Thực tiễn thực hiện pháp luật về xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI (Trang 101 - 106)

5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ sở hữu công nghiệp đáp

2.3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Quyền SHCN chỉ được xác lập thông qua việc đăng ký và cấp văn bằng độc quyền bảo hộ SHCN trừ một số đối tượng (như tên thương mại, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu nổi tiếng) đã được quy định cụ thể trong các văn bản LSHTT của Việt Nam qua nhiều thời kỳ. Tuy nhiên các chủ sở hữu của các đối tượng của quyền SHCN ở Việt Nam chưa có sự quan tâm thỏa đáng đối với vấn đề SHTT nói chung và bảo hộ quyền SHCN nói riêng. Điều này đã kiến cho nhiều doanh nghiệp phải trả giá rất đắt, các đối tượng của quyền SHCN bị đánh cắp trên chính lãnh thổ Việt Nam cũng như trên thị trường quốc tế. Vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài và việc thực thi các cam kết trong các FTA thế hệ mới thì việc bảo hộ các đối tượng của quyền SHCN ngày càng trở nên quan trọng hơn

Trong hơn 10 năm LSHTT Việt Nam có hiệu lực số lượng quyền SHCN được xác lập ngày càng gia tăng theo từng năm chứng tỏ sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động sáng tạo, tạo lập tài sản trí tuệ ở Việt Nam. Trong 05 năm gần đây (từ 2011 đến 2015), Cục SHTT đã nhận được 390.876 đơn hoặc yêu cầu các loại, đã xử lý được 338.387 đơn (bằng 86,7% tổng số đơn nhận được), cấp 132.107 văn bằng bảo hộ sở hữu cơng nghiệp, trong đó có 6.028 Bằng độc quyền sáng chế, 466 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, 6.648 Bằng độc quyền kiểu dáng cơng nghiệp, 118.922 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và 23 Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý…. Tuy nhiên, công tác xử lý đơn đăng ký sở hữu cơng nghiệp cịn chậm, thời hạn xử lý đơn dài, gây bức xúc cho doanh nghiệp và xã hội. Quy trình, thủ tục và việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong xử lý cơng việc cịn hạn chế, chậm đổi mới.

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều các cá nhân và tổ chức ở Việt Nam chưa thực sự nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc làm các thủ tục nhằm xác lập quyền SHCN. Trong thực tế, vì lý do đăng ký bảo hộ muộn mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bị mất quyền sở hữu nhãn hiệu ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Chẳng hạn như câu chuyện về nhãn hiệu rượu Kim Sơn của tỉnh Ninh Bình. Địa danh huyện Kim Sơn thuộc Ninh Bình nổi tiếng với Nhà thờ Phát Diệm và sản phẩm rượu Kim Sơn. Ngày 21/10/2002, Công ty TNHH Anh Đào, khu công nghiệp Phú Diễn, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội đã nộp đơn yêu cầu được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 46737 bảo hộ nhãn hiệu “rượu nếp Kim Sơn Phát Diệm, hình” cho các

sản phẩm rượu thuộc nhóm 33. Ngày 8/4/2005, Công ty THNN Nga Hải, xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, Ninh Bình nộp đơn yêu cầu Cục SHTT bảo hộ nhãn hiệu “KSR Kim Sơn, hình” cho sản phẩm rượu Kim Sơn nhưng bị Cục SHTT từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu số 466737Tại xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, Hà Nội có sản phẩm nhãn chín muộn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2006, ông Nguyễn Văn Thành trú tại xã Đại Thành, huyện Quốc Oai đã đăng ký và được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu “Nhãn chín muộn Đại Thành” số 87355 cho nhóm sản phẩm số 31 quả nhãn tươi. 6 năm sau (2012) Hợp tác xã nông nghiệp Đại Thành, xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, Hà Nội mới nộp đơn yêu cầu Cục SHTT bảo hộ nhãn hiệu “Nhãn chín muộn Đại Thành, hình” cho nhóm sản phẩm số 31 quả nhãn tươi.

Như đã biết, sản phẩm nông nghiệp thường gắn thương hiệu với tên một địa danh nhất định, quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng cũng gắn với địa danh này. Trong trường hợp này, Hợp tác xã nông nghiệp Đại Thành đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chậm hơn ông Nguyễn Văn Thành tới 6 năm. Sau quá trình đàm phán, chủ sở hữu nhãn hiệu số 87355 đã chủ động làm đơn đề nghị Cục SHTT hủy bỏ hiệu lực đối với nhãn hiệu của mình. Ngày 7/02/2013, Cục SHTT đã ra quyết định hủy bỏ hiệu lực đối với nhãn hiệu này, và ngày 21/08/2013, Cục SHTT đã cấp cho hợp tác xã nông nghiệp Đại Thành văn bằng bảo hộ số 210660.

