Thu nhập từ hoạt động TTKDTM của BIDV chi nhánh Thanh Xuân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân (Trang 50 - 62)

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 +/- % +/- %

Thanh toán bằng tiền

mặt 2,6 3,5 5,2 0,9 33,6 1,7 48,6

TTKDTM 18,5 24,8 33,4 6,3 34,1 8,6 34,7

Thu nhập dịch vụ

thanh toán 21,1 28,3 38,6 7,2 34,0 10,3 36,4

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ của BIDV chi nhánh Thanh Xuân)

Tính đến thời điểm 31/12/2019, thu nhập từ dịch vụ thanh toán đạt mức 38,6 tỷ đồng (trong đó thu nhập từ TTKDTM đạt 33,4 tỷ đồng, chiếm tới 86,5% tổng thu từ dịch vụ thanh toán) tăng 36,4% so với cùng kỳ năm 2018. Điều này chứng tỏ BIDV chi nhánh Thanh Xuân đã nỗ lực nhiều trong việc đẩy mạnh tiếp thị các sản phẩm thanh toán đến khách hàng.

Thu nhập từ TTKDTM chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập từ hoạt động thanh tốn, qua đó thấy được quy mơ phát triển cũng như hiệu quả của việc cung ứng dịch vụ này tới khách hàng. Tốc độ tăng trưởng thu nhập TTKDTM ngày càng tăng lên. Năm 2018, thu nhập từ TTKDTM tăng trưởng 34,1% so với năm 2017. Năm 2019, thu nhập từ TTKDTM tăng trưởng cao hơn là 34,7% so với năm 2018.

2.2.1.4. Thị phần thị trường TTKDTM

Nằm trên địa bàn hoạt động có mạng lưới các TCTD dày đặc, cùng với bề dày hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, đây là một thách thức không hề nhỏ

đối với BIDV chi nhánh Thanh Xuân khi tham gia vào thị trường bán lẻ nói chung và thị trường thanh tốn nói riêng.

Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên của BIDV chi nhánh Thanh Xuân, duy trì khách hàng truyền thống cũng như phát triển thêm khách hàng tiềm năng mới, hoạt động TTKDTM của chi nhánh có những bước chuyển biến tích cực. Số lượng giao dịch thanh toán ngày càng nhiều, số lượng tài khoản thanh toán được mở mới cũng tăng mạnh, nhiều dịch vụ thanh toán mới ra đời đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Bàn về vấn đề thị phần thị trường cung ứng dịch vụ TTKDTM, có thể nói BIDV chi nhánh Thanh Xuân đã đang và sẽ tiếp tục phấn đấu mở rộng hơn nữa nhằm đạt được mức thị phần thanh toán nhất định, tăng sức cạnh tranh với những ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn.

Bảng 2.8. Thị phần TTKDTM của BIDV chi nhánh Thanh Xuân so với một số NHTM trên địa bàn giai đoạn 2017-2019

ĐVT: %

TT Ngân hàng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 BIDV chi nhánh Thanh Xuân 12,6% 13,3% 14,1%

2 Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân 14,3% 15,5% 15,8%

3 MB chi nhánh Thanh Xuân 5,5% 6,2% 6,9%

4 Các ngân hàng khác 67,6% 65,0% 63,2%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ của BIDV chi nhánh Thanh Xuân)

Nhìn vào bảng số liệu 2.8 cho thấy thị phần chủ yếu nằm ở ngân hàng thương mại lớn: BIDV chi nhánh Thanh Xuân, Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân. Thị phần của BIDV chi nhánh Thanh Xuân qua 3 năm tương đối ổn định và nắm giữ thị phần tương đối cao trong tổng số các NHTM cung cấp dịch vụ TTKDTM trên địa bàn quận Thanh Xuân. Mặt khác, những năm gần đây thị phần của BIDV chi nhánh Thanh Xuân có xu hướng tăng lên. Năm 2017 thị phần cung cấp dịch vụ TTKDTM BIDV chi nhánh Thanh Xuân chiếm 12,6%, năm 2018 thị phần tăng lên đạt

13,3% và đếm năm 2019 tiếp tục tăng đạt 14,17% trong tổng số dịch vụ TTKDTM của thị trường.

