Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 71 - 77)

5. Kết cấu luận văn:

2.3. Đánh giá chung về phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng: - Nguyên nhân từ từ Chi nhánh:

+ Đa số các cán bộ tín dụng của Vietinbank Bắc Ninh cịn rất trẻ, năng động, sáng tạo nhưng thiếu kinh nghiệm trong quá trình thẩm định và giám sát mục đích sử dụng vốn vay. Vì vậy có thể dẫn đến xét duyệt cho vay những khoản vay kém an toàn, hiệu quả, bỏ qua khoản vay có hiệu quả kinh tế cao. Cho vay tài trợ các dự án trung và dài hạn thường khó khan và phức tạp hơn nhiều so với thẩm định cho vay các món vay ngắn hạn vì vậy tâm lý ngại khó cùng với kinh nghiệm cịn hạn chế của cán bộ cho vay đã ảnh hưởng phần nào đến phát triển cho vay trung dài hạn khách hàng DNNVV.

+ Hoạt động cho vay đối với DNNVV mang tính đặc thù riêng, mặc dù hiện nay Vietinbank Bắc Ninh đã có bộ phận riêng chuyên quản lý và phụ trách nhóm khách hàng DNNVV, tuy nhiên năng lực cịn hạn chế hoạt động chưa hiệu quả.

+ Cơng tác tiếp thị, phát triển khách hàng còn hạn chế: Trong những năm qua mặc dù hoạt động cho vay DNNVV có tăng trưởng tuy nhiêu phần lớn các khách hàng biết đến Vietinbank Bắc Ninh thông qua giới thiệu của các khách hàng hiện hữu hoặc do khách hàng có nhu cầu vay vốn tìm đến ngân hàng. Chi nhánh chưa có chiến lược phát triển thị trường chuyên nghiệp. Việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm tín dụng thông qua các hội, hiệp hội doanh nghiệp chưa được đẩy mạnh, việc kết nối với các đơn vị có nhiều tiềm năng để phát triển khách hàng như: Ban quản lý KCN, Sở kế hoạch đầu tư, Cơ quan thuế chưa được khai thác vì vậy quy mô cho

vay DN VVN cịn ở mức khiêm tốn và nếu khơng có giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường thì việc duy trì và tăng trưởng cho vay DNNVV gặp nhiều khó khăn.

.+ Về cơng tác kiểm tra của cán bộ tín dụng chưa chặt chẽ, đơi khi cịn mang tính hình thức, khơng thường xun nên khó có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích cũng như đưa ra quyết định thu nợ trước hạn. Kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm giúp cho Vietinbank Bắc Ninh thấy được giá trị hiện tại của tài sản đó có thể đưa ra những cách thức xử lý cho phù hợp khi giá trị tài sản thay đổi. Việc lưu giữ hồ sơ trong cho vay cịn có tình trạng thiếu: hợp đồng kinh tế, hóa đơn bổ sung, biên bản kiểm tra xử lý nợ vay... Khi khách hàng không trả được nợ ngân hàng gửi hồ sơ sang cơ quan pháp luật khởi kiện có thể sẽ gặp khó khăn. Do đó, xử lý dư nợ cho vay theo nguyên tắc cho vay có hồn trả cả gốc và lãi cùng các chi phí phát sinh sẽ khơng được thực hiện, tất yếu dẫn đến hiệu quả cho vay thấp.

+ Thời gian xét duyệt quyết định cho vay DNNVV tại Chi nhánh tương đối dài trung bình từ 7-10 ngày do đó nhiều khi làm mất cơ hội kinh doanh của khách hàng’

- Nguyên nhân từ phía Trụ sở chính ( NH Cơng thƣơng Việt Nam):

+ Sản phẩm cho vay dành riêng cho KH DNNVV chưa phong phú:

Ngân hàng thiếu những sản phẩm trọn gói dành cho DNNVV, những sản phẩm hiện có chưa phong phú và đạt hiệu quả như mong đợi Hiện nay sản phẩm cho vay DNNVV mặc dù đã được thiết lập tuy nhiên khơng có nhiều ưu đãi nổi trội để thu hút được KH DNVVV ( chính sách phí, tài sản đảm đảo,). Chưa thiết kế được gói sản phẩm đồng bộ ( cho vay, huy động, phí) để khuyến khích khách hàng sử dụng đa sản phẩm tối đa hóa lợi ích cho ngân hàng.

+ Việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của DNNVV hạn chế do điều kiện cho vay của ngân hàng còn khắt khe:

Thực tế cho các NHTM cổ phần có thể mở rộng cho vay DNNVV tốt hơn NHTM nhà nước và trong khi các NHTM cổ phần chấp nhận cho vay đối với khách hàng này, những ngân hàng khác lại không. Và kết quả là khàng vẫn trả nợ tốt, tỷ lệ

nợ xấu của ngân hàng chấp nhận cho vay khơng cao, thậm chí thấp hơn những hàng mà DNNVV không vay vốn được. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng, cơ chế kiểm soát rủi ro trước sau khi cho vay của ngân hàng nào tốt hơn sẽ đem lại chất lượng tín dụng tốt hơn và khẩu vị và cơ chế cân bằng rủi ro của ngân hàng nào tốt hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Vấn đề khó khăn nhất khi DNNVV đi vay ngân hàng là tài sản bảo đảm tiền vay. DNNVVcó quy mơ nhỏ, vốn hoạt động không lớn, trong khi những tài sản được ngân hàng yêu cầu bảo đảm cho khoản vay thường mang giá trị rất lớn, gây khó khăn cho DNNVV. Việc định giá các tài sản này cũng thường thấp hơn giá trị thực do các ngân hàng áp dụng khá “nguyên tắc” các quy định về giá đất của nhà nước gây bất lợi cho DNNVV.

+ Cơ chế luân chuyển cán bộ chưa phù hợp: Theo quy định về luân chuyển cán bộ hiện nay cán bộ quan hệ khách hàng tại phòng KHDN NVV được đảm nhận nhiệm vụ tối đa không quá 3 năm. Thời gian q ngắn làm cho cán bộ tín dụng chưa có đủ thời gian để gắn bó, đồng hành cùng khách hàng và hiểu rõ hơn về khách hàng vì vậy việc phát triển thêm khách hàng mới từ khách hàng hiện hữu gặp nhiều khó khăn hoặc khi khách hàng và cán bộ quan hệ khách hàng vừa hiểu nhau và quen với phong cách làm việc của nhau thì đã bị thay đổi cán bộ mới làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho vay của Vietinbank Bắc Ninh. Kinh nghiệm tích lũy của cán bộ trong cơng tác phát triển cho vay chưa kịp phát huy hết đã phải thực hiện công tác luân chuyển cán bộ.

* Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa - Đánh giá chung:

Điểm hạn chế lớn nhất khi các doanh nghiệp DNNVV khi đặt quan hệ vay vốn với hệ thống ngân hàng đó là phần lớn các doanh nghiệp SME là các doanh nghiệp trẻ, họ chưa đủ thời gian để xây dựng lịng tin với ngân hàng. Do đó các ngân hàng thường chưa có đủ các kinh nghiệm và thơng tin cần thiết để giao dịch thành công với các loại doanh nghiệp này. Tỷ lệ sống sót của các doanh nghiệp trẻ thường rất thấp tạo ra rủi ro quá lớn cho các ngân hàng.

Bên cạnh đó, khả năng thực hiện các dự án đầu tư (thường tương ứng với nguồn vốn trung, dài hạn) của các DNNVV không đủ thuyết phục các ngân hàng cho vay. Nguyên nhân khách quan hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV thường mang tính tự phát, theo phong trào, tính chất gia đình, thiếu kế hoạch, chiến lược cụ thể, chưa tạo nên sự khác biệt và có tính cạnh tranh. Sự am hiểu về pháp luật cịn hạn chế, trình độ nhân lực thấp, cơng nghệ lạc hậu, đa phần kinh doanh có tính chất ngắn hạn, thương vụ trong việc tiếp thị và tìm kiếm thị trường. Sức chịu đựng rủi ro thấp, khả năng chống đỡ kém trước biến độn kinh tế vĩ mơ. Chính vì vậy, ngân hàng chủ yếu chỉ cấp tín dụng ngắn hạn, mang tính thương vụ cho các DN mà ít phê duyệt các dự án đầu tư chiều sâu nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của DNNVV. Cơng tác hạch tốn kế tốn và báo cáo tài chính của một bộ phận DN cịn yếu về trình độ và kém thức chấp hành các quy định của luật pháp, vì vậy khơng đủ làm cơ sở cho các NHTM đánh giá chính xác về quả SXKD của DN. Việc cơng khai tài chính của DN còn rất thiếu minh bạch, phần lớn các DNNVV khơng có hệ thống kế tốn tiêu chuẩn. Báo cáo của DN khơng được kiểm tốn hàng năm, do đó, khơng đủ độ tin cậy. thế nữa, các doanh nghiệp thường có song song hai hệ thống kế tốn là kế toán thuế và kế tốn nội bộ. Nếu vào báo cáo thuế thì sẽ khơng phản ánh chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV bởi vì để tránh thuế doanh nghiệp thường để doanh thu, lợi nhuận theo báo cáo thuế thấp, còn nếu dựa vào báo cáo nội bộ thì DNNVV có tthay đổi theo mục đích chủ quan nên ngân hàng khơng đủ cơ sở tin cậy để đánh giá

