5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ sở hữu công nghiệp đáp
2.3.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền SHCN
Về phương diện bảo vệ quyền, Việt Nam cũng đã cải thiện đáng kể hệ thống thực thi quyền SHTT phù hợp với yêu cầu của Hiệp định TRIPS theo các cơ chế dân sự, hành chính, hình sự và kiểm soát biên giới. Trong giai đoạn 2012 - 2015, thực hiện Chương trình hành động về phối hợp phòng và chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn II, các lực lượng chức năng của 9 bộ, ngành đã đã xử lý vi phạm hành chính 25.543 vụ việc, trong đó phạt tiền 23.197 vụ việc với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 97 tỷ đồng; đã khởi tố 381 vụ với 553 bị can; xét xử 55 vụ án về SHTT tại tịa án (trong đó có 12 vụ án hình sự). Tuy nhiên, thực thi quyền SHTT ở Việt Nam vẫn là khâu rất yếu, nhất là thực thi bằng biện pháp dân sự. Số vụ kiện dân sự về tranh chấp quyền SHTT được giải quyết tại Tòa án rất nhỏ so với số vụ việc được giải quyết bằng biện pháp hành chính. Từ ngày 1/7/2006 đến ngày 22/6/2009, các tòa án Việt Nam chỉ thụ lý 108 vụ việc về sở hữu trí tuệ. Từ năm 2012 đến năm 2015, Tòa án các cấp tiếp nhận 288 vụ việc, đã giải quyết được 177 vụ, trong đó xét xử 55 vụ (12 vụ án hình sự), cơng nhận sự thỏa thuận của các bên 16 vụ và đình chỉ 91 vụ. Điều này không phản ánh đúng thực trạng xâm phạm quyền SHTT ở Việt Nam, bởi con số này rất ít so với hàng ngàn vụ việc được xử lý bằng biện pháp hành chính mỗi năm. Các chủ thể quyền SHTT không muốn khởi kiện ra tịa án do q trình giải quyết tại tịa án thường kéo dài, tốn kém, nhưng khơng hiệu quả. Các thẩm phán khơng có kiến thức chun mơn và kinh nghiệm giải quyết các vụ việc về SHTT, nên thường gửi công văn hỏi ý kiến của các cơ quan chuyên môn về SHTT như Cục SHTT. Nhiều vụ việc bị kéo dài do tòa án chờ ý kiến của các cơ quan chuyên môn này. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng số lượng các vụ việc về SHTT được giải quyết tại tòa án đang ngày càng tăng lên, cho thấy các chủ thể quyền đang dần dần tin tưởng hơn vào hệ thống tòa án và nhận thức rõ hơn giá trị quyền SHTT của mình. Khơng chỉ có chủ thể quyền SHTT là tổ chức, cá nhân nước ngồi khởi kiện tại tịa án, mà số vụ việc do tổ chức, cá nhân khởi kiện cũng ngày càng tăng. Các vụ kiện về xâm phạm quyền SHTT không chỉ tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh như trước đây, mà cịn xuất hiện ở
nhiều tỉnh, thành trên cả nước như Đà Nẵng, Thanh Hóa, Đăk lăk, Tây Ninh v.v.. Như vậy, thực thi quyền SHTT hiện nay không chỉ xuất phát từ sức ép bên ngoài do hội nhập kinh tế quốc tế, mà đang dần dần trở thành nhu cầu tự thân, nội tại của các tổ chức, cá nhân Việt Nam trong việc bảo vệ thành quả sáng tạo, thành quả đầu tư của mình để có thể cạnh tranh và phát triển trên thị trường.
Nhìn tổng thể, mặc dù hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam được xây dựng và hồn thiện với tốc độ nhanh chóng, nhìn chung tương thích với chuẩn mực quốc tế (Hiệp định TRIPS), nhưng TRIPS chỉ đặt ra các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu mang tính chất khung, định hướng cơ bản cho mỗi quốc gia xây dựng pháp luật SHTT của mình. Đối chiếu pháp luật Việt Nam với pháp luật SHTT của các nước phát triển như Mỹ, Liên minh châu Âu và thậm chí là với nước láng giềng Trung Quốc, có thể thấy pháp luật SHTT Việt Nam cịn có khoảng cách khá xa. Nhiều quy định còn thiếu vắng, chưa đầy đủ, chưa chi tiết, cụ thể, hoặc chưa thích ứng với xu hướng thay đổi của thế giới. Các quy định pháp luật về SHTT chưa đầy đủ cũng là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thiếu hiệu quả của tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền SHTT, ví dụ: thiếu các quy định cụ thể về xác định hành vi xâm phạm từng loại đối tượng SHTT, về các loại hành vi xâm phạm trực tiếp và gián tiếp, về xác định thiệt hại, về các loại chế tài đối với hành vi xâm phạm... Vì vậy, khơng tránh khỏi việc tòa án phụ thuộc vào ý kiến của các cơ quan chuyên môn về SHTT để giải quyết tranh chấp, bởi các quy định chung của TRIPS đã được tiếp nhận trong Luật SHTT năm 2005 không thể đủ sức giải quyết các tranh chấp quyền SHTT vô cùng đa dạng, phong phú trong đời sống, trong khi Việt Nam chưa có một hệ thống án lệ về SHTT để bổ sung cho các quy định pháp luật thành văn.