2.2.1.5. Tính đa dạng các sản phẩm dịch vụ

Hiện nay, BIDV chi nhánh Thanh Xuân đang áp dụng các hình thức dịch vụ

thanh tốn khơng dùng tiền mặt như: Ủy nhiệm chi, Séc, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng điện tử.... Các dịch vụ thanh tốn được đa dạng hóa và chất lượng được nâng cao cùng với việc ứng dụng ngày càng nhiều phương tiện thanh toán mới, hiện đại. Giá trị giao dịch của các dịch vụ TTKDTM tại BIDV chi

nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2017-2019 như sau:

Bảng 2.9. Giá trị giao dịch các dịch vụ TTKDTM tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2017-2019

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 +/- % +/- %

Ủy nhiệm chi 79.257 87.034 108.056 7.777 9,8 21.022 24,2

Ủy nhiệm thu 6.591 6.989 8.028 398 6,0 1.039 14,9

Séc 8.537 9.021 11.032 484 5,7 2.011 22,3

Thẻ ngân hàng 32.168 35.823 44.362 3.655 11,4 8.539 23,8 Dịch vụ ngân hàng

điện tử 31.792 35.025 43.901 3.233 10,2 8.876 25,3

TTKDTM 158.345 173.892 215.379 15.547 9,8 41.487 23,9

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ của BIDV chi nhánh Thanh Xuân)

Qua bảng 2.9 trên cho thấy mức độ sử dụng các phương tiện thanh toán tăng mạnh: Năm 2018, doanh số tăng 9,8% so với năm 2017; năm 2019, doanh số tăng 23,9% so với năm 2018. Doanh số này tăng đều ở tất cả các phương thức: Séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, thẻ thanh toán và các phương tiện thanh toán khác.

Trong đó, xét về doanh số của mỗi phương thức thì Ủy nhiệm chi và Thẻ có doanh số cao, tỷ trọng của thẻ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng điện tử ngày

càng tăng. Sự chuyển dịch cơ cấu này là tất yếu, phù hợp với xu thế hiện đại hoá của các ngân hàng cũng như của mọi lĩnh vực khác trong xã hội. Đặc biệt, khi áp dụng các hình thức thanh tốn hiện đại như thẻ thanh toán, các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại khác sẽ nhanh gọn hơn, tiện ích hơn rất nhiều. Ngồi ra, sự phát triển số lượng tài khoản cá nhân thơng qua thẻ thanh tốn cũng là định hướng phát triển của chi nhánh. Việc thay đổi cơ cấu này sẽ góp phần thúc đẩy TTKDTM phát triển. Ngày nay, việc đưa thương mại điện tử vào ngân hàng, sử dụng internet banking, mobile banking… giúp chi nhánh cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn.

Việc tăng tỷ trọng TTKDTM của chi nhánh có thể giải thích như sau: Trong nền kinh tế thị trường ngày nay thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có quyền lựa chọn các phương thức thanh tốn cho mình. Mặt khác, nhận thấy được các lợi ích từ TTKDTM như: an tồn, nhanh chóng, thuận tiện…. nên các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp ngày càng ưa chuộng hình thức thanh tốn này hơn. Do Chi nhánh đã có nhiều sự đổi mới trong cơng tác thanh tốn, đa dạng hố các thể thức thanh toán, đã tạo được niềm tin trong dân chúng. Từ nền tảng thanh tốn hồn tồn thủ cơng, mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần trước đây, nay chỉ còn vài phút (đối với các khoản thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn), chỉ trong vòng vài giây hoặc tức thời (đối với các khoản thanh toán trong cùng hệ thống, hoặc cùng địa bàn). Vì vậy, đây là một thay đổi đáng kể góp phần quan trọng vào việc tăng tỷ lệ TTKDTM.

