Định hướng phát triển Công ty Cổ phần CaosuSao Vàng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) lập và trình bày báo cáo tài chính tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 77)

Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới, có vùng đất đỏ ở Tây Nguyên rộng lớn nên rất thuận lợi cho việc trồng cây cao su để khai thác mủ và chế biến thành cao su thiên nhiên. Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng là đơn vị đầu tiên và lâu đời nhất ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm cao su của Việt Nam.

Tuy nhiên, so sánh 3 công ty cùng ngành nghề sản xuất các sản phẩm cao su của Việt Nam thì SRC có doanh thu và tỷ suất lợi nhuận thấp hơn Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) và Công ty Cổ phần Cao su Miền Nam (CSM).

Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng nhận định, ngành công nghiệp cao su và Công ty vẫn gặp nhiều khó khăn. SRC cũng thừa nhận sức mua của thị trường yếu, xu hướng tiêu dùng thay đổi nhanh, cơng ty chưa đa dạng hóa sản phẩm.

Nhìn lại chặng đường đã qua, SRC tuy chưa phải là một cơng ty có quy mơ quá lớn nhưng đã xây dựng được thương hiệu “Sao Vàng” uy tín trên thị trường săm, lốp cao su cũng như niềm tin trong lòng người tiêu dùng. SRC đã đưa ra định hướng phát triển công ty như sau:

Thứ nhất: Mục tiêu chủ yếu trước mắt

- Duy trì vị thế là thương hiệu sản xuất lốp xe và sản phẩm Cao su kỹ thuật hàng đầu về chất lượng ở Việt Nam.

- Giữ vững thị trường sản phẩm truyền thống. Tập trung phát triển các dòng sản phẩm mới, chiến lược như: Lốp ô tô cỡ lớn, lốp nông/lâm nghiệp, Băng tải cường lực cao, Săm ô tô Butyl, lốp ô tô Radian, lốp xe máy không săm, lốp xe đạp điện, săm xe máy Butyl…

- Mở rộng hợp tác toàn diện với các đối tác xuất khẩu uy tín. Tận dụng lợi thế các chính sách thương mại thế giới đối với công nghiệp sản xuất săm lốp.

- Đổi mới thiết bị và công nghệ, đồng thời nghiên cứu hợp tác với các đối tác nước ngoài để sản xuất các sản phẩm mới đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước và xuất khẩu trong 10 năm tới.

- Cơng ty thực hiện góp vốn thành lập Cơng ty TNHH Sao Vàng Hoành Sơn để triển khai thực hiện dự án “Tổ hợp Thương mại và Nhà ở Sao Vàng - Hoành Sơn”. Vốn điều lệ Cơng ty TNHH Sao Vàng Hồnh Sơn tính đến thời điểm ngày 31/12/2019 là 500 tỷ đồng, với tỷ lệ góp vốn là: Cơng ty CP Tập đồn Hồnh sơn: 44,59%, Cơng ty TNHH Đầu tư Bất động sản Hưng Thịnh Phát: 29,41%, Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng: 26%.

- Ngày 04/03/2020, Cổ phần Cao su Sao Vàng đã ký Nghị quyết số 40/NQ- HĐQT về việc thành Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng - Hoành Sơn để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất săm lốp Cao su Sao Vàng tại Hà Tĩnh. Vốn điều lệ ban đầu của Sao Vàng - Hoành Sơn là 500 tỷ đồng, trong đó cao su Sao Vàng góp 50% vốn, Tập đồn Hồnh Sơn góp 49% vốn và 1% cịn lại thuộc về bà Nguyễn Thị Hằng Nga. DN này sẽ được đầu tư dây chuyền sản xuất mới, áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới; kỳ vọng ký hợp đồng với các đối tác sản xuất xe máy và thiết bị có dùng sản phẩm cao su theo hướng sử dụng suốt đời cùng sản phẩm.

