan tâm đặc biệt tới việc bồi dưỡng nguồn cán bộ có chun mơn và có kinh nghiệm nhằm đào tạo và bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng nắm giữ các yếu tố chính trong q trình quản lý và điều hành RRTD của ngân hàng; đảm bảo các cấp kiểm soát đều am hiểu thị trường, am hiểu khách hàng, có kinh nghiệm thẩm định để hỗ trợ bán hàng; tăng trưởng tín dụng mà vẫn an toàn.
Hơn nữa, ngân hàng nên kết hợp với các cơ sở đào tạo và các đơn vị có liên quan tổ chức các lớp, khóa đạo tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức nhằm nâng cao kỹ năng tiếp xúc khách hàng, kỹ năng khai thác thông tin từ KH , nâng cao năng lực nhận diện, đo lường, đánh giá, và phân tích RRTD, xử lý các khoản nợ xấu,..
Ngân hàng Agribank cũng nên đánh giá năng lực cán bộ dựa theo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, thông qua tổ chức thi nghiệp vụ nhằm bố trí sắp xếp lại cán bộ, giao việc phù hợp hơn với năng lực và sở trường của mỗi cán bộ và vị trí cơng việc. Có sự thay đổi, luân chuyển khách hàng đối
với cán bộ phụ trách, nhằm tránh tình trạng có sự thơng đồng giữa cán bộ tín dụng với khách hàng trong qúa trình thẩm định cho vay và đánh giá RRTD, hoạt động tín dụng sẽ khơng khách quan, che dấu những nguy cơ tiềm ẩn của RRTD.
Thêm vào đó, ngân hàng có thể điều động, ln chuyển chun viên tín dụng, QTQHKH giữa các phịng tại Chi nhánh chính và các phịng giao dịch với nhau, để đánh giá và xem xét bố trí và sắp xếp cán bộ một cách phù hợp. Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra những kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cán bộ, thậm chí phải xử lý sắp xếp lại lao động và bố trí làm cơng việc khác phù hợp hơn.
3.2.4. Đổi mới phương pháp xử lý RRTD đối với cho vay KHCN
Nhằm xử lý RRTD một cách có hiệu quả, Ngân hàng Agribank cần phải tập trung xây dựng các giải pháp giải quyết những vướng mắc, khó khăn của KHCN. Ngân hàng cần phải đưa ra các biện pháp phù hợp đối với các khoản vay có vấn đề, đồng thời đưa ra các biện pháp giúp ngăn chặn kịp thời tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn. Một số dấu hiệu của các khoản cho vay có vấn đề đối với các khách hàng thường gặp như: sự suy giảm của tài khoản tiền gửi, sự gia tăng của các khoản phải thu, hoàn trả nợ vay chậm hoặc quá hạn. Do đó, Ngân hàng Agribank cần phải đưa ra các biện pháp tích cực giúp khách hàng và giúp ngân hàng vượt qua những khó khăn. Định hướng chung của ngân hàng trong hoạt động hạn chế RRTD là triển khai những giải pháp phù hợp trên cơ sở phân tích tình hình của mỗi khách hàng, cụ thể:
Đối với những nguyên nhân như lũ lụt, thiên tai, … ngân hàng nên lập hồ sơ xử lý giảm nợ, xóa nợ, sử dụng quỹ DPRR nhằm bù đắp gửi lên NHNN xử lý.
Giảm lãi suất cho vay để tháo gỡ khó khăn cho KHCN. Nhận thêm tài sản đảm bảo nợ vay
Tổ chức các cuộc thương lượng với các tổ chức tín dụng khác cùng tham gia đầu tư đối với KHCN nhằm đưa ra phương án giải quyết những khó khăn cho khách hàng, có thể tính đến phương án duy trì cấp TD để giảm tải áp lực trả nợ, giúp khách hàng có nguồn vốn luân chuyển nhằm duy trì và mở rộng hoạt động SXKD, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho NH thu hồi dần những khoản nợ. Trên thực tế, đối với các khách hàng có thiện chí trả nợ thì phương pháp này đã mang lại hiệu quả tích cực.