Hay như tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu Vinakansai: Câu lạc bộ bóng đá Vinakansai (do Công ty TNHH xi măng Vinakansai Ninh Bình tài trợ nhằm quảng cáo cho xi măng Vinakansai) đã chi ra những khoản tiền khổng lồ nhằm chiến thắng trên thị trường chuyển nhượng cầu thủ. Nhưng một thời gian sau, tên Vinakansai của cả đội bóng và công ty xi măng đã biện mất, thay vào đó là một cái tên khác “Câu lạc bộ bóng đá Xi măng The Vissai Ninh Bình” do Tập đồn xi măng The Vissai Ninh Bình tài trợ. Tài liệu lưu trữ của Cục Sở hữu trí tuệ cho thấy, ngày 26/7/2007, Công ty TNHH Xi măng Vinakansai đã nộp đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu VInakansai, nhưng đến ngày 20/10/2008, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra thơng báo kết quả thẩm định số 64438/SHTT-NH1 với nội dung từ chối bảo hộ nhãn hiệu Vinakansai vì đã gây nhầm lẫn với nnhanx hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam mà chủ sở hữu là Công ty cổ phần thep cũng mang tên Vinakansai có trụ sở tại Km 18, Quốc lộ 5, xã Lê Thiện, huyện An Dương, Hải Phòng. Do vậy, Xi măng Vinakansai Ninh Bình buộc phải đổi tên thành The Vissai Ninh Bình. Và như vậy, trong thực tế Xi măng Vinakansai Ninh Bình đã đầu tư rất nhiều tiền để quảng cáo “không công” cho một doanh nghiệp khác.

Như đã biết, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988, có tên giao dịch là Incombank. Trong khoảng 20 năm, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã lấy tên thương mại Incombank của mình làm nhãn hiệu dịch vụ mà không đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ. Các thơng tin trong cơ sở dữ liệu của Tổ chức SHTT thế giới WIPO cho thấy đơn nhãn hiệu quốc tế số 603176 ngày 20/5/1993 (5 năm sau khi Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập) đã đăng ký nhãn hiệu InKomBank do một ngân hàng thương mại của Nga đăng ký có chỉ định tại Việt Nam. Hậu quả là, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã không thể sở hữu hợp pháp nhãn hiệu Incombank ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Để có thể xuất khẩu dịch vụ tài chính, ngân hàng ra thị trường nước ngồi thì Ngân hàng Cơng thương Việt Nam đã buộc phải thay đổi nhãn hiệu thành Vietinbank. Giả định rằng, trước ngày 20/05/1993, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã nộp đơn cho Cục SHTT yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu Incombank thì đơn nhãn hiệu quốc tế số 603176 đã bị vô hiệu khi chỉ định bảo hộ nhãn hiệu Inkombank tại Việt Nam.

Cũng chính từ việc khơng có thói quen đăng ký quyền SHCN mà nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng bị mất quyền sở hữu các đối tượng của quyền SHCN trên thị trường thế giới. Cà phê Trung Nguyên được xem là thương hiệu đầu tiên của Việt Nam tiên phong cho phong trào mất thương hiệu vì quên không đăng ký. Năm 2000, Trung Nguyên từng bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ. Sau 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối Café Trung Nguyên tại Mỹ.

Đến năm 2002, thương hiệu Vinataba – thương hiệu thuốc lá hàng đầu của Việt Nam đã bị P.T.Putra Stabat Inustri (một công ty của Indonesia) chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước Asean. Vinataba đã phải chi đến 1 tỷ đồng cho việc bảo vệ thương hiệu ở nước ngoài.

