7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank CN
2.2.2 Cải thiện sức cạnh tranh
Hiện nay, Agribank CN KCN Đình Trám cung cấp đa dạng các sản phẩm cho vay KHCN cho khách hàng bao gồm:
Bảng 2.2. Các sản phẩm cho vay KHCN tại Agribank CN KCN Đình Trám Tên sản Tên sản phẩm Mục đích Đặc điểm sản phẩm Cho vay tín dụng tiêu dùng
Vay tiêu dùng (mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình, chi phí học tập, khám chữa bệnh…)
Hạn mức vay: Tối đa 30 triệu đồng
Thời gian vay: Tối đa 12 tháng Cho vay hạn
mức quy mô nhỏ
Đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh...
Hạn mức vay: Tối đa 300.000.000 VND (Ba trăm triệu đồng)
Thời gian vay: Ngắn, trung hạn (theo từng nhu cầu vốn cụ thể của khách hàng)
Cho vay lưu vụ
Thanh toán các chi phí ni trồng, chăm sóc các cây trồng, vật ni có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây cơng nghiệp có thu hoạch hàng năm
Hạn mức vay: Căn cứ vào nhu cầu vay, không vượt quá dư nợ của chu kỳ trước
Thời gian vay: Tối đa 12 tháng, không vượt quá thời gian còn lại của chu kỳ sản xuất tiếp theo Cho vay
dưới hình thức thấu chi tài khoản
Phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng đời sống không dùng tiền mặt của khách hàng
Hạn mức thấu chi: tối đa lên tới 100 triệu đồng.
Thời hạn thấu chi: tối đa 12 tháng
Tên sản phẩm Mục đích Đặc điểm sản phẩm Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh Đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp ngoài nhu cầu vốn phục vụ đời sống, bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân vay vốn là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.
Mức cho vay: Tối đa 100% nhu cầu vốn.
Cho vay ngắn hạn: Tối đa 100% nhu cầu vốn.
Cho vay trung hạn: Tối đa 75% tổng nhu cầu vốn.
Cho vay dài hạn: Tối đa 70% tổng nhu cầu vốn.
Thời hạn vay: Ngắn, trung và dài hạn (theo từng nhu cầu vốn cụ thể của khách hàng)
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn nội bộ)
Như vậy, Agribank CN KCN Đình Trám cung cấp tương đối đa dạng các sản phẩm cho vay KHCN cho khách hàng của chi nhánh. Tuy nhiên, so sánh với các NHTM khác trên địa bàn thì số lượng sản phẩm cho vay KHCN của chi nhánh cịn khá ít (Vietcombank cung cấp 11 sản phẩm cho vay KHCN, BIDV cung cấp 16 sản phẩm cho vay KHCN). Thêm vào đó, sản phẩm cho vay KHCN của chi nhánh vẫn chưa có nhiều sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, chưa có sản phẩm đặc trưng phục vụ nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Dư nợ cho vay KHCN của chi nhánh chủ yếu tập trung vào sản phẩm cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh và cho vay lưu vụ. Các sản phẩm cho vay khác của chi nhánh chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ của chi nhánh. Điều này cho thấy sự mất cân đối trong cấu trúc sản phẩm cho vay KHCN tại Agribank CN KCN Đình Trám.
Hình 2.5. Cấu trúc sản phẩm cho vay KHCN tại Agribank CN KCN Đình Trám
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2016-2020)
Hiện nay, theo chủ trương của Agribank cũng như xu hướng của ngành ngân hàng, chi nhánh đã tập trung phát triển cho vay tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm này còn chậm và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của chi nhánh.
Agribank CN KCN Đình Trám có 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp, trực diện nguy hiểm nhất, thách thức nhất trên địa bàn về cho vay KHCN là Vietcombank Bắc Giang – Phịng giao dịch KCN Đình Trám và BIDV Việt Yên. So sánh với đối thủ cạnh tranh, Agribank CN KCN Đình Trám có mạng lưới phịng giao dịch rộng khắp. Agribank CN KCN Đình Trám hiện đang có thị phần lớn nhất về cho vay KHCN trên địa bàn huyện Việt Yên (13,6%) nhờ chiếm ưu thế về chi phí vốn, uy tín thương hiệu mạnh nên thu hút khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên, hiện tại hoạt động marketing và chất lượng cho vay KHCN của Agribank CN KCN Đình Trám cịn kém phát triển hơn so với Vietcombank; các sản phẩm dịch vụ cịn kém đa dạng và khơng có tính khác biệt so với Vietcombank và BIDV.