Các phương tiện TTKDTM đều tăng trưởng về quy mô qua các năm, tuy nhiên với tốc độ khác nhau nên có sự thay đổi cơ cấu các hình thức. Điều này cho thấy chi nhánh luôn chú ý tới việc cải thiện dịch vụ TTKDTM cho phù hợp với thực tế, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định. Để thấy được cụ thể ở mỗi hình thức thanh tốn được vận dụng ở BIDV chi nhánh Thanh Xuân ta nghiên cứu sâu từng hình thức thanh tốn.

a) Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán bằng Ủy nhiệm chi

Biểu đồ 2.2. Doanh số thanh toán bằng UNC tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ của BIDV chi nhánh Thanh Xuân)

UNC là hình thức TTKDTM được sử dụng phổ biến nhất tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân trong những năm vừa qua. Giai đoạn 2017-2019, doanh số từ UNC luôn chiếm trên 50% trong tổng doanh số TTKDTM. Mặc dù, thị trường có sự cạnh tranh mạnh giữa các ngân hàng trên địa bàn quận Thanh Xuân tuy nhiên tốc độ tăng trưởng TTKDTM bằng UNC tiếp tục tăng lên. Tốc độ tăng trưởng TTKDTM bằng UNC tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân năm 2018 so với năm 2017, năm 2019 so với năm 2018 lần lượt là 9,8% và 24,2%.

UNC là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. Bởi vậy, UNC có một quy trình ln chuyển rất đơn giản, nhanh chóng, được áp dụng ở phạm vi rộng, bao gồm thanh toán trong cùng một ngân hàng và khác ngân hàng. Vì những ưu điểm của UNC nên nó được sử dụng khá phổ biến trong TTKDTM tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân.

Có được kết quả như trên là do BIDV chi nhánh Thanh Xuân đã xúc tiến mạnh mẽ các giải pháp đổi mới cơ chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tốn, kế tốn có trình độ nghiệp vụ vững vàng, sử dụng máy vi tính thành thạo, tác phong giao dịch lịch sự, tận tụy, chu đáo với mọi khách hàng. Tuy nhiên, hình thức này cũng có một số hạn chế cần khắc phục để cơng tác thanh tốn được tốt hơn như:

UNC được lập theo mẫu sẵn có của ngân hàng, phần để ghi nội dung nhỏ hẹp nên khơng thể ghi đầy đủ nội dung; UNC có thể bị phát hành quá số dư, không thể mang đi giao dịch trao đổi được và cũng có trường hợp người mua đã nhận hàng nhưng gửi UNC đến ngân hàng chậm sẽ gây thiệt hại cho người bán vì bị chiếm dụng vốn, ngược lại bên mua có lợi khi khơng đủ tiền thanh tốn hoặc thanh tốn chậm mà khơng phải chịu bất kỳ hình thức phạt nào trong thanh toán.

b) Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán bằng Ủy nhiệm thu

Trên thực tế thì hình thức thanh tốn này được sử dụng rộng rãi, nhưng trong thời gian qua tại Chi nhánh hình thức này ít được sử dụng, thỉnh thoảng mới có vài món nhỏ lẻ điều đó được thể hiện qua số liệu sau:

Biểu đồ 2.3. Doanh số thanh toán bằng UNT tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ của BIDV chi nhánh Thanh Xuân)

UNT đây là thể thức TTKDTM quan trọng, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ, giá trị thanh tốn chưa nhiều, nhưng hình thức này hiện đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ngồi các loại hình dịch vụ truyền thống, hiện nay BIDV chi nhánh Thanh Xuân đang phối hợp với các đơn vị trên địa bàn như Chi cục thuế quận thực hiện thu thuế điện tử, phối hợp với BHXH, Công ty cấp nước, Viễn thông thu tiền điện nước, điện thoại, my TV, Internet... qua ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sử dụng. Khách

hàng thanh tốn các dịch vụ có tính chất định kỳ trên do nhà cung cấp hàng hóa bằng cách ủy quyền cho ngân hàng mở tài khoản tự động thanh toán cho nhà cung cấp theo hóa đơn sử dụng. Dịch vụ UNT hóa đơn ra đời đem lại nhiều tiện ích, an tồn tiết kiệm thời gian và cơng sức bởi khách hàng có thể chủ động địa điểm, thời gian thanh toán mọi lúc mọi nơi.