Gần đây vào 6/2011, Luật sư Lê Quang Vinh – CTCP Sở hữu trí tuệ Bross và Cộng sự, phát hiện hai nhãn hiệu cà phê Buôn ma Thuột và Đăk Lawk đã bị doanh nghiệp nước ngoài chiếm dụng tại Pháp và Trung Quốc. Ông Vinh làm văn bản gửi Sở Khoa học Công nghệ Đăk Lak cho biết chỉ dẫn địa lý café Buôn Ma Thuột đã bị Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffe Co, Ltd có văn phòng đặt tại Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) đăng ký độc quyền nhãn hiệu thời hạn 10 năm, bắt đầu từ năm 2010 và năm 2011 cho một số loại sản phẩm trên tồn lãnh thổ Trung Quốc. Cịn tên DAK LAK cũng bị Công ty ITM Enterprises (Pháp) đăng ký nhãn hiệu, đã được cơ quan SHTT Pháp cấp độc quyền sử dụng cho sản phẩm cà phê của họ từ tháng 9/2007. Vao fnawm 2009, nhãn hiệu này được gia hạn và có hiệu lực trên tồn nước Mỹ. Công ty này sử dụng thương hiệu được cấp độc quyền, sau đó tiếp tục đăng ký

trên phạm vi toàn cầu theo hệ thống Madrid. Theo đó, thương hiệu cà phê DAK LAK của họ sẽ được bảo hộ tại các quốc gia khác không kể Pháp, gồm: Áo, Bulgaria, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Thụy Sĩ, Czech, Hungary, Ý, Ma rốc, Monaco,…

Việc bảo hộ quyền SHCN còn gặp nhiều hạn chế trước hết xuất phát từ nhận thức của cá nhân và tổ chức về vai trò của việc bảo hộ quyền SHCN, tuy nhiên không phủ nhận sự chưa phù hợp của các quy định pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền SHCN cũng gây khó khăn cho các chủ sở hữu trong việc xác lập quyền SHCN.

Một ví dụ liên quan đến các quy định pháp luật về tiêu chí và thủ tục cơng nhận nhãn hiệu nổi tiếng chưa rõ ràng. Tại Việt Nam, để được ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu phải nộp đơn yêu cầu xem xét ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng với Cục SHTT và chứng minh nhãn hiệu của mình đáp ứng các tiêu chuẩn để được ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Tính đến nay, mặc dù cũng đã có một số yêu cầu ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng đã được nộp, Cục SHTT Việt Nam vẫn chưa ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng nào một cách chính thức, cũng như chưa có hệ thống dữ liệu công bố danh mục nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, trên thực tế, Cục SHTT đã có ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng một cách khơng chính thức hay cịn gọi là ghi nhận gián tiếp qua từng vụ việc. Cụ thể Cục SHTT đã từ chối cấp văn bằng cho một số nhãn hiệu dựa trên cơ sở tương tự gây nhầm lẫn với một/một số nhãn hiệu khác mà được coi là nổi tiếng/ nhận biết và sử dụng rộng rãi, dựa trên cơ sở pháp lý là Điều 74.2.u LSHTT hoặc kết luận từ chối cấp văn bằng cho nhãn hiệu sau khi xem xét các yêu cầu phản đối cấp văn bằng/ chấm dứt hiệu lực/ hủy hiệu lực của văn bằng dựa trên cơ sở nhãn hiệu nổi tiếng. Ví dụ thực tế về việc ghi nhận khơng chính thức nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến BRIDGESTONE CORPORATION, dựa trên các tài liệu/ chứng cứ chứng minh nhãn hiệu “BRIDGESTONE” là nôi tiếng tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên toàn thế giới, phản đối việc cấp văn bằng cho nhãn hiệu “BRIDGESTONE” dưới tên Công ty TNHH công thương Đồng Minh đã được nộp đơn cho các sản phẩm tương tự/trùng với các sản phẩm mang nhãn hiệu “BRIDGESTONE”. Sau khi xem xét phản đối của BRIDGESTONE CORPORATION cùng các tài liệu hiện có trên cơ sở dữ liệu của mình, Cục SHTT công thương Đồng Minh vì nhãn hiệu này bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “BRIDGESTONE” và (i) nhãn hiệu “BRIDGESTONE” dưới tên BRIDGESTONE CORPORATION được coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam. Ngồi ví dụ trên, Cục SHTT công nhận là nổi tiếng một cách khơng chính thức như nhãn hiệu “YAHOO!” dưới tên Yahoo INC.