Điển hình như tranh chấp “Tách” và “Cốc” liên quan đến cơ quan có khả năng thực hiện giám định về đối tượng SHCN.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã phạt Cơng ty TNHH Gold Roast Việt Nam (Gold Roast) do dùng hình ảnh cái tách màu đỏ trên bao bì sản phẩm cà phê gây nhầm lẫn với cái cốc của một cơng ty khác. Tịa án tỉnh này cũng cho rằng Gold Roast đã vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Hiện công ty này đang kháng cáo phán quyết trên của tòa.
Theo hồ sơ, trước năm 2006, Công ty Societe des Produits Nestle (Nestle) đã tung ra thị trường sản phẩm cà phê sữa uống liền mang hình cái cốc đỏ có viền vàng. Ngay sau đó, cơng ty này phát hiện Gold Roast cũng có loại sản phẩm tương tự có in hình cái tách đỏ trên bao bì. Tháng 10/2006, Nestle đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Cơng nghệ) thẩm định xem nhãn hiệu hình cái tách đỏ của Gold Roast có vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của Nestle hay không. Nửa tháng sau, Cục phúc
đáp Gold Roast sử dụng cái tách đỏ là gây nhầm lẫn với cái cốc đỏ đã được bảo hộ của Nestle.
Dựa vào kết luận trên, Nestle yêu cầu Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ xử lý hành vi vi phạm của Gold Roast. Vì khơng thuộc thẩm quyền nên nơi này đã chuyển hồ sơ cho Thanh tra Sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh Bình Dương xử lý. Cuối năm 2007, Thanh trả Sở kết luận Gold Roast đã có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đầu năm 2008, chủ tịch UBND tỉnh Bình DƯơng đã phạt Gold Roast 100 triệu đồng và buộc công ty này “loại bỏ các yếu tố vi phạm” trên bao bì sản phẩm cà phê sữa uống liền.
Cho rằng bị phạt oan và để chứng minh mình khơng sao chép hình ảnh trên của Nestle, Gold Roast liền nhờ Viện Nghiên cứu sở hữu trí tuệ (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) thẩm định lại. Một thời gian sau, viện này kết luận dấu hiệu tách cà phê màu đỏ trên sản phẩm của Gold Roast khơng có khả năng gây nhầm lẫn với cốc đỏ của Nestle. Bởi theo viện này, người tiêu dùng nói rằng hình dáng giữa cái cốc và cái tách khác nnhau (một cái hình trụ trịn, cái kia khơng trịn đều; một cái cao, một cái thấp…) cộng thêm các yếu tố chun mơn nữa nên khó có thể gây ra sự nhầm lẫn.
Có được kết luận của viện Nghiên cứu sở hữu trí tuệ, Gold Roast đã kiện quyết định xử phạt của chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ra Tịa hành chính. Gold Roast cịn dẫn giải thêm từ năm 1996, sản phẩm của công ty này đã được nhập vào Việt Nam từ Singapore, có sử dụng hình ảnh cái tách màu đỏ trên bao bì. Đến năm 2001, Gold Roast có nhà máy sản xuất tại Việt Nam và tiến hành sử dụng hình ảnh này, Nestle chỉ đăng ký bảo hộ hình ảnh cái cốc đỏ tại Việt Nam từ năm 2004. Vì thế, Gold Roast sử dụng hình ảnh cái cốc đỏ là ngay tình, khơng hề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như văn bản của Cục Sở hữu trí tuệ. Gold Roast cịn bảo nếu cho rằng công ty này vi phạm, tỉnh cũng khơng được quyền phạt tiền vì thời hiệu phạt tiền đã hết (vì họ sử dụng hình ảnh này gần 10 năm).
Thụ lý vụ án, TAND tỉnh Bình Dương đã trưng cầu giám định vì kết luận của Cục Sở hữu trí tuệ và Viện nghiên cứu sở hữu trí tuệ khơng phải là văn bản giám định. Đầu tiên, tòa trưng cầu ở một viện nghiên cứu nhưng nơi này bảo rằng mình khơng có chức năng giám định vụ việc trên. Tiếp đến, tòa nhờ Phịng Kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh nhưng nơi này cũng “bó tay” vì nằm ngồi khả năng giám định của cấp tỉnh. Tịa nhờ Viện Khoa học hình sự (Bộ cơng an) thì viện này cũng lắc đầu do khơng thuộc lĩnh vực của mình.
