Định hướng phát triển của BIDV chi nhánh Thanh Xuân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân (Trang 83 - 86)

3.1.1. Định hướng phát triển chung

Với mục tiêu trở thành một tập đồn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong q trình hội nhập, BIDV đã xây dựng cho mình một chiến lược trong hoạt động với những nội dung chính như sau:

Thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính: Hồn thành việc tăng vốn điều lệ từ

phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài;

Thứ hai, nâng cao chất lượng tín dụng: đảm bảo tỷ lệ nợ xấu gộp < 2%, đẩy

mạnh các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC.

Thứ ba, phấn đấu chuyển dịch cơ cấu thu nhập, cải thiện 1% -1,5% tỷ trọng

thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng/tổng thu nhập so với năm 2019; tiếp tục đa dạng hóa nền khách hàng trên cơ sở đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, phát triển khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện chuyển đổi mơ hình tổ chức theo Nghị quyết số

2312/NQ-BIDV gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự trên cơ sở rà soát, đánh giá, tinh giản và sắp xếp lao động

Thứ năm, ưu tiên phát triển chiến lược Ngân hàng số (digital banking) một

cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh.

Thứ sáu, tăng cường chỉ đạo quản lý danh mục đầu tư, giám sát hoạt động

của các công ty con, liên kết, đơn vị hải ngoại.

Trên cơ sở những kết quả đạt được cũng như phương hướng, nhiệm vụ mà BIDV đã đề ra cho Chi nhánh, BIDV Chi nhánh Thanh Xuân đã đề ra định hướng hoạt động kinh doanh đến 2025 như sau:

- Định hướng phát triển trong ngắn hạn:

Đẩy mạnh toàn diện các mặt hoạt động của Chi nhánh, tăng trưởng tín dụng và huy động vốn hợp lý, tiếp tục phát huy các hoạt động vốn là thế mạnh của ngân hàng, phản ứng linh hoạt với thị trường, cung cấp các sản phẩm mới phong phú hơn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động huy động vốn và cho vay.

Thực hiện mạnh mẽ hơn các chính sách động viên vật chất tinh thần, tạo ra động lực khuyến khích cho cán bộ nhân viên trong việc phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao của cả Chi nhánh thông qua việc cải tiến chế độ lương, thưởng, phúc lợi... Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, thực hiện công tác tuyển dụng và đào tạo có chất lượng, hiệu quả.

- Định hướng phát triển trung và dài hạn

Phát triển Chi nhánh từng bước trở thành Chi nhánh ngân hàng tiên tiến, hiện đại, hoạt động trên các lĩnh vực. Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng, ứng dụng nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại, áp dụng các chuẩn mực đã đề ra đối với hoạt động quản trị ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro. Hoạt động ngân hàng phục vụ dân cư vốn đã là yếu tố cốt lõi song cần đẩy mạnh và quan tâm hơn tới mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trên địa bàn.

Tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách, cơng tác quản trị điều hành, nâng cao chất lượng hoạt động của toàn Chi nhánh, cơ cấu lại mơ hình tổ chức, đồng thời nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ để nhanh chóng đào tạo được bộ máy nhân sự có chất lượng, đáp ứng cho nhu cầu phát triển của Chi nhánh.

- Kế hoạch của Chi nhánh trong những năm tới

Chi nhánh đưa ra định hướng phát triển trong thời gian tới sẽ có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng hoạt động kinh doanh, bám sát phương hướng mục tiêu phát triển của toàn ngành, phấn đấu đạt được các

mục tiêu kế hoạch mà BIDV đã đề ra, đảm bảo nâng cao đời sống người lao động, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước, góp phần vào thành cơng chung của Chi nhánh và của toàn hệ thống. Với kế hoạch hoạt động như vậy, BIDV Chi nhánh Thanh Xuân cũng tự đề ra các chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể trong năm tới đây như sau:

+ Tổng nguồn vốn huy động tăng 25% mỗi năm trong đó tỷ trọng huy động vốn bán lẻ / tổng huy động vốn >= 60%

+ Tổng dư nợ tăng 12% mỗi năm trong đó tỷ trọng dư nợ trung dài hạn / tổng dư nợ <= 45%, tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ / tổng dư nợ >= 45%.

