Giải pháp hoàn thiện lập và trình bày Bảng cân đối kế tốn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) lập và trình bày báo cáo tài chính tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 82)

- Để các chỉ tiêu nợ phải thu, nợ phải trả trên B CĐKT phản ánh chính xác thì SRC cần mở mã công nợ cho từng đối tượng nợ trên từng tài khoản kế toán nợ phải thu, nợ phải trả, theo từng lần phát sinh. Ví dụ: Phải thu khách hàng là Cơng ty A, ký hiệu: PT001. Nếu đơn vị muốn theo dõi được khách hàng đó là do nhân viên nào trong công ty được phân cơng quản lý, theo dõi thì thêm số sau mã khách hàng. Nếu khách là Công ty A trên do nhân viên Bùi Thị Hằng theo dõi thì ký hiệu có thể như sau: PT001.BTH. Đơn vị cần quy ước cách đánh mã khách hàng cho từng tài khoản để tạo điều kiện thuận lợi trong việc hạch toán, theo dõi và tổng hợp lên BCTC một cách chính xác nhất (số dư chi tiết công nợ không bị bù trừ).

- Giải pháp cho chỉ tiêu Hàng tồn kho và Dự phịng giảm giá hàng tồn kho phản ánh được chính xác thì SRC cần:

 Cử nhóm CBNV đi tìm hiểu, khảo sát giá cả thị trường đối với các mặt hàng chậm luân chuyển. Kết quả của nhóm cơng tác này sẽ cung cấp cho Phịng Kế tốn cơ sở giá thị trường của một số hàng tồn kho.

 Bộ phận Kế toán vật tư thiết bị: lập bảng tính giá hàng tồn kho trên sổ kế tốn, xác định giá bán ước tính (giá trị thuần có thể thực hiện được) so sánh với giá thị trường.

 Những mặt hàng tồn kho có giá trị thuần có thể thực hiện được cao hơn giá thị trường sẽ được tổng hợp thành danh sách chi tiết, lập bảng tổng hợp làm căn cứ trích lập dự phòng giảm giá HTK.

 Sửa đổi/bổ sung chính sách bán hàng đối với những loại HTK chậm luân chuyển, nhằm giảm nguy cơ hàng hóa, sản phẩm bị hư hỏng, kém, mất phẩm chất và để thu hồi vốn phục vụ cho hoạt động SXKD của đơn vị.

 Chấn chỉnh cơng tác theo dõi, hạch tốn HTK của chi nhánh Thái Bình, yêu cầu những người liên quan công tác quản lý, theo dõi HTK của chi nhánh Thái Bình tuân thủ quy định: Hàng hóa, sản phẩm thực tế nhập kho/xuất kho phải có phiếu nhập

kho/phiếu xuất kho, khơng có phiếu nhập kho/xuất kho, Thủ kho sẽ không cho nhập/xuất hàng. Số lượng thực tế nhập/xuất kho được Thủ kho ghi trên phiếu nhập kho/phiếu xuất kho. Kế toán căn cứ vào số lượng thực tế trên phiếu nhập kho/phiếu xuất kho, căn cứ vào giá nhập kho, giá xuất kho để hạch tốn HTK. Có như vậy thì HTK mới khơng có giá trị âm trên sổ kế toán, và BCTC mới phản ánh chính xác giá trị HTK ở thời điểm báo cáo.

- Giải pháp cho việc lập B CĐKT giữa niên độ: SRC cần lập các bút toán loại trừ giao dịch nội bộ phát sinh là phần lãi/lỗ chưa thực hiện trong HTK của công ty như khi lập BCTC kết thúc năm. Cụ thể:

Trường hợp có lãi: Điều chỉnh lãi chưa thực hiện trong HTK cuối kỳ.

Như vậy, có hai chỉ tiêu bị ảnh hưởng trên B CĐKT, đó là: Chỉ tiêu “Hàng tồn kho” giảm và chỉ tiêu “Lợi nhuận chưa phân phối kỳ này” giảm với cùng một giá trị giảm bằng số lãi chưa thực hiện trong HTK cuối kỳ.

Minh chứng bằng số liệu cụ thể: Trong 6 tháng đầu năm 2019, chi nhánh Thái

Bình bán cho Cơng ty sản phẩm săm, lốp, đến hết tháng 6/2019 công ty chưa bán được ra bên ngoài, với Doanh thu là: 1.950.686.790 đồng, Giá vốn là: 1.726.275.586 đồng, Lợi nhuận chưa phân phối: 224.411.204 đồng.

Công ty đã không loại trừ lãi từ giao dịch nội bộ đối với số sản phẩm chưa bán được ra bên ngoài trên B CĐKT tổng hợp giữa niên độ tại thời điểm 30/6/2019.