- Về việc thối vốn tại Cơng ty Cổ phần Philip Carbon Black Việt Nam: Cơng ty đang phối hợp tích cực với Cơng ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) và Công ty Cổ phần Công Nghiệp Cao Su Miền nam (CSM) thực hiện các công việc liên quan để thối vốn tồn bộ khoản đầu tư này, dự kiến đến cuối quý 2/2020 hồn thành việc thối vốn. Tính tới thời điểm ngày 31/12/2019 Cơng ty đã thực hiện trích lập dự phịng tổn thất cho khoản đầu tư góp vốn trên với số tiền: 4.169.732.670 đồng.

Thứ ba: Chiến lược trung và dài hạn:

Công ty đang triển khai giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án Di dời nhà máy và sản xuất lốp Radial đến địa điểm mới. Khẩn trương tiến hành các thủ tục pháp lý của dự án để nhanh chóng cơng việc xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp Châu Sơn, Phủ Lý, tỉnh Hà Nam nhằm di dời từ địa chỉ số 231 Nguyễn Trãi, Phường Thượng Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội về nhà máy mới này.

Thứ tư: Chiến lược đối với môi trường, xã hội và cộng đồng:

- Tuân thủ quy trình. Quy tắc an toàn tuyệt đối trong hoạt động và đảm bảo công tác bảo vệ mơi trường tại các xí nghiệp, nơi làm việc và vùng lân cận.

- Duy trì thường xun cơng tác đảm bảo an tồn lao động, vệ sinh trong các nhà máy, xí nghiệp. Kiểm tra định kỳ các hạng mục xử lý chất thải theo cam kết.

- Công ty đang áp dụng hệ thống Quản lý môi trường theo ISO 14001.

- Quan tâm việc hỗ trợ nhân dân, những trường hợp khó khăn trong địa bàn nơi công ty hoạt động và các hoàn cảnh cần giúp đỡ của cộng đồng trong khả năng của SRC.

Khẩu hiệu của SRC là “Duy trì vị thế là thương hiệu sản xuất lốp xe và sản phẩm Cao su kỹ thuật hàng đầu về chất lượng ở Việt Nam”.

Thứ năm: Mặc dù lợi nhuận năm 2019 có cao hơn năm 2018, nhưng nguyên nhân

chính lại là do giá nguyên liệu là cao su tự nhiên giảm. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay do dịch bệnh Covid đang diễn biến rất phức tạp, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm săm, lốp sẽ bị suy giảm, giá nguyên liệu chưa ổn định, giá vốn có nguy cơ tăng cao, vì vậy SRC đã đặt ra kế hoạch năm 2020 giảm hơn số thực hiện năm 2019. Cụ thể:

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm 2019 Kế hoạch năm 2020 Kế hoạch 2020 so với thực hiện năm 2019 (%) Giá trị sản xuất CN Tỷ đồng 349,44 358,42 102,57 Doanh thu tiêu thụ Tỷ đồng 926,22 916,22 98,92

Lợi nhuận Tỷ đồng 51,71 21,28 41,17

Thứ sáu: Lãnh đạo sản xuất kinh doanh theo luật pháp, nộp đủ thuế và nghĩa vụ

cho Nhà nước, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, bảo toàn vốn của DN, đảm bảo lợi tức cho các cổ đông theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông.

3.2. Yêu cầu, nguyên tắc của việc hồn thiện lập và trình bày báo cáo tài chính

tại Cổ phần Cao su Sao Vàng

3.2.1. Yêu cầu của việc hồn thiện lập và trình bày báo cáo tài chính tại Cổ phần Cao su Sao Vàng su Sao Vàng

Hệ thống BCTC doanh nghiệp có vai trị rất quan trọng trong việc cung cấp các thơng tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn và có hiệu quả. Ngồi ra, hệ thống BCTC cịn là công cụ quản lý của DN, giúp DN kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, để từ đó phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế còn tồn tại và đưa DN phát triển hơn nữa. Vì vậy, để

thực hiện được các vai trị trên, việc hồn thiện lập và trình bày BCTC tại SRC phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Thứ nhất, việc hồn thiện lập và trình bày BCTC tại SRC phải tuân thủ quy định

trong các văn bản pháp lý về kế toán hiện hành, như Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế tốn Việt Nam.

