Tổng quan tình hình năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Xây dựng và

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH xây dựng và vận tải Long Hải trên thị trường Hà Nội (Trang 33 - 37)

6. Kết cấu đề tài khóa luận

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

2.1.1 Tổng quan tình hình năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Xây dựng và

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Long Hải trên thị trường Hà Nội

2.1.1 Tổng quan tình hình năng lực cạnh tranh của cơng ty TNHH Xây dựng và Vận tải Long Hải trên thị trường Hà Nội Vận tải Long Hải trên thị trường Hà Nội

Từ khi thành lập công ty đến nay, là một thực thể trong nền kinh tế thi trường nên không thể tránh khỏi quy luật của nền kinh tế thị trường đó là quy luật cạnh tranh. Đối với ngành xây dựng, Hà Nội là một thị trường rộng lớn và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, điều này đồng nghĩa với việc phải cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn nhỏ với nguồn lực và kinh nghiệp hơn. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề, nhưng Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Long Hải vẫn phải chịu sức ép từ nhiều phía, từ nhiều đối thủ cạnh tranh, do đó cơng ty ln ra sức cải tiến máy móc, thiết bị, nâng cao chất lượng nhân lực để từ đó tạo ra những sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt nhất tới khách hàng.

Do sớm nhìn thấy thách thức và cơ hội, trong hơn 10 năm nay công ty đã đầu tư khoảng 200 tỷ đồng để đối mới và bổ sung máy móc, trang thiết bị cần thiết. Cơng ty xây dựng chiến lược hợp lý về công nghệ đảm bảo năng suất hoạt động của máy móc và nhân lực hiệu quả, tính đến khả năng cạnh tranh lâu dài trong tương lai. Ngồi máy móc để phục vụ cho thi công công trường, công ty cũng đầu tư xây dựng bến bãi nhà xưởng để lưu trữ, bảo quản nguyên vật liệu hay sửa chữa máy móc và cịn xây dựng văn phịng với đầy đủ trang thiết bị để nhân viên hoạt động hiểu quả nhất.

Có thể thấy hầu hết máy móc của cơng ty phục vụ cho thi cơng cơng trình, xây dưng, và vận tải nguyên vật liệu. Với sự đầy đủ về máy móc, trang thiết bị giúp cơng ty hồn thiện cơng trình hay cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, từ đó phần nào giúp cơng ty có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.

Lao động là nguồn lực quyết sức cạnh tranh. Chất lượng nguồn lao động có ảnh hưởng tới năng suất lao động, cơ cấu sản xuất, quản lý,... Khi nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế cơng nghiệp sang nền kinh tế tri thức thì doanh nghiệp cần những người lao động có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao để đáp ứng công nghệ hiện đại. Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Long Hải với 150 cơng nhân viên lao động với trình độ phổ thơng, cao đẳng,

học và có hơn 3 năm kinh nghiệm đáp ứng được điều kiện trên. Do đó chất lượng cơng trình, tiến độ cơng việc hay thái độ với khách hàng đều rất chuẩn chỉ. Với chế độ đãi ngộ lương thưởng hợp lý hấp dẫn, hầu hết các nhân viên đã làm việc từ khi thành lập, rất ít khi có tình trạnh bỏ việc. Tuy vậy nhưng cơng ty lại có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên do kinh tế phát triển thì nhu cầu xây dựng cũng phát triển do đó ln sắp xếp được cơng việc cho người lao động. Tóm lại, nhân lực được ban lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm và coi đó là một nhân tố hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Nguồn nhân lực chất lượng cao mang lại hiệu quả kinh doanh, uy tín và thương hiệu cho cơng ty.

Để có thể thực hiện hoạt động và phát triển kinh doanh thì yếu tố tài chính ln được cơng ty đặt lên hàng đầu. Việc thu hồi vốn và tiếp tục vòng quay của vốn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách hàng, do đó cơng trước khi hợp tác thì cơng ty ln tìm hiểu kỹ khách hàng. Đồng thời nhận nhiều cơng trình cùng một lúc để đảm bảo việc làm cho công nhân nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cơng trình. Ngồi ra cơng ty ln chú trọng tới cơ chế quản lý nguồn thu chi, tăng cường quản lý theo hướng phù hợp, hiệu quả, trong tầm kiếm soát.

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH xây dựng và vận tải Long Hải trên thị trường Hà Nội

a. Nhân tố bên ngoài

- Môi trường kinh tế: theo thống kê chung của Bộ Xây dựng, hiện tại tốc độ đơ thị hóa

tăng 0.8% so với cùng kỳ năm ngối. Tổng diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 50 triệu m2. Với tốc độ gia tăng dân số trung bình tại Hà Nội là 2.2%, nhu cầu về xây dựng nhà ở là rất lớn. Với nhu cầu tăng lên đồng nghĩa với thị trường rộng mở hơn nhưng theo cùng đó là các doanh nghiệp mới được thành lập. Do vậy cạnh tranh sẽ nhiều hơn, nhưng với kinh nghiệp và uy tín của mình, Cơng ty TNHH Xây dựng và Vận tải Long Hải sẵn sàng đương đầu với khó khăn và mở rộng thị trường.

- Mơi trường chính trị pháp luật: Chính phủ Việt Nam có những chính sách pháp, mơi

trường pháp lý lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển kinh doanh, mặt khác giúp cơng ty định hướng dựa vào đó để điều chỉnh các hoạt động của mình để hài hịa với lợi ích chung của tồn xã hội. Mơi trường chính trị pháp luật tạo ra thuận lợi nhưng cũng có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nắm bắt được điều đó, Cơng ty TNHH Xây dựng và Vận tải Long Hải luôn chủ động điều chỉnh, thay đổi chính sách kịp thời để thích nghi với điều kiện mới.