Công ty cần điều chỉnh loại trừ lãi chưa thực hiện đang nằm trong giá trị hàng tồn kho khi lập B CĐKT tổng hợp như sau:

Giảm LN 224.411.204 đồng

Giảm Hàng tồn kho 224.411.204 đồng

Trường hợp lỗ:

 Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK nhỏ hơn giá gốc của số HTK tiêu thụ nội bộ (giá trị tại bên bán) thì kế tốn khơng thực hiện loại trừ lỗ chưa thực hiện, chỉ loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán, không điều chỉnh giảm giá trị hàng nhập tồn kho.

 Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK cuối kỳ phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ trong kỳ lớn hơn giá gốc của số HTK trong nội bộ (giá trị tại bên

Trường hợp này kế toán ghi:

Tăng Hàng tồn kho (lỗ chưa thực hiện trong HTK cuối kỳ) Tăng LN (lỗ chưa thực hiện trong HTK cuối kỳ).

Minh chứng bằng số liệu cụ thể: Trong 6 tháng đầu năm 2018, chi nhánh Thái

Bình bán cho Cơng ty sản phẩm săm, lốp, đến hết tháng 6/2018 công ty chưa bán được ra bên ngoài, với Doanh thu là: 1.203.957.600 đồng, Giá vốn là: 1.326.587.239 đồng, lỗ 122.629.639 đồng

Công ty đã không loại trừ lỗ từ giao dịch nội bộ đối với số sản phẩm chưa bán được ra bên ngoài trên B CĐKT tổng hợp giữa niên độ tại thời điểm 30/6/2018.

Công ty cần điều chỉnh loại trừ lỗ chưa thực hiện đang nằm trong giá trị hàng tồn kho khi lập B CĐKT tổng hợp như sau:

Tăng Hàng tồn kho 122.629.639 đồng

Tăng LN 122.629.639 đồng

- Việc lập B CĐKT tồn cơng ty sẽ được thuận lợi khi có phần mềm kế tốn mới ưu việt hơn, số liệu từ hạch toán lên sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và lên được hết các BCTC của đơn vị.

3.2.2. Giải pháp hồn thiện lập và trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Để chỉ tiêu Doanh thu hoạt động tài chính trên BC KQHĐKD được chính xác SRC cần tính đủ lãi tiền gửi tiết kiệm phát sinh trong kỳ. Cơng ty cần ước tính từng khoản lãi tiền gửi tiết kiệm tính đến thời điểm cuối kỳ kế toán, bao gồm cả khoản tiền gửi tiết kiệm đã đến kỳ hạn và chưa đến kỳ hạn để ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ. Có như vậy thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán mới phản ánh đầy đủ, chính xác.

Cụ thể: Tại thời điểm kết thúc năm tài chính 2019, SRC có các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Cơng thương - Chi nhánh Đống Đa như sau:

Bảng 3.2. Ước tính lãi tiền gửi ngân hàng chưa ghi nhận năm 2019

Ngày gửi Số tiền (VND) Kỳ hạn gửi Lãi suất Số tiền lãi chưa ước tính

đến 31/12/2019 (VND) 15/11/2019 20.000.000.000 3 tháng 5,5% 138.630.137 29/11/2019 10.000.000.000 3 tháng 5,5% 48.219.178 17/12/2019 13.500.000.000 1 tháng 4,3 % 22.265.753 25/12/2019 20.000.000.000 3 tháng 5,5% 18.082.192 Cộng 63.500.000.000 222.197.260

Như vậy, SRC cần phải ước tính các khoản lãi tiền gửi tiết kiệm tính đến thời điểm cuối kỳ kế tốn năm tài chính 2019 là 222.197.260 đồng. Điều này giúp cho cung cấp thơng tin về doanh thu hoạt động tài chính, lợi nhuận được đầy đủ và đúng đắn trên trên BC KQHĐKD.

- Để khắc phục tình trạng BC KQHĐKD tổng hợp giữa niên độ của SRC chưa chính xác ở một số chỉ tiêu, SRC cần lập đầy đủ các bút toán loại trừ doanh thu, giá vốn, lãi/lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán hàng nội bộ. SRC phải coi BC KQHĐKD giữa niên độ là quan trọng, vì những nhà đầu tư, những người quan tâm khác rất cần thiết các thông tin đầy đủ hàng ngày chứ không phải chỉ cuối năm mới cần để phục vụ cho việc ra quyết định của mình.