Là một cơng ty sản xuất sản phẩm cao su tương đối lớn, đã niêm yết trên sàn chứng khốn, BCTC đóng vai trị rất quan trọng đối với bản thân SRC cũng như những người sử dụng thơng tin trên BCTC, vì vậy, việc lập và trình bày BCTC tại SRC phải đảm bảo tuân thủ các quy định trong chuẩn mực kế toán và các chế độ kế tốn doanh nghiệp hiện hành để đảm bảo tính thống nhất, cũng như tính trung thực, hợp lý, đáng tin cậy và thích hợp với nhu cầu của người sử dụng thông tin.

- Thứ hai, việc lập và trình bày BCTC tại SRC phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của công ty. SRC cần phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế tốn cho việc lập và trình bày BCTC phù hợp với đặc điểm của cơng ty. Việc lập và trình bày BCTC tại đây cũng cần phải phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty, giúp Hội đồng quản trị và Ban điều hành có thể quản lý doanh nghiệp tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

- Thứ ba, việc lập và trình bày BCTC tại SRC phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm

và hiệu quả. Với yêu cầu này, SRC cần tổ chức công tác lập BCTC cũng như tổ chức bộ máy kế toán của cơng ty phải ln xét đến tính hiệu quả kinh tế. Điều này đòi hỏi SRC phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán cho việc lập và trình bày BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán và từng chuẩn mực kế tốn Việt Nam. Trường hợp chưa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam thì đơn vị phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phương pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo BCTC cung cấp được các thông tin kinh tế đáp ứng các yêu cầu lập và trình bày BCTC tại SRC.

- Thứ tư, việc lập và trình bày BCTC phải phù hợp và thích ứng tối đa với các

phềm mềm kế toán ứng dụng công nghệ thông tin. Cùng với việc xây dựng hệ thống BCTC phù hợp với đặc điểm hoạt động của SRC thì phải tính đến việc hệ thống BCTC này phải tương thích với việc thiết kế các phần mềm kế tốn. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả kinh tế và thu hẹp khoảng cách với các nước, tạo thuận lợi cho SRC mở rộng

thị trường ra nước ngồi thơng qua các đại lý trong việc trao đổi thông tin cũng như gửi, nhận BCTC khi sử dụng Internet.

Tóm lại, việc hồn thiện hệ thống BCTC của SRC nhằm thỏa mãn các nhu cầu về cung cấp thơng tin chính xác cho người sử dụng. Do vậy, địi hỏi từng bước hồn thiện hệ thống BCTC của SRC cả về nội dung và hình thức là điều tất yếu để đảm bảo các chỉ tiêu trên BCTC sẽ phản ánh đầy đủ thực trạng tài chính của đơn vị.

3.2.2. Nguyên tắc của việc hồn thiện lập và trình bày báo cáo tài chính tại Cổ phần Cao su Sao Vàng Cao su Sao Vàng

Việc hồn thiện lập và trình bày BCTC tại SRC cần tuân thủ các nguyên tắc sau:  Thứ nhất: Hoàn thiện dựa trên cơ sở tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế

tốn số 21 - “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế tốn khác có liên quan. Các thơng tin trọng yếu phải được giải trình chi tiết, cụ thể để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của DN.

Thứ hai: BCTC phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự

kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tơn trọng bản chất hơn hình thức) như Luật Kế tốn 2015, tại Điều 6 “nguyên tắc kế toán” quy định “Việc lập và trình bày BCTC phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch”.

Thứ ba: Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải

trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.

Thứ tư: Phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên B CĐKT

phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; Trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.

Thứ năm: Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt. Chỉ thực hiện

bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có vịng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.

Thứ sáu: Các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng.

Thứ bảy: Khi lập BCTC tổng hợp giữa Văn phịng cơng ty và chi nhánh (đơn vị cấp dưới khơng có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc), các giao dịch nội bộ

(doanh thu, giá vốn bán trong nội bộ, lãi/lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.

