Quy trình lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) lập và trình bày báo cáo tài chính tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 31 - 36)

b3. Phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Cột “Năm trước”: Căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Năm nay” theo từng chỉ tiêu tương ứng của BC KQHĐKD kỳ kế toán năm của năm trước.

- Cột “Năm nay” được lập như sau: Căn cứ vào số phát sinh lũy kế của kỳ lập báo cáo bên Nợ hoặc bên Có của các TK tổng hợp, chi tiết tương ứng trên Sổ cái, nhật ký Sổ cái sau khi so sánh đối chiếu với các TK đối ứng để ghi.

Kiểm tra, đối chiếu số liệu và khóa sổ kế tốn (các TK từ loại 5 đến loại 9)

Kiểm tra, đối chiếu số liệu của BCKQKD năm

trước

Lấy liệu từ số tài khoản loại 5 đến loại 9 để ghi vào

cột “Năm nay”

Lấy số liệu của các chỉ tiêu tương ứng vào cột

“Năm trước”

c. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BC KQHĐKD là một tài liệu rất quan trọng mà người ra quyết định kinh tế cần có. Trên BC KQHĐKD phải trình bày được các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình kinh doanh, đó là thu nhập và chi phí.

Về cơ bản thì số liệu để lập BC KQHĐKD cũng được lấy từ sổ cái các TK phản ánh thu nhập, chi phí hoạt động SXKD và hoạt động khác tương ứng với các chỉ tiêu trên Báo cáo QHĐKD. Để đảm bảo tính chất so sánh thì phần số liệu kỳ trước được lấy từ BC KQHĐKD của kỳ trước. Số liệu kể từ thời điểm thay đổi kỳ kế tốn đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên được trình bày trong cột “Kỳ này”. Số liệu của 12 tháng trước tương đương với kỳ kế tốn năm hiện tại được trình bày ở cột “Kỳ trước”.

Các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

Khi lập BCTC tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới khơng có tư cách pháp nhân, số dư các khoản mục nội bộ như: các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.

Theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC, BC KQHĐKD được trình bày dưới dạng như sau:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu

- Doanh thu thần bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán

- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Doanh thu hoạt động tài chính

- Chi phí tài chính - Chi phí bán hàng

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Thu nhập khác

- Chi phí khác - Lợi nhuận khác

- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - Chi phí thuế TNDN hiện hành - Chi phí thuế TNDN hỗn lại - Lợi nhuận sau thuế TNDN - Lãi cơ bản trên cổ phiếu

1.4.2.3. Phương pháp lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ a. Nội dung, kết cấu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BC LCTT là BCTC tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của DN.

a1. Nội dung của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Nội dung của BC LCTT phản ánh quá trình lưu chuyển tiền tệ theo 3 loại hoạt động của DN:

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: là lưu chuyển của các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của DN và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: là lưu chuyển của các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền (đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư chứng khốn… không phân biệt ngắn hạn, dài hạn).

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: là lưu chuyển của các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của DN.

a2. Kết cấu của báo báo lưu chuyển tiền tệ

BC LCTT gồm 3 phần thể hiện các quá trình lưu chuyển tiền tệ về tiền liên quan đến các hoạt động của DN trong kỳ. Vì thế, để cung cấp thơng tin cụ thể về các dịng tiền thì BC LCTT phân loại các hoạt động trong DN gồm: lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính. Với nội dung phản ánh ba phần thì kết cấu tổng thể của BC LCTT về cơ

bản là như nhau, nhưng do phương pháp lập khác nhau nên các khoản mục trên BC LCTT có thể khác nhau chủ yếu là phần lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh.

Có hai phương pháp lập BC LCTT và khác nhau khi tính tiền lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh, còn lượng tiền lưu chuyển từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính được tính giống nhau.

- Phương pháp trực tiếp: xác định các khoản thực thu chi bằng tiền trên sổ kế toán vốn bằng tiền theo từng hoạt động và từng nội dung thu chi.

- Phương pháp gián tiếp: trên cơ sở điều chỉnh lợi tức trước thuế của hoạt động SXKD khỏi ảnh hưởng của các nghiệp vụ không trực tiếp thu chi tiền đã làm tăng giảm lợi tức, loại trừ các khoản lãi lỗ hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính đã tính vào lợi nhuận trước thuế, điều chỉnh các vốn lưu động.

Vì thế, kết cấu của BC LCTT được lập theo hai phương pháp này là khác nhau. Cụ thể:

Bảng 1.3. Kết cấu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo hai phương pháp

Phương pháp trực tiếp Phương pháp gián tiếp

I. Lưu chuyển tiền từ HĐKD I. Lưu chuyển tiền từ HĐKD

1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác

1. Lợi nhuận trước thuế 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa

và dịch vụ

2. Điều chỉnh cho các khoản 3. Tiền chi trả cho người lao động - Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT 4. Tiền lãi vay đã trả - Các khoản dự phòng

5. Thuế TNDN đã nộp - Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ 6. Tiền thu khác từ HĐKD - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư

7. Tiền chi khác cho HĐKD - Chi phí lãi vay

- Các khoản điều chỉnh khác

3. Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động

- Tăng, giảm các khoản phải thu - Tăng, giảm hàng tồn kho

- Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả, thuế TNDN phải nộp)

- Tăng, giảm chi phí trả trước

- Tiền lãi vay đã trả - Thuế TNDN đã nộp - Tiền thu khác từ HĐKD - Tiền chi khác cho HĐKD

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác

3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác

5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị

khác

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu

2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành

2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành

3. Tiền thu từ đi vay 3. Tiền thu từ đi vay 4. Tiền trả nợ gốc vay 4. Tiền trả nợ gốc vay

5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính 5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy

đổi ngoại tệ Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

b. Cơ sở số liệu và phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

b1. Cơ sở số liệu lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Việc lập BC LCTT được căn cứ vào: - Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Bản thuyết minh báo cáo tài chính - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước

- Các tài liệu kế toán khác như: Sổ kế toán tổng hợp, Sổ kế toán chi tiết các TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Tiền đang chuyển; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế tốn chi tiết các TK có liên quan, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế tốn chi tiết khác.

b2. Quy trình lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) lập và trình bày báo cáo tài chính tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)