Với việc triển khai các dịch vụ, sản phẩm mới, giá trị thanh toán UNT tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân cũng ngày càng tăng: Năm 2017 doanh số thanh toán là 6.591 tỷ đồng; năm 2018 doanh số thanh toán là 6.989 tỷ đồng, tăng 398 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 6% so với năm 2017; năm 2019 doanh số đạt 8.028 tỷ đồng, tăng 1.039 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 14,9% so với năm 2018. Mặc dù, có tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao nhưng giá trị thanh toán UNC chỉ chiếm 3-4% trong cơ cấu các dịch vụ TTKDTM do chi nhánh cung cấp. Khách hàng sử dụng dịch vụ chủ yếu những người thường xuyên vắng nhà, công nhân viên chức được trả lương qua tài khoản của BIDV, khách hàng có tài khoản giao dịch tại ngân hàng.

c) Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán bằng Séc

Trong các hình thức TTKDTM có thể thấy Séc là công cụ thanh tốn có nhiều lợi thế hơn hẳn so với các công cụ khác, nếu như những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của hình thức thanh tốn này được thoả mãn chắc chắn nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Hiện nay, Séc sử dụng thanh toán tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân trong việc sử dụng Séc chuyển khoản. Séc là một cơng cụ TTKDTM có nhiều tiện ích nhưng nó chỉ được sử dụng với khối lượng tương đối ít trong tổng TTKDTM.

Ngày 20/11/2015 Thống đốc NHNN Việt Nam ra thông tư số 22/2015/TT- NHNN, về quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc. Thơng tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/01/2016. Thông tư 22 ra đời thay thế cho Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 11/07/2006.

Biểu đồ 2.4. Doanh số thanh toán bằng Séc tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ của BIDV chi nhánh Thanh Xuân)

Năm 2017, trong đó doanh số thanh tốn bằng séc 8.537 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,4% tổng số doanh số TTKDTM. Đến năm 2018, doanh số thanh toán bằng séc đạt 9.021 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,2% tổng số doanh số TTKDTM, tăng so với năm 2017 về số tuyệt đối là 484 tỷ đồng, tức là tăng 5,7%. Năm 2019, thanh tốn bằng séc có doanh số thanh tốn đạt 11.032 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,1% trong tổng doanh số TTKDTM. Với kết quả như trên thì thanh tốn bằng séc tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân đã tăng lên về doanh số nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm do tốc độ tăng doanh số thanh toán bằng Séc nhìn chung nhỏ hơn tốc độ tăng doanh số thanh toán của các phương tiện TTKDTM khác.

Điều này cho thấy cá nhân, tổ chức kinh tế trên địa bàn đã nhận thức được những lợi ích của dịch vụ thanh tốn này tuy nhiên chưa được các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và dân cư sử dụng phổ biến và thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày do bên cạnh những ưu điểm như làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thơng, tiết kiệm chi phí trong các khâu in ấn tiền, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền, thủ tục phát sinh đơn giản, việc lưu chuyển chứng từ nhanh... Bên cạnh đó thanh tốn bằng Séc vẫn cịn những nhược điểm làm hạn chế cá nhân, tổ chức kinh tế sử dụng như: mức thu nhập của đại bộ phận người dân còn thấp, phạm vi thanh tốn cịn hẹp, nên tính khuyến khích sử dụng séc bị hạn chế, thời hạn hiệu lực thanh

tốn séc dài gây khó khăn trong việc kiểm soát và hạn chế thúc đẩy quá trình ln chuyển vốn. Mặt khác, khách hàng có thể lợi dụng phát hành séc khống hoặc phát hành quá số dư để chiếm dụng vốn hợp lý.

d) Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán bằng thẻ

Trong thời đại CNTT hiện đại và thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển như hiện nay, thì dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ thanh tốn đã trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng như trên phạm vi toàn cầu. Tiếp thu và ứng dụng công nghệ thị trường thẻ ngân hàng, BIDV chi nhánh Thanh Xuân cũng đang hướng vào cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thẻ. Thẻ đang dần trở thành một phương tiện thanh toán được nhiều người sử dụng vì những lợi ích mà nó mang lại. Ngồi các tính năng tiện ích cơ bản thẻ ghi nợ nội địa của Chi nhánh ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng như nạp tiền điện thoại, thanh tốn vé máy bay, phí bảo hiểm, thanh tốn hóa đơn tiền điện, tiền nước, thanh tốn cước phí điện thoại, phí internet, my TV... qua ATM và trực tuyến. Tiện lợi, nhiều điểm chấp nhận thẻ,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân (Trang 50 - 62)