6. Kết cấu đề tài
1.3. Phát triển văn hóa doanh nghiệp
1.3.1 Khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện; cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
Phát triển văn hóa là một khái niệm đa nghĩa, bao gồm sự thay đổi văn hóa theo xu thế tiến bộ, trước hết là ở những lĩnh vực cơ bản của đời sống văn hóa dân tộc như phát triển con người, phát triển mơi trường văn hóa cùng với các lĩnh vực hoạt động văn hóa cơ bản như: giáo dục – đào tạo, khoa học – cơng nghệ, văn hóa – nghệ thuật, thơng tin đại chúng, phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và dịch vụ văn hóa, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa; đảm bảo sự đa dạng văn hóa giữa các dân tộc… Sự phát triển văn hóa khơng phải là sự phát triển đơn tuyến mà là sự đa tuyến, đa dạng.
Phát triển văn hóa doanh nghiệp phải đi theo cả chiều rộng và chiều sâu, tức là làm cho các yếu tố cấu thành nên văn hóa của một doanh nghiệp thăng hoa lên, ngày càng đi lên phát triển theo hướng tiến bộ dựa trên các giá trị chuẩn mực về văn hóa của doanh nghiệp. Đây là một mục tiêu không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bởi nó chính là “chìa khóa vạn năng” giúp cho doanh nghiệp nâng cao được hình ảnh, uy tín và đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan (2020), Phát triển văn hóa doanh nghiệp là một quá trình chuyển biến một cách tích cực của các yếu tố văn hóa doanh nghiệp theo một định hướng chiến lược nhất định mà các chủ thể quản trị doanh nghiệp đã xác định, thơng qua đó văn hóa doanh nghiệp sẽ tác động tích cực hơn tới hành vi của các cá nhân trong doanh nghiệp và từ đó sẽ tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo dựng hình ảnh trong cộng đồng.
Để phát triển văn hóa doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp phù hợp để phát triển các yếu tố biểu trưng trực quan và phi trực quan cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp
1.3.2.1 Các yếu tố bên ngồi
a, Các giá trị văn hóa truyền thống
VHDN là một nền tiểu văn hoá nằm trong văn hố dân tộc vì vậy sự phản chiếu văn hoá dân tộc vào VHDN là điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong một doanh nghiệp mang trong mình những nét văn hoá doanh nghiệp đặc trưng nhưng ẩn trong đó lại là những nét văn hố của dân tộc. Vì bất cứ cá nhân nào thuộc một doanh nghiệp nào đó thì họ cũng thuộc một dân tộc nhất định, mang theo phần nào giá trị văn hoá dân tộc vào trong doanh nghiệp mà họ làm việc. Tổng hợp những nét nhân cách đó làm nên một phần nhân cách của doanh nghiệp. Có bốn vấn đề chính tồn tại trong tất cả các nền văn hoá dân tộc cũng như các nền VHDN khác nhau:
Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể: Trong nền văn hoá mà
chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, quan niệm cá nhân hành động vì lợi ích của bản thân hoặc của những người thân trong gia đình rất phổ biến. Cịn nền văn hố mà ở đó chủ nghĩa tập thể được coi trọng thì quan niệm con người theo quan hệ huyết thống hay nghề nghiệp thuộc về một tổ chức có liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó tổ chức chăm lo lợi ích của các cá nhân, cịn các cá nhân phải hành động và ứng xử theo lợi ích của tổ chức.
Sự phân cấp quyền lực: Đây cũng là một thực tế tất yếu bởi trong xã hội không
thể có các cá nhân giống nhau hồn tồn về thể chất, trí tuệ và năng lực. Biểu hiện rõ nhất của sự phân cấp quyền lực trong một quốc gia là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân, mức độ phụ thuộc giữa các mối quan hệ cơ bản trong xã hội như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy và trò, giữa lãnh đạo và nhân viên… Còn trong một cơng ty, ngồi các biểu hiện như trên thì có thể nhận biết sự phân cấp quyền lực thông qua các biểu tượng của địa vị, việc gặp gỡ lãnh đạo cấp cao dễ hay khó.
Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền: Khi nam quyền được đề cao trong xã hội thì nền văn hố chịu sự chi phối của các giá trị nam tính truyền thống như sự thành đạt, quyền lực, tính quyết đốn, tham vọng,…Trong nền văn hoá bị chi phối bởi các giá trị nữ quyền thì những điều trên lại có xu hướng bị đảo ngược.
Tính cẩn trọng: Phản ánh mức độ mà thành viên của những nền văn hoá khác
nhau chấp nhận các tình thế rối ren hoặc sự bất ổn. Một trong những biểu hiện rõ nét của tính cẩn trọng là cách suy xét để đưa ra quyết định. Tư duy của người
phương Tây mang tính phân tích, trừu tượng, giàu tính tưởng tượng trong khi đó cách tư duy của người phương Đông lại tổng hợp hơn, cụ thể và thực tế hơn. Trong các cơng ty, tính cẩn trọng thể hiện rõ ở phong cách làm việc: Những nước có tính cẩn trọng càng cao thì họ có rất nhiều ngun tắc thành văn, chú trọng xây dựng cơ cấu hoạt động hơn, có tính chuẩn hố rất cao và rất ít biển đổi, khơng muốn chấp nhận rủi ro và đặc biệt có cách cư xử quan liêu hơn.
b, Q trình tồn cầu hóa và giao lưu văn hóa
Q trình tồn cầu hóa tạo ra sự hội nhập kinh tế của quốc gia này sang quốc gia khác, khu vực kinh tế này sang khu vực kinh tế khác và mở rộng phạm vi ra toàn thế giới. Các họa động kinh tế, văn hóa, xã hội được mở rộng theo hướng gia tăng phạm vi hoạt động, gia tăng lợi ích cho các bên liên quan, đồng thời cũng kéo theo những tác động tiêu cực, tuy nhiên xu thế tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng phát triển ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới.
Trong q trình tồn cầu hóa, sự giao lưu văn hóa là vấn đề tất yếu, những thói quen mua sắm, tiêu dùng thay đổi từ những ảnh hưởng của giao lưu văn hóa, hoạt động kinh doanh mở rộng phạm vi đa quốc gia đòi hỏi các doanh nhân phải thay đổi về văn hóa doanh nghiệp của mình. Các giá trị văn hóa có những thay đổi mới thích ứng với địi hỏi của tồn cầu hóa và giao lưu văn hóa. Các yếu tố nước ngồi, mơi trường kinh doanh, khách hàng nước ngoài, nhân viên nước ngoài, sự cạnh tranh ngày càng trở nên đa dạng phức tạp hơn sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức trong phát triển văn hóa doanh nghiệp.
c, Chính sách của nhà nước
Cùng với chính sách phát triển chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, chính sách phát triển văn hóa của nhà nước rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vừa có tài vừa có tâm, chính sách quản lý kinh doanh, tạo lập mơi trường kinh doanh lành mạnh, phát triển bền vững, ban hành và thực thi đồng bộ, nghiêm túc hệ thống pháp luật kinh doanh góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa của các doanh nghiệp.