3.3. Các giải pháp hoàn thiện lập và trình bày báo cáo tài chính tại Cổ phần Cao

su Sao Vàng

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện lập và trình bày Bảng cân đối kế tốn

- Để các chỉ tiêu nợ phải thu, nợ phải trả trên B CĐKT phản ánh chính xác thì SRC cần mở mã công nợ cho từng đối tượng nợ trên từng tài khoản kế toán nợ phải thu, nợ phải trả, theo từng lần phát sinh. Ví dụ: Phải thu khách hàng là Cơng ty A, ký hiệu: PT001. Nếu đơn vị muốn theo dõi được khách hàng đó là do nhân viên nào trong công ty được phân cơng quản lý, theo dõi thì thêm số sau mã khách hàng. Nếu khách là Công ty A trên do nhân viên Bùi Thị Hằng theo dõi thì ký hiệu có thể như sau: PT001.BTH. Đơn vị cần quy ước cách đánh mã khách hàng cho từng tài khoản để tạo điều kiện thuận lợi trong việc hạch toán, theo dõi và tổng hợp lên BCTC một cách chính xác nhất (số dư chi tiết công nợ không bị bù trừ).

- Giải pháp cho chỉ tiêu Hàng tồn kho và Dự phòng giảm giá hàng tồn kho phản ánh được chính xác thì SRC cần:

 Cử nhóm CBNV đi tìm hiểu, khảo sát giá cả thị trường đối với các mặt hàng chậm luân chuyển. Kết quả của nhóm cơng tác này sẽ cung cấp cho Phịng Kế tốn cơ sở giá thị trường của một số hàng tồn kho.

 Bộ phận Kế toán vật tư thiết bị: lập bảng tính giá hàng tồn kho trên sổ kế toán, xác định giá bán ước tính (giá trị thuần có thể thực hiện được) so sánh với giá thị trường.

 Những mặt hàng tồn kho có giá trị thuần có thể thực hiện được cao hơn giá thị trường sẽ được tổng hợp thành danh sách chi tiết, lập bảng tổng hợp làm căn cứ trích lập dự phòng giảm giá HTK.

 Sửa đổi/bổ sung chính sách bán hàng đối với những loại HTK chậm luân chuyển, nhằm giảm nguy cơ hàng hóa, sản phẩm bị hư hỏng, kém, mất phẩm chất và để thu hồi vốn phục vụ cho hoạt động SXKD của đơn vị.

 Chấn chỉnh cơng tác theo dõi, hạch tốn HTK của chi nhánh Thái Bình, yêu cầu những người liên quan công tác quản lý, theo dõi HTK của chi nhánh Thái Bình tuân thủ quy định: Hàng hóa, sản phẩm thực tế nhập kho/xuất kho phải có phiếu nhập

kho/phiếu xuất kho, khơng có phiếu nhập kho/xuất kho, Thủ kho sẽ không cho nhập/xuất hàng. Số lượng thực tế nhập/xuất kho được Thủ kho ghi trên phiếu nhập kho/phiếu xuất kho. Kế toán căn cứ vào số lượng thực tế trên phiếu nhập kho/phiếu xuất kho, căn cứ vào giá nhập kho, giá xuất kho để hạch tốn HTK. Có như vậy thì HTK mới khơng có giá trị âm trên sổ kế toán, và BCTC mới phản ánh chính xác giá trị HTK ở thời điểm báo cáo.

- Giải pháp cho việc lập B CĐKT giữa niên độ: SRC cần lập các bút toán loại trừ giao dịch nội bộ phát sinh là phần lãi/lỗ chưa thực hiện trong HTK của công ty như khi lập BCTC kết thúc năm. Cụ thể:

Trường hợp có lãi: Điều chỉnh lãi chưa thực hiện trong HTK cuối kỳ.

Như vậy, có hai chỉ tiêu bị ảnh hưởng trên B CĐKT, đó là: Chỉ tiêu “Hàng tồn kho” giảm và chỉ tiêu “Lợi nhuận chưa phân phối kỳ này” giảm với cùng một giá trị giảm bằng số lãi chưa thực hiện trong HTK cuối kỳ.

Minh chứng bằng số liệu cụ thể: Trong 6 tháng đầu năm 2019, chi nhánh Thái

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) lập và trình bày báo cáo tài chính tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 77)