Khung pháp luật về bảo hộ quyền SHCN

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI (Trang 29 - 33)

5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

1.2. Khung pháp luật về bảo hộ quyền SHCN

Các giai đoạn phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền SHCN có thể được tóm tắt như sau:

Thứ nhất, giai đoạnh 1945-1989

Ở nước ta, pháp luật SHTT nói chung và SHCN nói riêng là một lĩnh vực pháp luật tương đối mới. Tuy nhiên trong giai đoạn này Việt Nam cũng đã ban hành một số văn bản pháp luật đầu tiên về bảo hộ quyền SHCN, có thể kể đến: Nghị định 31/CP ngày 23/01/1981 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế; Chỉ thị 140/CT ngày 10/5/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc đẩy mạnh các hoạt động sáng kiến, sáng chế và sở hữu công nghiệp.

Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới với sự chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa kể từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986. Lúc này trong quyền SHTT nói chung và SHCN nói riêng của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ tốt hơn. Với định hướng đổi mới toàn diện, một số văn bản pháp luật SHCN được ban hành như Nghị định 85/HĐBT ngày 13/5/1988 ban hành Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp, nghị định số 200/HĐBT ngày 28/12/1988 ban hành Điều lệ về giải pháp hữu ích.

Như vậy, hệ thống pháp luật SHCN ở Việt Nam được hình thành với những văn bản dưới luật, có giá trị pháp lý thấp và mang nặng yếu tố quản lý hành chính đối với quyền SHCN.

Thứ hai, giai đoạn 1989 đến nay

Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền SHCN, Đảng và Nhà nước ta đã có sự nỗ lực để xây dựng một hệ thống pháp luật bảo hộ SHCN với việc ban hành Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989 – đánh dấu một bước phát triển mới của hệ thống pháp luật Việt Nam. Lần đầu tiên thuật ngữ “quyền sở hữu công nghiệp” được ghi nhận trong một văn bản pháp luật được bảo hộ bởi Nhà nước với năm đối tượng sở hữu công nghiệp: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa. Pháp lệnh quyền SHCN cũng quy định khái niệm các đối tượng này; phân biệt tác giả và chủ văn bằng bảo hộ; khẳng định nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dựa trên cơ sở khơng phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu.

Bộ luật Dân sự năm 1995 được coi là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam nói chung và bảo hộ SHCN nói riêng. Trong Bộ luật này, quyền SHCN được quy định tại Phần thứ 6 “Quyền sở hữu trí tuệ và Chuyển giao cơng nghệ”. Với Bộ luật Dân sự năm 1995, lần đầu tiên thuật ngữ “quyền sở hữu trí tuệ” được sử dụng trong văn bản pháp luật. Bộ luật phân định rõ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp với ý nghĩa là hai bộ phận cấu thành quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó bảo hộ quyền SHCN bao gồm các quy định về điều kiện bảo hộ, nội dung quyền, thời hạn bảo hộ, xác lập quyền và xác định hành vi xâm phạm quyền.

Nhận thức sâu sắc vai trị của khoa học – cơng nghệ trong phát triển nền kinh tế tri thức, trong thiết lập và duy trì mơi trường cạnh tranh lành mạnh để phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 -2010, Chính phủ xác định một trong những mục tiêu trọng tâm của đất nước là “phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tạo môi trường cạnh tranh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả” bằng cách khuyến khích mọi người đầu tư vào phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy sáng tạo đổi mới cơng nghệ, hợp lý hóa sản xuất.

Trong một thời gian dài, việc điều chỉnh các quan hệ sở hữu công nghiệp dựa trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 và một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 1995 chỉ bao gồm những quy định chung về SHCN và đòi hỏi một số lượng lớn các văn bản hướng dẫn thi hành như nghị định, thông tư như Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp; Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 16/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định 45/1998/NĐ- CP ngày 01/7/1998 về chuyển giao công nghệ; Nghị định 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp ngày 03/10/2000; Nghị định 42/2003/NĐ-CP ngày 02/5/2003 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Như vậy trong thời gian này PLVN về bảo hộ SHCN tồn tại một hệ thống các văn bản cồng kềnh, phức tạp dẫn đến hiện tượng có nhiều các quy định chồng chéo giữa các văn bản pháp luật. Đặc biệt cịn nhiều quy định chưa tương thích với các tiêu chuẩn về bảo hộ SHCN trong Hiệp định TRIPs và các thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và các quốc gia. Vì vậy năm 2005, Quốc hội đã thơng qua Bộ luật Dân sự 2005 và LSHTT 2005.

Các quy định về bảo hộ quyền SHCN trong Bộ luật Dân sự 2005 và LSHTT 2005 đã phản ánh được sự đổi mới trong quan điểm lập pháp của Nhà nước về quyền SHCN. Đặc biệt LSHTT 2005 được hình thành với ý nghĩa là văn bản pháp luật chuyển biệt về SHTT nói chung và SHCN nói riêng trong khi đó Bộ luật Dân sự 2005 chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc đối với bảo hộ quyền SHCN.

Sự ra đời của LSHTT 2005 thể hiện bước tiến nhảy vọt của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và tính hồn thiện của hệ thống pháp luật này. Sau khi LSHTT 2005 có hiệu lực, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thi hành Luật này, trong đó phải kể đến: Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp, Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2006 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN.

Tuy nhiên, qua một thời gian áp dụng, LSHTT 2005 vẫn bộc lộ một số hạn chế. Đó là: (i) một số điều khoản chưa tương thích với luật pháp quốc tế như các quy định về thủ tục đăng ký xác lập quyền SHCN cũng như các biện pháp thực thi quyền SHCN. Để khắc phục những hạn chế này, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LSHTT 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019. Và hiện nay để tiếp tục thực hiện các cam kết trong các FTA, LSHTT 2005 đang tiếp tục có sự sửa đổi, bổ sung về bảo hộ quyền SHCN.