Các bút tốn mà SRC chưa loại trừ giao dịch nội bộ phát sinh khi lập BCTC giữa niên độ ảnh hưởng đến BC KQHĐKD tổng hợp tồn cơng ty bao gồm:

 Loại trừ doanh thu, giá vốn giao dịch nội bộ hàng đã bán ra bên ngoài SRC trên danh mục bút toán điều chỉnh tổng hợp trên file excel:

Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu bên bán) Có Giá vốn (Doanh thu bên bán)

 Hàng chưa bán được ra bên ngồi cơng ty thì cần điều chỉnh lãi/lỗ chưa thực hiện trong HTK cuối kỳ:

* Trường hợp có lãi:

Giảm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu bên bán) Giảm Giá vốn (Doanh thu bên bán)

Giảm LN

Như vậy, có các chỉ tiêu bị ảnh hưởng trên BC KQHĐKD, đó là: Chỉ tiêu Doanh thu giảm (Doanh thu bên bán), Chỉ tiêu Giá vốn giảm (Giá vốn của bên bán), và các chỉ tiêu khác (Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh, Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế,…).

Số liệu cụ thể: Trong 6 tháng đầu năm 2019, chi nhánh Thái Bình bán cho Cơng

ty sản phẩm săm, lốp, đến hết tháng 6/2019 công ty chưa bán được ra bên ngồi, cơng ty không thực hiện điều chỉnh trên BCTC giữa niên độ tại thời điểm 30/6/2019, với: Doanh thu là: 1.950.686.790 đồng, Giá vốn là: 1.726.275.586 đồng, LN 224.411.204 đồng

Công ty đã không loại trừ các giao dịch nội bộ đối với số sản phẩm chưa bán được ra bên ngoài này.

Việc loại trừ cần được thực hiện như sau:

Giảm Doanh thu bán hàng 1.950.686.790 đồng Giảm Giá vốn hàng bán 1.726.275.586 đồng

Giảm LN 224.411.204 đồng

Các chỉ tiêu LN bị điều chỉnh với số tiền 224.411.204 đồng (Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh, Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế, Chi phí thuế TNDN hiện hành bị ảnh hưởng tính theo tỷ lệ thuế suất thuế TNDN, Lợi nhuận sau thuế TNDN đều bị ảnh hưởng theo).

* Trường hợp lỗ:

 Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK nhỏ hơn giá gốc của số HTK tiêu thụ nội bộ (giá trị tại bên bán) thì kế tốn khơng thực hiện loại trừ lỗ chưa thực hiện, chỉ loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán, không điều chỉnh giảm giá trị hàng nhập tồn kho.

 Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK cuối kỳ phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ trong kỳ lớn hơn giá gốc của số HTK trong nội bộ (giá trị tại bên bán) thì kế tốn thực hiện loại trừ khoản lỗ chưa thực hiện.

Giảm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu bên bán)

Giảm Giá vốn (Doanh thu bên bán)

Tăng LN (do giảm Giá vốn) (lỗ chưa thực hiện trong HTK cuối kỳ) Các chỉ tiêu bị ảnh hưởng trên BC KQHĐKD, đó là: Tăng LN (liên quan đến các chỉ tiêu Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh, Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế, Chi phí thuế TNDN hiện hành, Lợi nhuận sau thuế TNDN đều tăng theo).

Số cụ thể như sau: Trong 6 tháng đầu năm 2018, chi nhánh Thái Bình bán cho

Cơng ty sản phẩm săm, lốp, đến hết tháng 6/2018 cơng ty chưa bán được ra bên ngồi, công ty không thực hiện điều chỉnh trên BCTC giữa niên độ tại thời điểm 30/6/2018, với:

Doanh thu là: 1.203.957.600 đồng, Giá vốn là: 1.326.587.239 đồng, lỗ chưa thực hiện 122.629.639 đồng.

Công ty đã không loại trừ doanh thu, giá vốn nội bộ đối với số sản phẩm chưa bán được ra bên ngoài này.

Việc điều chỉnh loại trừ cần được thực hiện như sau: Giảm Doanh thu 1.203.957.600 đồng Giảm Giá vốn 1.326.587.239 đồng Tăng LN 122.629.639 đồng

Các chỉ tiêu LN bị điều chỉnh với số tiền 122.629.639 đồng (Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh, Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế, Chi phí thuế TNDN hiện hành bị ảnh hưởng tính theo tỷ lệ thuế suất thuế TNDN, Lợi nhuận sau thuế TNDN đều tăng theo).

- Giải pháp khắc phục hạn chế của việc lập BC KQHĐKD tổng hợp tồn cơng ty chỉ được giải quyết khi có một phần mềm kế tốn mới ưu việt hơn, đáp ứng được yêu cầu của việc lập và trình bày BCTC.