Chính sách phát triển văn hóa của Nhà nước thể hiện ở mục tiêu và hệ thống các thể chế tương ứng. Mục tiêu thường được thể hiện ở chủ trương, đường lối của
Đảng, sau đó được thể chế hóa ở những văn bản pháp quy ở cấp lãnh đạo nhà nước cao nhất. Hệ thống thể chế tương ứng để những chủ trương trên có thể vận hành vào đời sống. Chính sách của Nhà nước có tính hệ thống, tồn diện, linh hoạt, trân trọng cộng đồng kinh doanh sẽ góp phần tăng sự chủ động cho các chủ thể kinh doanh xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
d, Sức mạnh của cộng đồng doanh nhân
Doanh nhân là chủ thể trong hoạt động kinh doanh , vì vậy doanh nhân sẽ là chủ thể phát triển văn hóa kinh doanh. Doanh nhân ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển văn hóa của doanh nghiệp bởi:
Một là, Doanh nhân là người đứng đầu của doanh nghiệp. Việc phát triển văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi quan điểm của người đứng đầu doanh nghiệp. Nếu những người đứng đầu có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phát triển văn hóa doanh nghiệp, tạo ra sức mạnh vơ hình cho sự phát triển doanh nghiệp trên thị trường thì sẽ sớm có kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Hai là, Mỗi doanh nhân là chủ thể tạo ra văn hóa doanh nhân, góp phần tạo ra văn hóa của cộng đồng doanh nhân. Khi mỗi doanh nhân trong cộng đồng doanh nhân có quan điểm đúng đắn và nỗ lực tìm kiếm các hệ giá trị, chuẩn mực và vận dụng các hệ giá trị, chuẩn mực đó trong hoạt động kinh doanh sẽ góp phần phát triển văn hóa doanh nhân
Một cộng đồng doanh nhân càng lớn mạnh về quy mô cũng như tăng trưởng về sức mạnh là điều kiện căn bản để phát triển văn hóa liên quan đến cộng đồng đó. Sức mạnh cộng đồng văn hóa doanh nhân tăng thì càng có điều kiện để các doanh nghiệp phát triển văn hóa của mình.
1.3.2.2 Những yếu tố thuộc về doanh nghiệp a, Tầm nhìn, sứ mệnh
Tầm nhìn và sứ mệnh thể hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức, do đó thể hiện mức độ phát triển của tổ chức. Nó cho thấy tính chất hoạt động, có định hướng có kế hoạch của tổ chức và ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa doanh nghiệp. Nếu tổ chức có sứ mệnh, tầm nhìn cụ thể, rõ ràng thì sẽ giúp cho các cá nhân trong doanh nghiệp hiểu rõ mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp mình từ đó xác định được hướng đi cũng như mục tiêu làm việc cho riêng mình để có hướng đi phù hợp, tạo
động lực làm việc cũng như củng cố lòng trung thành và nâng cao niềm tin vào người lãnh đạo của người lao động với doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp khơng có tầm nhìn, sứ mệnh cụ thể, rõ ràng thì người lao động sẽ mất niềm tin vào doanh nghiệp, không tin tưởng vào người lãnh đạo vào sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp, điều này không tạo được sự thống nhất trong môi trường làm việc, làm giảm động lực làm việc, dễ gây tâm lý chán nản và muốn rời bổ tổ chức của người lao động, đặc biệt nó ảnh hưởng đến bầu khơng khí làm việc trong tổ chức, là một trong những nguyên nhân dẫn đến một nền văn hoá tiêu cực.
b, Người lãnh đạo
Người lãnh đạo có vai trị vơ cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, đó là
người chèo lái cho doanh nghiệp tiến bước ra thị trường đầy cạnh tranh và thử thách. VHDN hình thành cùng với sự ra đời của tổ chức vì thế mà những người sáng lập ra tổ chức cũng là những người đặt nền móng đầu tiên cho Văn hố của tổ chức. Vì vậy các quan điểm, tập quán, cách thức giải quyết công việc của doanh nghiệp thường được duy trì qua các thế hệ và bị ảnh hưởng bởi các quan điểm của người lãnh đạo cao nhất.Tuy nhiên trong cùng một doanh nghiệp, các thế hệ lãnh đạo khác nhau cũng sẽ tạo ra những giá trị VHDN khác nhau. Hai đối tượng lãnh đạo ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN đó là sáng lập viên của doanh nghiệp và nhà lãnh đạo kế cận:
Sáng lập viên là người quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hố căn
bản của doanh nghiệp. Là người ghi dấu ấn đậm nét nhất lên VHDN đồng thời tạo nên nét đặc thù của VHDN. Trong thời kỳ đầu thành lập doanh nghiệp, người sáng lập phải lựa chọn hướng đi phù hợp với xu thế phát triển của thị trường, môi trường hoạt động và các thành viên tham gia vào doanh nghiệp mình,…Những sự lựa chọn này tất yếu sẽ phản ánh kinh nghiệm, tài năng, phẩm chất, triết lý kinh doanh của nhà lãnh đạo cho doanh nghiệp mà họ lập ra.