Trong nội dung bài báo cáo, để tiện trong việc nghiên cứu và phân tích, tác giả gộp các quy định vào ba nhóm quy định pháp luật sau:

Thứ nhất, quy định về xác lập quyền SHCN

Xuất phát từ những tính chất đặc thù, riêng có của từng đối tượng SHCN, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều ghi nhận hai nguyên tắc xác lập quyền cơ

bản, đó là: (i) xác lập quyền theo nguyên tắc đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền và (ii) xác lập quyền theo nguyên tắc tự động khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Trong bảo hộ quyền SHCN đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lýc, nguyên tắc đăng ký bảo hộ thường được áp dụng bởi vì các đối tượng này có tính chất và nội dung phức tạp, điều kiện bảo hộ khắt khe; việc đánh giá, xem xét khả năng đáp ứng các điều kiện bảo hộ cũng khơng đơn giản, địi hỏi trình độ chuyên môn sâu và một hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đầy đủ. Để quyền SHCN đối với các đối tượng này được xác lập, chủ sở hữu các đối tượng này phải tiến hành thủ tục đăng ký với một cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cơ quan này có trách nhiệm xem xét đơn đăng ký theo trình tự, thủ tục và đánh giá đối tượng yêu cầu bảo hộ theo những tiêu chuẩn do pháp luật quy định. Nếu đối tượng đáp ứng các điều kiện theo quy định thì sẽ được cấp văn bằng bảo hộ. Bên cạnh đó, đối với một số đối tượng khác như tên thương mại, bí mật kinh doanh và nhãn hiệu nổi tiếng thì pháp luật khơng địi hỏi các chủ sở hữu phải đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ tuy nhiên sẽ phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định pháp luật để được bảo hộ và nếu các điều kiện đó mất đi, việc bảo hộ bởi pháp luật cũng sẽ chấm dứt.

Chúng ta có thể hiểu xác lập quyền SHCN theo hai cách: (i) theo nghĩa khách quan: đăng ký xác lập quyền được hiểu là các thủ tục pháp lý mà các chủ thể phải tiến hành nhằm chính thức ghi nhận sự bảo hộ từ phía Nhà nước đối với quyền sở hữu của mình; (ii) theo nghĩa chủ quan: đăng ký xác lập quyền là hành vi của các chủ thể thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật nhằm đạt được sự cơng nhận từ phía Nhà nước về các quyền sở hữu của họ đối với đối tượng sở hữu công nghiệp và hệ quả sau là sự bảo hộ của nhà nước đối với đối tượng đó.

Tóm lại, có thể hiểu các quy định pháp luật về SHCN bao gồm hai nội dung: (i) điều kiện do pháp luật quy định để Nhà nước và xã hội công nhận và bảo hộ đối với các đối tượng của quyền SHCN; và (ii) trình tự thủ tục xác lập quyền SHCN.

Thứ hai, khai thác quyền SHCN

Để có thể phát huy hết những lợi thế mà các đối tượng của quyền SHCN mang lại, việc sử dụng các đối tượng của quyền SHCN trên thực tế không chỉ đơn thuần là sử dụng, gắn các đối tượng đó trong kinh doanh hay thực hiện hoạt động sản xuất, mà việc sử dụng đối tượng của quyền SHCN đó cịn nhằm phát triển hơn nữa danh tiếng, chất lượng sản phẩm thông qua hoạt động của các chủ thể liên quan. Việc khai thác và phát triển các đối tượng của quyền SHCN không chỉ là việc xây dựng và phát triển thương hiệu của một doanh nghiệp hay một tổ chức mà đó là sự phát triển ngành hàng, phát triển thương hiệu cho cả một địa phương và cả quốc gia. Chính vì vậy, tơn trọng

việc khai thác và phát triển các đối tượng của quyền SHCN là trách nhiệm của các chủ sở hữu cũng như Nhà nước và xã hộit. Các tài sản SHCN có thể được khai thác theo nhiều cách thức khác nhau thông qua việc sử dụng, chuyển nhượng hay chuyển giao để thu về các lợi ích. Hiện nay, theo quy định pháp luật của nhiều quốc gia, các chủ thể quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng và chuyển giao các đối tượng của quyền SHCN.

Thứ ba, các quy định về bảo vệ quyền SHCN

Biện pháp bảo vệ SHCN là những cách thức được chủ sở hữu đối tượng SHCN hoặc được Nhà nước sử dụng để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp khi các quyền này bị xâm phạm.

Pháp luật nước ta thừa nhận nhiều biện pháp bảo vệ quyền SHCN. Nếu dựa vào chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ, có thể chia các biện pháp bảo vệ quyền SHCN thành hai loại: chủ thể quyền SHCN tự bảo vệ quyền SHCN của mình (biện pháp tự bảo vệ) và các cơ quan nhà nước có thầm quyền bảo vệ quyền SHCN (biện pháp bảo vệ quyền SHCN bởi các cơ quan nhà nước có thầm quyền). Các cơ quan nhà nước có thầm quyền sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền SHCN: biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự và biện pháp kiểm sốt hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHCN. Các biện pháp bảo vệ quyền SHCN được quy định trong LSHTT và nhiều văn bản pháp luật có liên quan: văn bản pháp luật hành chính, văn bản pháp luật hình sự, văn bản pháp luật thương mại. Khi có hành vi xâm phạm quyền SHCN, việc xác định biện pháp nào sẽ được áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu dựa vào hai yếu tố: một là sự lựa chọn của người bị xâm hại; hai là tính chất, mức độ xâm phạm.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)