Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực, năng lực của các cơ

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH RAU AN TOÀN (Trang 50 - 55)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở

2.2.2.3. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực, năng lực của các cơ

xuất kinh doanh rau an toàn Việt Nam

Kết quả khảo sát điều tra về thực trạng ảnh hƣởng của các yếu tố nguồn lực, năng lực đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn Việt Nam hiện nay cụ thể nhƣ sau:

Bảng 8: Kết quả khảo sát điều tra thực trạng ảnh hưởng của yếu tố nguồn lực, năng lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn

Yếu tố Trung bình Độ lệch chuẩn Q19 Nguồn lực tài chính 3,21 0,936 Q20 Nguồn nhân lực 2,97 1,161

Q21 Cơ sở vật chất kỹ thuật – công nghệ 3,13 0,925 Q22 Hạ tầng và công nghệ thông tin 3,66 0,975

Q23 Hình ảnh và thƣơng hiệu 2,86 1,034

Q24 Năng lực cốt lõi 3,01 1,139

Q25 Năng lực khác biệt hóa 3,33 1,149

Q26 Năng lực động 2,99 1,075

Q27 Năng lực đổi mới sáng tạo 3,27 1,170

Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính cho sản xuất kinh doanh rau an toàn tại Việt Nam ngày càng đƣợc chú trọng và có tác động lớn đến hoạt động phát triển thị trƣờng, với điểm trung bình theo kết quả khảo sát điều tra là 3,21. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm và đầu tƣ tài chính vào ngun liệu, cơng nghệ kỹ thuật cũng nhƣ nguồn nhân lực phục vụ sản xuất kinh doanh và phát triển thị trƣờng RAT. Ngoài ra, việc vay vốn ngân hàng phục vụ sản xuất kinh doanh RAT ngày càng thuận tiện, dễ dàng hơn. Chính phủ và các địa phƣơng ban hành và triển khai nhiều chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh RAT. Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 đã giao Ngân hàng Nhà nƣớc triển khai chƣơng trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nơng nghiệp sạch (chƣơng trình 100.000 tỷ đồng). Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành Quyết định 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 hƣớng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay. Các ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tích cực hƣởng ứng chủ trƣơng trên của Chính phủ và các bộ ngành. Theo đó, 8 ngân hàng thƣơng mại tham gia đã đăng ký cho vay theo chƣơng trình với số tiền đăng ký trên 100 nghìn tỷ đồng, riêng Agribank khơng hạn chế về vốn và dành quy mơ tối thiểu 50 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực này.

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT hiện nay đã có sự gia tăng nhƣng nhìn chung vẫn cịn hạn chế về số lƣợng và trình độ, ảnh hƣởng đáng kể đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở này (điểm trung bình đạt 2,97 điểm). Nguyên nhân chủ yếu là do việc sản xuất kinh doanh RAT cần mơ hình sản xuất và ứng dụng những công nghệ cao trong khi các cơ sở sản xuất khơng thể tìm đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Phần lớn nguồn nhân lực, bao gồm cả cử nhân chuyên ngành nông nghiệp khi mới vào làm đều không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc, khiến các cơ sở phải đào tạo lại. Hiện nay, lao động phổ thơng thì thừa nhƣng lao động chất lƣợng cao, có trình độ kỹ thuật nắm bắt đƣợc cơng nghệ sản xuất RAT lại rất khan hiếm. Ngành này đòi hỏi từ những kiến thức cơ bản nhất nhƣ tăng giảm liều lƣợng chất dinh dƣỡng, đọc và phân tích các chỉ số của cây trồng, đến cách thu hoạch và bảo quản RAT tối ƣu nhất.

Hiện nay, phần lớn nguồn nhân lực trong các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT tự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất với nhau; số nhân lực đƣợc đào tạo bài bản có thể vào làm việc ngay lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Trong khi đó các cơ sở giáo dục có đào tạo chun ngành về nơng nghiệp hiện vẫn chƣa bắt kịp xu hƣớng nông nghiệp mới, vẫn sử dụng giáo trình tƣ liệu của nhiều năm trƣớc, điều này khiến chất lƣợng nguồn

nhân lực đầu ra thấp, khơng đáp ứng đƣợc các địi hỏi về sản xuất RAT, đặc biệt khiến các cơ sở sở xuất RAT gặp khó khăn trong việc phát triển thị trƣờng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ

Hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT tại Việt Nam cịn hạn chế, chƣa có nhiều cơ sở mạnh dạn đầu tƣ kỹ thuật và cơng nghệ vào lĩnh vực sản xuất rau an tồn. Một số cơ sở đã có sự đầu tƣ nhƣng cũng chƣa thực sự yên tâm đầu tƣ phát triển sản xuất lâu dài vì cịn nhiều lo ngại. Với hình thức bán “ký gửi,” khơng ổn định tại một số siêu thị, vào những thời điểm rau thu hoạch nhiều, RAT gặp khó khăn trong cạnh tranh với rau thƣờng về giá thành nên doanh nghiệp khó có thể thu đƣợc lợi nhuận ổn định từ kinh doanh rau an tồn.