Các nhà lãnh đạo kế cận và sự thay đổi VHDN: Mỗi một cá nhân mang trong
mình những quan điểm khác nhau về cách sống, vì vậy mà khi một lãnh đạo mới lên thay thì cho dù phương án kinh doanh của người này có khơng thay đổi thì bản thân họ cũng sẽ tạo ra những giá trị văn hố mới vì VHDN chính là tấm gương phản chiếu tài năng, cá tính và triết lý kinh doanh của người chủ doanh nghiệp.
Như vậy, văn hóa của người lãnh đạo là văn hóa của một cá nhân đặc biệt bởi đó là người có ảnh hưởng lớn trong doanh nghiệp. Người lãnh đạo có xu hướng dẫn dắt doanh nghiệp của mình theo cách mà họ mong muốn, cái mà họ cho là đúng.
c, Nhân viên trong tổ chức
Tất nhiên, khơng chỉ có lãnh đạo mới ảnh hưởng đến VHDN mà còn bao gồm tất cả các thành viên còn lại trong một tổ chức nhất định. Các nhân viên cư xử và tương tác với nhau sẽ làm thay đổi khơng khí làm việc của cả một văn phịng.
Khuyến khích các hoạt động ngoại khóa, sự kiện xã hội bên ngồi cho nhân viên là một cách tuyệt vời để đưa tập thể vào một vòng tròn phát triển tinh thần đoàn kết.
Khi các nhóm làm quen với nhau, họ bắt đầu hiểu những điểm mạnh, suy nghĩ, quan điểm của nhau để cùng cải thiện. Đó chính là sự khác biệt lớn giữa những nơi làm việc nhóm hiệu quả và những nơi mà các phịng ban, nhân sự làm việc độc lập
d, Công tác tuyển dụng và đào tạo
Nhiều chuyên gia nhân sự đồng ý rằng văn hóa cơng ty mạnh mẽ là một trong những cách tốt nhất để thu hút nhân viên tiềm năng. Một nền văn hóa tích cực mang lại cho tổ chức một lợi thế cạnh tranh rất lớn. Tất cả mọi người đều muốn làm việc cho các cơng ty có danh tiếng tốt, mà điều này do chính các nhân viên cũ và hiện tại thể hiện thì lại càng đáng tin. Một cơng ty có văn hóa tích cực sẽ thu hút các tài năng sẵn sàng biến nơi làm việc tiếp theo của họ thành nhà, thay vì chỉ là bước đệm
Cơng ty có thể hoạt động mạnh mẽ chính là bởi có nền tảng về nhân sự vững chắc. Một nền VH tích cực từ DN sẽ thu hút ứng viên tham gia tuyển dụng. Nhờ quy trình tuyển dụng khắt khe, kỹ lưỡng, doanh nghiệp mới tìm được những ứng viên phù hợp
Nhân viên được đào tạo họ sẽ trung thành , đây cũng là một trong các yếu tố VH ảnh hưởng đến DN. Khi mà nhân viên cảm thấy nơi làm việc đáp ứng được nhu cầu, năng lực và đảm bảo cho cuộc sống của họ, giúp họ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, được phát triển, sáng tạo sẽ khiến họ gắn bó lâu dài với cơng ty.
e, Cơ chế khen thưởng
Trong văn hóa doanh nghiệp cũng như cơng tác quản lý nhân sự, địi hỏi người lãnh đạo cần có các cơ chế, chính sách phù hợp. Sự động viên kịp thời chính là chiêu quan trọng lấy được lịng tin u từ chính những nhân sự trong doanh nghiệp.
Khen- thưởng- phạt có vai trị rất quan trọng với các doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng bình quân chủ nghĩa, những người làm việc kém chất lượng cũng được hưởng thành quả như những người có chất lượng lao động tốt hơn. Điều này rất nguy hiểm khiến những cá nhân có năng lực thật sự chán nản và mất ý chí tiến thủ.
Do đó, chế độ khen thưởng trong doanh nghiệp là yếu tố rất cần thiết trong văn hóa cơng ty nói riêng, sự phát triển của doanh nghiệp nói chung. Những cá nhân