Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đáp

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI (Trang 112 - 115)

5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đáp

đáp ứng yêu cầu của FTA thế hệ mới

Hồn thiện pháp luật – cơng cụ chủ yếu để nhà nước xã hội – là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Pháp luật về bảo hộ quyền SHCN là một bộ phận của pháp luật VIệt Nam nên khơng thể nằm ngồi xu thế đó. Mức độ phát triển và văn minh của một quốc gia không chỉ được đánh giá bằng tốc độ tăng trưởng của GP, của thu nhập bình qn đầu người mà cịn phụ thuộc vào giá trị công bằng và khả năng thực thi của pháp luật. Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền SHCN phải được đặt trong nhiệm vụ hoàn thiện pháp luật về SHTT nói chung. Xuất phát từ yêu cầu của các FTA thế hệ mới, nếu muốn tận dụng lợi thế hoặc giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể xảy ra thì việc hồn thiện pháp luật Việt Nam cần dựa trên những định hướng sau:

3.1.1. Đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu quyền SHCN và lợi ích của xã hội, lợi ích của quốc gia trong hội nhập quốc tế lợi ích của xã hội, lợi ích của quốc gia trong hội nhập quốc tế

Quá trình hội nhập quốc tế mang đến cho Việt Nam cả cơ hội lẫn thách thức. Việc tăng cường bảo hộ quyền SHCN khi Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới sẽ mang cơ hội tới cho nền kinh tế quốc gia, từng chủ thể nếu tận dụng được cơ hội và sẽ là thách thức lớn nếu bản nền kinh tế, từng chủ thể không tự đổi mới, chuyển biến để thích ứng với những địi hỏi cũng như thay đổi mới của quá trình hội nhập. Bảo hộ quyền SHCN một mặt bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu quyền SHCN, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo sự yêu tâm, tin cậy cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo cho người tiêu dùng được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ đúng nguồn gốc, mặt khác chấm dứt cơ hội để các chủ thể kinh doanh sử dụng đối tượng SHCN của người khác. Trong bối cảnh ở Việt Nam, các chủ thể kinh doanh đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực kinh tế cũng như hiểu biết pháp luật SHCN còn nhiều hạn chế, nhận thức và đầu tư cho vấn đề SHCN còn chưa tương xứng với yêu cầu, người tiêu dùng còn chưa thực sự quan tâm đến việc bảo hộ và thực thi SHCN cũng như tôn trọng quyền SHCN của người khác, chúng ta cần có những quy định pháp luật phù hợp, khả thi để tạo cơ hội và tạo thuận lợi cho các chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, vừa đảm bảo hài hịa được lợi ích của quốc gia, lợi ích của xã hội, lợi ích của chủ thể quyền SHCN cũng như lợi ích của người tiêu dùng mà vẫn tuân thủ các cam kết quốc tế. Hơn nữa, việc sử dụng nguồn lực công trong bảo hộ quyền SHCN cũng cần phải hết sức cân nhắc khi ngân sách nhà nước

phải chi trả cho bộ máy thực thi quyền để bảo vệ tài sản có bản chất là tài sản tư. Bởi lẽ đó, hoạt động hồn thiện bảo hộ quyền SHCN sẽ phải theo định hướng thu hẹp các biện pháp hành chính; chỉ xử lý bằng biện pahps hình sự những hành vi xâm phạm quyền SHCN có mức độ xâm phạm cao, gây thiệt hại rõ ràng cho bên nắm quyền, ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng và xã hội; tăng cường xử lý các hành vi xâm phạm bằng biện pháp dân sự; đơn giản hóa thủ tục

Một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống SHCN là nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ SHCN và lợi ích của xã hội. Nguyên tắc này được thể hiện xuyên suốt tồn bộ q trình bảo hộ từ xác lập quyền, duy trì quyền cho đến viêc bảo vệ quyền SHCN. Việc thực hiện đúng nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn cho q trình bảo vệ và khai thác quyền SHCN, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, các tài sản SHCN ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội. Điều này đòi hỏi các nước một mặt phải xây dựng và hoàn thiện các quy chế pháp lý nhằm bảo vệ và thực thi có hiệu quả các quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ SHCN, mặt khác cũng phải quy định và tìm các giải pháp nhằm đảm bảo cho công chúng tiếp cận và khai thác các đối tượng SHCN, đặc biệt ở các quốc gia kém hoặc đang phát triển, tránh sự lạm dụng quyền của chủ SHCN. Đây thực sự là thách thức lớn đối với hệ thống SHCN, đặc biệt là các nước đang và kém phát triển. Bản chất của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ SHCN và lợi ích xã hội là sự dung hịa quyền lợi giữa các bên nhằm tạo ra điều kiện tồn tai và phát triển cho chính các bên, cao hơn nữa là thúc đẩy sự phát triển khoa học và kỹ thuật. Mỗi bên sẽ phải hi sinh một phần quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích chung lớn hơn mà sâu xa hơn chính là tạo ra một xã hội phát triển bền vững, cơng bằng và bình đẳng.