Sau khi xem xét phản đối của BRIDGESTONE CORPORATION cùng các tài liệu hiện có trên cơ sở dữ liệu của mình, Cục SHTT đã ra thông báo về việc (i) từ chối cấp văn bằng cho nhãn hiệu “BRIOCESTONE” dưới tên Công ty TNHH công thương

Đồng Minh vì nhãn hiệu này bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “BRIDGESTONE” và (ii) nhãn hiệu “BRIDGESTONE” dưới tên BRIDGESTONE CORPORATION được coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam. Ngồi ví dụ nêu trên, Cục SHTT công nhận là nổi tiếng một cách khơng chính thức như nhãn hiệu “YAHOO!” dưới tên Yahoo Inc., dưới tên Hewlett- Packard Company, “hình cá sấu” dưới tên Lacoste.“

Tuy nhiên, trong 15 năm qua, kể từ khi LSHTT 2005 có hiệu lực, vẫn chưa có bất cứ nhãn hiệu nào chính thức được cơng nhận và đưa vào danh mục nhãn hiệu nổi tiếng. Một số doanh nghiệp lớn tại VIệt Nam cũng gặp khơng ít khó khan trong việc được cơng nhận nhãn hiệu nổi tiếng dù thực tế họ đã rất nổi tiếng với người tiêu dùng. Chẳng hạn như Vinamilk là nhãn hiệu sữa khá quen thuộc với người Việt Nam nhưng vì một số vướng mắc của LSHTT nên dù doanh nghiệp này đã có đầy đủ hồ sơ cần thiết nhưng vẫn chưa được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Bởi trong LSHTT hiện nay chưa cóc những quy định cụ thể về việc những chủ thể như Vinamilk được chủ động nộp đơn xin công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. mà nếu Vinamilk có yêu cầu được cơng nhận nhãn hiệu nổi tiếng thì bản thân Cục SHTT cũng sẽ lúng túng vì Luật khơng có một quy trình cụ thể nào để xem xét nhãn hiệu nổi tiếng. Một khó khăn nữa cho cả doanh nghiệp và cơ quan chức năng là tại Điều 75 của LSHTT, trong tất cả những tiêu chí được nêu ra, Luật khơng cho biết tiêu chí nào là bắt buộc, tiêu chí nào khơng bắt buộc hay có bắt buộc tất cả hay khơng. VÌ chưa được cơng nhận nhãn hiệu nổi tiếng nên các doanh nghiệp như Vinamilk vẫn chưa có được một hành lang bảo hộ rộng rãi, đúng mực và thường xuyên bị nhái thương hiệu. Một ví dụ điển hình như thương hiệu Vinacafe đã hoàn tất hồ sơ tiến hành khởi kiện một cơng ty phân bón sử dụng tên Vinacafe cho sản phẩm của họ. Tuy nhiên, có nhiều khó khan vì tên thương giống nhau nhưng hai sản phẩm này thuộc hai nhóm ngành khác nhau.

Hay vấn đề giao thoa giữa đối tượng được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và các đối tượng của quyền SHTT chưa được quy định một cách rõ ràng. Để thấy rõ hơn thực trạng này, có thể kể tới vụ việc doanh nghiệp mang tên Trường Sơn đã khiếu nại lên Cục sở hữu trí tuệ về việc doanh nghiệp Quang Minh vi phạm độc quyền kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm Sungaz.

Trường Sơn là chủ sở hữu của kiểu dáng cơng nghiệp Sugaz, cịn Quang Minh là chủ sở hữu của kiểu dáng Gấu Misa. Sau khi nhận được đơn khiếu nại từ Trường Sơn, Cục sở hữu trí tuệ đã có cơng văn xác nhận rằng kiểu dáng Gấu Misa không khác biệt cơ bản với kiểu dáng Sungaz, tức Quang Minh đã có hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp Sungaz của Trường Sơn. Tuy nhiên, Quang Minh đã kịp thời chứng minh rằng bao bì của họ đã được đăng kí bản quyền tác giả tháng 7 năm 2002, trong khi 15

tháng sau bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp của Sungaz mới được cấp, tháng 12 năm 2003.

Như vậy, đây là một trường hợp khó giải quyết bởi kiểu dáng của Gấu Misa và Sungaz đều đang được bảo hộ lúc đó, khác biệt cơ bản là Gấu Misa bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả, còn Sungaz bảo hộ theo cơ chế quyền sở hữu cơng nghiệp, thậm chí, Gấu Misa lại được cấp bảo hộ trước Sungaz đến hơn 1 năm, tức là Quang Minh không thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp kiểu dáng công nghiệp Sungaz của Trường Sơn. Cả Misa và Sungaz lại đưa ra làm bao bì sản phẩm trong hoạt động kinh doanh. Đó là chưa kể đến những rắc rối liên quan sau đó, là sự xuất hiện của bên thứ ba. Tồn bộ tài liệu về sự có mặt của kem xoa bóp Bengay do Hãng Pfizer của Mỹ sản xuất trên thị trường Việt Nam, được đăng kí lưu hành năm 1994 và đăng kí lại năm

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)