Cơng tác hỗ trợ kỹ thuật đã đƣợc triển khai nhiều năm qua dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣng vẫn cịn nhiều hạn chế trong việc thay đổi đƣợc nhận thức của ngƣời sản xuất với các quy định trong sản xuất - kinh doanh RAT. Hiện nay, kỹ thuật sơ chế rau an tồn cịn hết sức thơ sơ, ngƣời sản xuất chủ yếu sử dụng biện pháp kỹ thuật đơn giản và làm thủ công các công đoạn sơ chế nhƣ cắt gốc, nhặt lá vàng, rửa qua đất cát bám bẩn… Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơng nghệ của các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT tại Việt Nam hiện nay còn rất nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất và trang thiết bị sản xuất còn hạn chế. Thực trạng này gây khơng ít khó khăn cho hoạt động phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất RAT. Với một lĩnh vực đòi hỏi nhiều về yếu tố kỹ thuật công nghệ nhƣ sản xuất RAT, việc các cơ sở chƣa mạnh dạn đầu tƣ các yếu tố này khiến hoạt động phát triển thị trƣờng thiếu nguồn lực và mang lại hiệu quả kém.

Hạ tầng và công nghệ thông tin

Với điểm trung bình đạt 3,66 điểm, hạ tầng và công nghệ thông tin là yếu tố nguồn lực có tác động lớn nhất đến hoạt động phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT hiện nay. Cơ sở hạ tầng phát triển RAT bao gồm cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ RAT. Hệ thống nhà lƣới đã góp phần nâng cao năng suất và chất lƣợng RAT cũng nhƣ tăng diện tích sản xuất rau trái vụ. Tuy nhiên, so với yêu cầu, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất RAT còn hạn chế. Yếu tố này đã và đang cản trở sự phát triển thị trƣờng RAT ở Việt Nam. Hệ thống tƣới RAT hiện vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể, hệ thống giếng khoan có hệ thống lọc chƣa đƣợc đầu tƣ rộng khắp, mới chỉ đáp ứng đƣợc một phần rất nhỏ nhu cầu nƣớc tƣới tại các vùng khơng có nguồn nƣớc mặt bảo đảm chất lƣợng. Bên cạnh đó, kênh mƣơng bê tông đã xuống cấp, hoạt động không thƣờng xuyên, không đáp ứng đủ nhu cầu tƣới cho rau, đặc biệt là nhu cầu tƣới vào mùa khô. Thêm vào đó, hệ thống giao thơng nội

đồng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất RAT, gây khó khăn cho việc vận chuyển vật tƣ và sản phẩm RAT thu hoạch.

Về công nghệ thông tin, một số cơ sở sản xuất RAT đã có sự đầu tƣ đúng mức vào hệ thống này. Cụ thể, các cơ sở đầu tƣ hệ thống thông tin cung cấp và cảnh báo theo thời gian thực thông số thời tiết, môi trƣờng, cảnh báo sâu bệnh trên cây rau quả. Ngồi ra, hệ thống thơng tin cịn hỗ trợ giám sát hình ảnh trực tuyến đồng ruộng, tình hình tuân thủ quy trình sản xuất RAT; chất lƣợng đất, nƣớc tƣới … Việc áp dụng đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin này giúp các cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, tạo lịng tin cho ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm RAT, giảm thiểu thiệt hại do thời tiết, sâu bệnh và thiên tai gây ra. Từ đó, tác động tích cực đến hoạt động phát triển thị trƣờng. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, hệ thống công nghệ thông tin hiện nay tại các cơ sở sản xuất RAT còn hạn chế và đƣợc đầu tƣ chƣa đồng đều.

Hình ảnh và thương hiệu

Việc xây dựng hình ảnh và thƣơng hiệu của các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT tại Việt Nam hiện nay còn rất kém, gần nhƣ các cơ sở chƣa xây dựng đƣợc vị thế của mình trên thị trƣờng. Điều này cũng đƣợc thể hiện trong kết quả khảo sát điều tra khi yếu tố hình ảnh và thƣơng hiệu chỉ đạt mức điểm trung bình 2,86 điểm, cho thấy mức độ ảnh hƣởng của yếu tố này đến hoạt động phát triển thị trƣờng RAT còn chƣa cao. Mặc dù các cơ sở đã tích cực đẩy mạnh quảng bá thƣơng hiệu, sản phẩm RAT, kết nối tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống bán lẻ hiện đại cũng nhƣ các điểm bán lẻ tại các khu vực dân cƣ nhƣng việc xây dựng hình ảnh, thƣơng hiệu cần một quá trình lâu dài và sự đầu tƣ đúng mức.