Thêm vào đó, các SME do đang q trình hồn thiện nên thường yếu kém trong tổ chức hoạt động kinh doanh, trong quản lý và trong khả năng marketing.

Các SME thường không đủ khả năng để lập các dự án chi tiết đủ để thuyết phục các ngân hàng điều này đôi khi được các doanh nghiệp cho rằng các thủ tục của ngân hàng phức tạp. Các khoản vay này thường nhỏ nên chí phí quản lý trên một đồng vốn cho vay là cao. Tại các nước đang phát triển thì các SME thường được hình thành và phát triển trong các khu vực phi chính thức, trong đó có rất nhiều giao dịch khơng được ghi chép lại đúng chuẩn mực, nhiều khoản thu chi không chứng minh được

nguồn gốc do đó khi tiếp cận các nguồn tài chính chính thức họ thường khó chứng minh và thuyết phục người cho vay về khả năng sinh lời của họ.

Đây là nguyên nhân cơ bản khiến việc vay vốn của DNNVVcịn gặp khó khăn. Mặt khác, một thực tế đang tồn tại là tình trạng các doanh nghiệp vay vốn ln đối phó với các ngân hàng thông qua việc cung cấp số liệu khơng trung thực. Chế độ kế tốn đã được ban hành nhưng phần lớn các DN thực hiện không nghiêm túc. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý vốn vay của đơn vị để qua đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn có tác dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển sản xuất đồng thời đảm bảo thu hồi vốn cho ngân hàng.

- Trình độ quản lý và năng lực sản xuất của các DNNVV còn hạn chế.

+ Phần lớn trong các DN này, trình độ cán bộ quản lý cịn chưa cao, hạn chế trong tiếp cận với những kiến thức, phong cách quản lý hiện đại, khả năng quản lý cả về kỹ thuật kinh doanh cịn kém, thiếu đội ngũ lao động có trình độ chun mơn cao. Chính điều này làm cho năng lực kinh doanh của DN ảnh hưởng nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn tới khả năng sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng.

Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và khơng ổn định làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế trong việc cạnh tranh...

Hoạt động nghiên cứu thị trường của các DNNVV còn rất yếu kém, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, xây dựng và quảng bá thương hiệu chưa được quan tâm và đầu tư thích đáng. Ngồi ra, có thể thấy hiện nay các DNNVV Việt Nam chưa có sự liên kết mạnh mẽ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 thể hiện tổng quan về thực trạng phát triển cho vay đối với phân khúc DNVVN tại Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh.

Hoạt động cho vay DNNVV có xu hướng tăng trưởng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng chậm lại do sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa các ngân hàng trong việc chiếm lĩnh thị phần cho vay.

Mặc dù hoạt động cho vay DNNVV có sự tăng trưởng tuy nhiên so với tiềm năng của thị trường thì quy mơ cho vay ở mức khiêm tốn.

Bên cạnh đó, cơng tác quản lý nợ là khá tốt, chất lượng nợ luôn được trú trọng, dư nợ quá hạn và nợ xấu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay. Do thủ tục vay còn nhiều giấy tờ, công tác phát triển thị phần chưa được quan tâm vì vậy cần có giải pháp để phát triển hoạt động cho vay nhằm tăng quy mô cho vay mang lại lợi ích lớn hơn cho Chi nhánh.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI

NHÁNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 71 - 77)