Điều đó địi hỏi mỗi quốc gia phải có chiến lược, chính sách, pháp luật về SHCN đáp ứng đồng thời hai yêu cầu: Thứ nhất,đảm bảo một cơ chế bảo hộc quyền của tác giả, chủ sở hữu các đối tượng SHCN đối với các sản phẩm trí tuệ. Thứ hai: đảm bảo cho công chúng được tiếp cận tri thức rộng rãi. Đáp ứng được hai yêu cầu này tức là quốc gia đã giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa tácgiả, chủ sở hữu trí tuệ và cơng chúng. Do đó, cân bằng lợi ích giữa các chủ thể này bằng nhiều giải pháp từ những góc độ khác nhau chính là nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho cả hai bên để hướng tới một xã hội tri thức. Với mục đích tạo cơ hội để đông đảo công chúng được nắm giữ nguồn tri thức từ sự sáng tạo của tác giả cũng như khuyến khích phát huy sự sáng tạo của mỗi cá nhân, nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu trí tuệ và cơng chúng ra đời mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là với các nước đang phát triển

như Việt Nam. Thực hiện tốt ngun tắc này trên thực tế sẽ khơng chỉ góp phần thúc đẩy sự sáng tạo mà cịn hạn chế tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

3.1.2. Sửa đổi LSHTT đảm bảo giữa cân bằng yêu cầu quốc tế và lợi ích quốc gia. gia.

Hành vi xâm phạm quyền SHCN diễn ra phổ biến trước khi Việt Nam tham gia các FTA. Tuy nhiên, điều đó chỉ là xảy ra trước khi Việt Nam tham gia các FTA bởi mỗi hiệp định đều có một chương riêng về SHCN với nội dung phủ rộng tới mọi đối tượng từ sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý… Việc tuân thủ các quy định này là điều bắt buộc để chúng ta có thể hưởng lợi từ các hiệp định trên. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là các quy định về SHCN trong các hiệp định có phần “khắt khe” hơn và nhiều khác biệt so với các quy định hiện có của Việt Nam. Chẳng hạn, từ trước đến nay, chúng ta chỉ bảo hộ nhãn hiệu dưới dạng hình ảnh (nhìn thấy bằng mắt), tuy nhiên, hiệp định mới yêu cầu phải bổ sung thêm nhãn hiệu ở dạng âm thanh. Độ chênh giữa các quy định về bảo hộ SHCN của Việt Nam với quốc tế, kết hợp với những tồn tại trong quá trình xác lập, bảo hộ và thực thi quyền SHCN ở Việt Nam hiện nay đã dẫn đến việc sửa đổi LSHTT. Mục tiêu của việc sửa đổi và bổ sung LSHTT nhằm tạo điều kiện cho chúng ta tham gia các sân chơi chung trên thế giới với các FTA mới, thứ hai là phát triển sức sáng tạo của quốc gia, tạo ra động lực phát triển cho xã hội.

Nhiều người lo ngại về việc thực hiện các cam kết về bảo hộ quyền SHCN trong các hiệp định sẽ tạo rào cản cho các doanh nghiệp, người sản xuất và người tiêu dùng Việt Nam, vốn đã quen với các quy định “thả lỏng” hơn. Tuy nhiên, việc cân bằng giữa các yêu cầu của hiệp định và lợi ích của các chủ thể quyền SHCN là điều đầu tiên cần tính đến tuy nhiên vẫn cần thiết tuân thủ các cam kết quốc tế. Mục tiêu hướng tới là nỗ lực tìm điểm cân bằng rõ ràng hơn giữa quyền độc quyền SHCN với quyền tự do kinh doanh, quyền tiếp cận thông tin cũng như đảm bảo phù hợp với đất nước đang phát triển như Việt Nam. Điều này đã thể hiện rõ qua bảy nhóm chính sách mà ban dự thảo đã đề cập đến trong hồ sơ đề nghị sửa đổi LSHTT trình Quốc hội và đã được chấp thuận, trong đó có nhóm chính sách “đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng”. “Chúng ta vẫn thực hiện cam kết quốc tế nhưng cũng phải dần dần, nếu bảo hộ quá mạnh thì cũng khơng phải là điều thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, làm sao để cân bằng ở cả trong nước và quốc tế, lợi ích của chủ sở hữu quyền và xã hội phải hài hòa với nhau”. Trên cơ sở nguyên tắc này, pháp luật SHTT nên sửa đổi theo hướng bổ sung các quy định mới để đáp ứng với các FTA đồng thời làm rõ những tồn tai vướng mắc để tạo thuận lợi trong quá trình xác lập, bảo hộ và khai thác quyền SHCN.

Một trong những thay đổi đáng chú ý nhất là nhà nước trao quyền nhiều hơn cho các chủ thể, giúp họ chủ động trong việc khai thác tài sản trí tuệ. Chẳng hạn như theo

dự thảo sửa đổi, chỉ dẫn địa lý sẽ thuộc về sở hữu cộng đồng. Trước đây, nhà nước sở hữu chỉ dẫn địa lý, giao cho tổ chức đại diện cho người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý ở địa phương đó đứng ra đăng ký bảo hộ và quản lý. Tuy nhiên, điều này dẫn đến tình trạng “thụ động” trong việc xây dựng và sử dụng chỉ dẫn địa lý ở nhiều địa phương, thậm chí có nơi được cấp chỉ dẫn địa lý nhưng bỏ không sử dụng. Xét về bản chất theo luật dân sự, tài sản chỉ dẫn địa lý hình thành nên bởi những người sản xuất và kinh doanh sản phẩm qua bao đời ở vùng địa lý đó nên hướng của luật sửa đổi là trả về sở hữu cộng đồng.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)