Một số cơ sở triển khai hoạt động xúc tiến thƣơng mại tập trung vào các nội dung chính là tổ chức phiên chợ RAT và tham gia các hội chợ. Tuy nhiên, các hoạt động này thời gian qua chỉ đƣợc thực hiện rời rạc, không thƣờng xuyên, thiếu tính chuyên nghiệp nên hiệu quả khơng cao. Thêm vào đó, hoạt động sơ chế, chế biến RAT trong thời gian qua chƣa thúc đẩy phát triển RAT, chƣa góp phần nâng cao giá trị RAT cũng nhƣ thƣơng hiệu RAT trên thị trƣờng. Hoạt động sơ chế chƣa phát triển nghĩa là việc bao gói, dán nhãn khơng đƣợc chú trọng thực hiện, gây khó khăn cho ngƣời tiêu dùng trong việc phân biệt các loại RAT của các thƣơng hiệu khác nhau. Hình ảnh và thƣơng hiệu cịn hạn chế gây khó khăn rất lớn cho cơng tác phát triển thị trƣờng RAT cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Năng lực cốt lõi

Năng lực cốt lõi của các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT chính là sự thành thạo về chuyên môn và kỹ năng trong sản xuất RAT, mang lại hiệu suất cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng. Các cơ sở phát triển thị trƣờng thông qua phát triển

các sản phẩm mới dựa trên năng lực cốt lõi nghĩa là phát triển các sản phẩm RAT mới dựa vào những thế mạnh sẵn có của họ. Hiện nay, năng lực cốt lõi của các cơ sở này cịn hạn chế vì sản xuất kinh doanh RAT là ngành mới lại địi hỏi cơng nghệ cao, điều này khiến các cơ sở chƣa thực sự xây dựng đƣợc năng lực cốt lõi để cạnh tranh trên thị trƣờng. Kết quả khảo sát điều tra cho thấy năng lực cốt lõi có tác động nhƣng ở mức trung bình đến hoạt động phát triển thị trƣờng RAT hiện nay (điểm trung bình của yếu tố năng lực này là 3,01 điểm). Trong thời gian tới, các cơ sở sản xuất RAT cần chú trọng phát triển năng lực cốt lõi của mình để tạo lợi thế cạnh tranh, giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động phát triển thị trƣờng. Để xây dựng đƣợc năng lực này, các cơ sở cần tích cực học hỏi, tích lũy một cách hệ thống và có tổ chức về cách thức khai thác các nguồn lực và năng lực khác nhau.

Năng lực khác biệt hóa

Năng lực khác biệt hóa của các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT tại Việt Nam hiện nay còn giới hạn. Năng lực này chủ yếu đƣợc xây dựng dựa trên quy trình, nhận thức về RAT…; tuy nhiên, các yếu tố này đang ngày càng đƣợc minh bạch và rõ ràng. Năng lực khác biệt hóa cho phép các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, từ đó nâng cao hiệu quả phát triển thị trƣờng. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay, việc xây dựng năng lực khác biệt hóa cần thêm thời gian và q trình nghiên cứu mới có thể xây dựng đƣợc. Khi xây dựng đƣợc năng lực này, các cơ sở sản xuất sẽ có thể phát triển thị trƣờng một cách thuận lợi hơn nhờ đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra các sản phẩm RAT đƣợc khách hàng đánh giá cao và khác biệt trên thị trƣờng.

Năng lực động

Năng lực động của các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT là khả năng tích hợp, xây dựng và tái tổ chức các năng lực bên trong và bên ngoài của cơ sở khi phải đối diện với những thay đổi liên tục từ môi trƣờng kinh doanh. Hiện nay, năng lực này có ảnh hƣởng đáng kể đến việc phát triển thị trƣờng RAT, cho phép các cơ sở sản xuất kinh doanh nhanh chóng thay đổi và thích nghi với những điều kiện mới (điểm trung bình của năng lực này theo kết quả khảo sát điều tra là 2,99 điểm). Năng lực động của các cơ sở sản xuất RAT liên quan đến khả năng tiếp cận thị trƣờng và đáp ứng yêu cầu của khách hàng về truy xuất nguồn gốc … Tuy nhiên, hiện nay, năng lực này tại các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT tại Việt Nam còn hạn chế.

Năng lực đổi mới sáng tạo

Năng lực đổi mới sáng tạo của các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT là khả năng nhìn nhận tình huống dƣới góc độ mới, đƣa ra các cách làm mới, xây dựng các sản phẩm RAT và quy trình sản xuất kinh doanh RAT mới. Năng lực này hƣớng đến việc

khai thác nhu cầu lớn nhất trên thị trƣờng RAT. Nhờ năng lực đổi mới sáng tạo, các cơ sở sản xuất có thể tạo ra giá trị mới nhằm thu hút khách hàng trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng RAT ngày càng tăng và cạnh tranh dần trở nên gay gắt nhƣ hiện nay. Theo kết quả khảo sát điều tra, năng lực đổi mới sáng tạo có ảnh hƣởng lớn đến phát triển thị trƣờng của các cơ sở sản xuất kinh doanh RAT tại Việt Nam hiện nay với điểm trung bình đạt 3,27 điểm. Tuy nhiên, trên thực tế, năng lực đổi mới sáng tạo của các cơ sở này còn giới hạn do phải phụ thuộc vào công nghệ và các quy chuẩn, tiêu chí của nhà nƣớc và đối tác. Điều này đã phần nào làm giảm tác động của năng lực đổi mới sáng tạo đến hoạt động phát triển thị trƣờng RAT tại Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH RAU AN TOÀN (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)