được với các đối thủ lớn, do đó cơng ty thường thi cơng ở khu vực ngoại thành. Rất nhiều khu vực có vị trí địa lý không thuận lợi, gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc vận chuyển ngun vật liệu và thi cơng cơng trình.

- Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là yếu tố tác động trực tiếp tới

khả năng cạnh tranh của công ty. Như đã nói ở trên, , Cơng ty TNHH Xây dựng và Vận tải Long Hải là công ty với quy mơ vừa, do đó rất khó cạnh tranh với các cơng ty hay doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong phân khúc thị trường mà Công ty chiếm lĩnh, đối thủ lớn nhất chính là Cơng ty TNHH Xây dựng Bình Minh. Từ yếu tố vốn, chất lượng nguồn lực, trang thiết bị máy móc đều lớn mạnh hơn Cơng ty TNHH Xây dựng và Vận tải Long Hải. Tuy nhiên, Công ty TNHH Xây dựng va Vận tải Long Hải hoạt động thêm lĩnh vực vận tải, do đó chiếm ưu thế hơn về mặt chủ động vận chuyển nguyên vật liệu đến công trường. Đối thủ cạnh tranh đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần của công ty. Nhận biết được vị thế của mình trên thị trường, cơng ty ln chủ động tìm kiếm khách hàng và thị trường mới tiềm năng. Do đó, dù bị ảnh hưởng ít nhiều nhưng cơng ty vẫn đang làm tốt và phát triển, củng cố uy tín và tìm cơ hội mở rộng thị trường trong tương lai.

- Sản phẩm thay thế: sản phẩm chính của cơng ty là nguyên vật liệu xây dựng và dịch

vụ là xây dựng, vận tải. Do có tính đặc trưng nên trên thị trường có ít sản phẩm thay thế. Sự cạnh tranh chủ yếu đến từ các đối thủ.

b. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Bảng 2.1: Trang thiết bị Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Long Hải

Stt Tên trang thiết bị Số lượng

1 Thiết bị văn phịng(máy tính, máy in, máy

photo,…) 50

2 Thiết bị đóng, ép cọc 10

3 Thiết bị thi cơng, xử lí mặt bằng( xe lu, máy gạt,

máy san,… 20

5 Thiết bị bê tông( máy trộn, máy bơm,..) 10

6 Phương tiện vận chuyển ( xe ben, xe tải, máy

kéo,.. 60

7 Bến bãi 5

8 Nhà xưởng, cửa hàng 3

(Nguồn: Phịng tài chính – Kế tốn)

- Nguồn lực tài chính: với sản phẩm dịch vụ thuộc nhiều mảng khác nhau nên Công

ty TNHH Xây dựng và Vận tải Long Hải luôn chủ động được trong việc huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả. Cơ cấu tài sản nguồn vốn, sử dụng vốn hiệu quả luôn là lợi thế để công ty tồn lại và phát triển.

- Nguồn nhân lực: Nhân lực là nguồn lực rất quan trọng, từ xưa đến nay con người

luôn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trình độ của nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra sản phẩm dịch vụ có giá trị và giá trị sử dụng cao. Sản phẩm dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật cao sẽ có lợi thế hơn, từ đó lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên. Để có được như vậy thì cơng ty phải có tổ chức quản lý xuất sắc. Có tổ chức tốt thì mới làm tốt được, một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, phân cơng trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt động sẽ trôi chảy, hiệu quả cao.

- Chính sách và chiến lược: chiến lược kinh doanh ảnh hưởng đến việc tạo dựng và

nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, phát huy yếu tố sở trường nhằm cạnh tranh với đối thủ. Mặt khác, thông qua chiến lược doanh nghiệp có thể tạo dựng, duy trì và phát triển các lợi thế cạnh tranh mới, do đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao. Chính sách và chiến lược vạch ra phương hướng và mục tiêu hoạt động cho công ty, giúp tránh rủi ro, vượt qua khó khăn để tới thành cơng.

Nói tóm lại, trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh. Đặc biệt là ngày nay trong nền kinh tế thị trường và sự hội nhập kinh tế thế giới của nước ta thì cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế lại diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Để tồn tại và phát triển bền vững doanh nghiệp phải có năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được quyết định bởi nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố có thể trở thành lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp biết cách đầu tư, xây dựng và phát triển nó trong bối cảnh cụ thể của thị trường và cạnh tranh. Hơn

nữa, muốn có được năng lực cạnh tranh mạnh, doanh nghiệp phải qua một quá trình xây dựng bộ máy tổ chức, lãnh đạo, xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh, tạo dựng được môi trường bên trong và bên ngoài tốt để làm cơ sở vững chắc cho hoạt động của mình. Doanh nghiệp là một tế bào kinh tế – xã hội, nó tồn tại và hoạt động trong mơi trường có hàng loạt các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của nó. Doanh nghiệp cần thấy rõ ảnh hưởng của các yếu tố này để có biện pháp tích cực nhằm hạn chế hoặc loại trừ các ảnh hưởng tiêu cực, phát huy các ảnh hưởng tích cực để tạo dựng năng lực cạnh tranh của mình ngày một cao hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH xây dựng và vận tải Long Hải trên thị trường Hà Nội (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)