3.2.3. Giải pháp hồn thiện lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính

Giải pháp khắc phục hạn chế cho việc lập BC LCTT, TM BCTC bằng thủ công thực hiện trên excel là được làm trên phần mềm kế tốn. Có như vậy số liệu mới đảm bảo tính chính xác cao, đảm bảo kịp thời gian và giảm tải cho Người làm công tác kế tốn.

Cơng ty cần thiết mua một phần Phần mềm kế toán mới, phần mềm này phải cho phép nhập định khoản xong sẽ tự động kết chuyển lên các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và chạy vào các BCTC. Việc thiết kế sổ kế toán, BCTC cho phần mềm theo đúng quy định hiện hành của Chế độ kế toán và Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Với phần mềm kế tốn mới này, có thể phân quyền truy nhập, sửa chữa, cho xem theo cấp quyền của người Kế toán trưởng. Phần mền này cho phép ở Văn phịng cơng ty có thể xem, lấy được số liệu ở chi nhánh để phục vụ cho các mục đích quản trị và lập được các BCTC tổng hợp tồn cơng ty.

Để thực hiện được việc đầu tư xây dựng một phần mềm mới cần đòi hỏi sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo Cơng ty và Kế tốn trưởng cơng ty, coi đây là nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện ngay.

3.4. Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu trong tương lai

3.4.1. Những hạn chế của luận văn

- Trong quá trình nghiên cứu, bản thân cũng tự nhận thấy mình cịn nhiều hạn chế trong việc tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề rộng và sâu hơn nữa. Vì vậy, kết quả nghiên cứu bị ảnh hưởng.

- Do thời gian thực hiện luận văn ngắn nên chưa thể đi sâu hết được các khía cạnh cần nghiên cứu của luận văn.

- Với những kết luận đưa ra, nhưng do hạn chế về thời gian và mức độ nghiên cứu sau nên các giải pháp có thể chưa được đầy đủ và tốt nhất. Còn những vấn đề chưa đưa ra được giải pháp cuối cùng.

- Tài liệu nghiên cứu về mặt lý thuyết còn thiếu, chưa có nhiều tác giả đề cập nghiên cứu đến lập và trình bày BCTC tại các doanh nghiệp cao su.

- Bên cạnh đó, việc tiếp cận thơng tin, tài liệu, chứng từ có liên quan của SRC bị hạn chế, do vậy, trong q trình nghiên cứu bị khó khăn. Rất khó tiếp cận nhanh và sâu vào vấn đề nghiên cứu là lập và trình bày BCTC bởi SRC rất ngại cung cấp thông tin về bản thân họ. Bản thân tác giả cũng làm cơng tác kế tốn nên cũng phần nào hiểu được nguyên nhân của những khó khăn này.

- Luận văn mới chỉ khảo sát và đánh giá thực trạng lập và trình bày BCTC tại Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng, chưa mở rộng được ở các doanh nghiệp sản xuất cao su khác trong nền kinh tế.

3.4.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai

Từ những khó khăn và hạn chế trong q trình nghiên cứu trên, tơi tự nhận thấy có nhiều vấn đề đặt ra chưa giải quyết triệt để và giải pháp chưa phải tốt nhất, mang tính khả thi cao, do đó, cần hồn thiện và tiếp tục phải tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn nữa. Đó là:

- Nghiên cứu kỹ hơn những bất cập của việc lập báo cáo tài chính theo. Thơng tư 200/2014/TT-BTC và theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21.

- Bản thân người viết sẽ trau dồi các kỹ năng và kiến thức để có thể nghiên cứu sâu rộng hơn về đề tài nghiên cứu.

- Sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu ở các doanh nghiệp sản xuất cao su khác trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

- Sẽ tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về thực trạng lập và trình bày BCTC của một số nước có điều kiện tương đồng Việt Nam là hết sức cần thiết khi đề cập những kiến nghị nhằm hoàn thiện lập và trình bày BCTC. Chính vì vậy, cơng tác tìm hiểu, thu thập thông tin ở mức độ lớn về đề ài này cần phải được tiến hành trong điều kiện sớm nhất để một mặt có cái nhìn tồn cảnh về q trình hoạt động tài chính, một mặt có cơ sở để đưa ra những đề xuất, kiến nghị có tính kế thừa và mang định hướng dài hạn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực tiễn lập và trình bày BCTC tại Cơng ty Cổ phần Cao su Sao Vàng được trình bày ở chương 2 với những hạn chế cịn tồn tại, chương 3 đã trình bày cơ sở để khắc phục các hạn chế, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện lập và trình bày

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) lập và trình bày báo cáo tài chính tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 82)