+ Nợ xấu < 1% trên tổng dư nợ.

+ Thu lãi tiền vay đạt từ 97% số lãi phải thu trở lên.

+ Tích cực phát triển các sản phẩm dịch vụ để đạt mức thu dịch vụ tăng 20% và phát hành thẻ ATM tăng 20% mỗi năm.

3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của BIDV chi nhánh Thanh Xuân

Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng, ngành ngân hàng nói chung và BIDV chi nhánh Thanh Xuân nói riêng phải khơng ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ TTKDTM, kỹ thuật thanh tốn hiện đại cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế trong giai đoạn tới. Cùng với phương hướng và mục tiêu của toàn ngành, Chi nhánh xác định nghiệp vụ TTKDTM là một dịch vụ hỗ trợ quan trong cần được phát triển, nhằm tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng, hoạt động bảo lãnh, đồng thời làm tăng dịch vụ ngày càng cao trong tổng thu của ngân hàng, làm tăng sức cạnh tranh, bảo đảm an toàn trong kinh doanh và nâng cao vị trí của chi nhánh trên địa bàn hoạt động.

Trong điều kiện hiện nay, TTKDTM mang lại những ý nghĩa kinh tế - xã hội rất quan trọng, giảm chi phí lưu thơng, ổn định giá trị đồng tiền và có khả năng đẩy lùi lạm phát. Về mặt xã hội, TTKDTM giúp đơn giản trong thanh toán, tạo tâm lý thoải mái, yên tâm về độ tin cậy cao cho khách hàng. Muốn phát huy được lợi ích kinh tế của hình thức thanh tốn này, chi nhánh cần tập trung những vấn đề sau đây:

- Xác định đúng đắn mục tiêu những năm tiếp theo nhằm tập trung khai thác nguồn lực hiện có, thực hiện có hiệu quả các giải pháp cụ thể trong việc thực hiện TTKDTM. Tận dụng những ưu việt của phương thức thanh toán này.

- Tiếp tục mở rộng và thực hiện tốt chiến lược huy động và sử dụng vốn, đáp ứng nhu vầu vốn cho các dự án có tính khả thi, đi đơi với tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra nâng cao chất lượng tài sản có của ngân hàng.

- Séc và thẻ điện tử phải có phạm vi thanh tốn rộng, thuận tiện cho dân cư. Sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử thay thế dần dần các chứng từ giấy, góp phần đơn giản hóa quy trình, thủ tục thanh tốn, tiết kiệm thời gian công sức cho cả ngân hàng và khách hàng.

- Tăng cường ủy nhiệm thanh toán định kỳ dài hạn, phối kết hợp với các tổ chức có nguồn thu thường xuyên, lớn bằng tiền mặt như Kho bạc nhà nước, thuế, bảo hiểm, điện, nước,... Các đơn vị này cần sẵn sàng nối mạng và tham gia chương trình thanh tốn điện tử, chấp nhận thanh tốn thẻ, khuyến khích khách hàng thanh tốn khơng dùng tiền mặt rộng rãi trong dân cư.

- Tiếp tục củng cố hoạt động king doanh tạo nền tảng vững chắc về trình độ, khả năng nghiệp vụ và các kiến thức hỗ trợ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ cơng nhân viên, góp phần nâng cao tỷ lệ người sử dụng các hình thức TTKDTM.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ủy, chính quyền và các đồn thẻ, doanh nghiệp để tuyên truyền, triển khai về những tiện ích trong TTKDTM tới người dân

- Hồn thiện các quy trình thanh tốn, tạo sự gắn kết giữa các bộ phần nhằm bổ sung nghiệp vụ, tạo đà phát triển, sự thơng thống với nhiều tiện ích cho khách hàng. Nâng cao cơng tác kiểm tra, kiểm tốn nội bộ, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong thanh tốn. Tạo lịng tin của dân trong phương thức thanh toán mới.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân (Trang 83 - 86)