Khơng có cơ quan nào giám định, trong khi hai cơ quan chun mơn có ý kiến khác nhau, tịa án tỉnh quyết định lấy kết luận của Cục Sở hữu trí tuệ (cho rằng Gold
Roast vi phạm) để làm căn cứ xử lý. Tịa nhận định cơng văn của Cục là kết luận về hành vi vi phạm của Gold Roast nên chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương xử phạt Cơng ty Gold Roast là có căn cứ. Vì thế, tịa bác đơn kiện, giữ ngun quyết định xử phạt của chủ tịch tỉnh.
- Hoạt động giám định SHCN chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Từ khi Luật SHTT năm 2005 ra đời cho đến nay, cả nước chỉ có duy nhất một tổ chức giám định SHTT (Viện Khoa học SHTT thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) và bốn giám định viên SHCN, trong đó hai giám định viên hoạt động dưới danh nghĩa của tổ chức nêu trên và hai giám định viên độc lập nhưng thực tế chưa thực sự hoạt động trong lĩnh vực này. Tổ chức giám định duy nhất này có chức năng cung cấp ý kiến giám định phục vụ cho các chủ thể có liên quan trong vụ việc xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu (các cơ quan thực thi, chủ thể quyền, người bị cáo buộc thực hiện hành vi xâm phạm. Cơ quan này chỉ có một trụ sở duy nhất tại Hà Nội với sự tham gia của hai giám định viên nênthực chất rất khó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu giám định đa dạng của các cơ quan thực thi và các chủ thể có liên quan trong cả nước. Vì nhiều lý do khiến cho số lượng giám định viên chỉ giới hạn ở 02 người nhưng không thể không kể đến lý do pháp luật quy định cơ sở để tạo nguồn giám định viên chưa phù hợp. - Hoạt động cung cấp ý kiến chun mơn của Cục Sở hữu trí tuệ hỗ trợ hoạt động thực thi QSHCN. Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực SHCN, khơng có chức năng giám định SHTT. Một trong những nhiệm vụ của Cục Sở hữu trí tuệ là cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong chức năng của mình, cơ quan này lại có nhiệm vụ "cung cấp kiến chun mơn phục vụ việc giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp" và trên thực tế, nội dung ý kiến chuyên môn này cũng cơ bản như những nội dung giám định được cơ quan giám định và tổ chức giám định thực hiện. Như vậy là trên thực tế, có thể cùng lúc có hai cơ quan cùng đưa ra ý kiến về cùng một nội dung liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, vi phạm pháp luật về nhãn hiệu. Việc cung cấp ý kiến chun mơn bởi Cục Sở hữu trí tuệ thoạt nhìn thì có vốne góp phần vào việc hỗ trợ, chia sẻ gánh nặng công việc cho tổ chức giám định đang trong tình trạng chưa đáp ứng đủ nhu cầu xã hội mặt khác đảm bảo tính đa chiều trong việc đánh giá cùng một nội dung nhưng thực tế dường như việc này đang đi ngược lại với tinh thần của Luật SHTT là đưa hoạt động giám định SHTT tách ra độc lập khỏi hoạt động xác lập quyền SHTT để tránh tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi cịi" của cơ quan quản lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nhìn tổng thể, mặc dù hệ thống pháp luật về SHCN của Việt Nam được xây dựng và hoàn thiện với tốc độ nhanh chóng, nhìn chung tương thích với Hiệp định TRIPs, nhưng mới đảm bảo các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu mang tính chất khung, định hướng cơ bản cho mỗi quốc gia xây dựng pháp luật SHCN của mình. Đối chiếu pháp luật Việt Nam với các cam kết FTA thế hệ mới, PLVN hiện hành về cơ bản đã tương thích với đa số các cam kết trong hai hiệp định CPTPP và EVFTA về bảo hộ quyền SHCN. Bên cạnh đó, PLVN vẫn cịn tồn tại một số ít các quy định chưa tương thích hồn tồn và trong thời gian tới cần có sự điều chỉnh pháp luật nhằm đảm bảo tính tương thích này. Bên cạnh đó, thực tiễn thi hành PLVN về bảo hộ quyền SHCN vẫn còn tồn tại khơng ít hạn chế. Chính vì thế, trong chương này, tác giả chủ yếu nghiên cứu, phân tích thực trạng PLVN và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đáp ứng yêu cầu của hai hiệp định CPTPP và EVFTA. Qua đó, có thể đưa ra những nhận định, cũng như tìm ra những hạn chế, thiếu thống nhất trong các quy định của PLVN hiện hành. Từ đó có định hướng và đưa ra những giải pháp hoàn thiện PLVN đáp ứng yêu cầu của CPTPP và EVFTA tại chương 3 của nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁC
FTA THẾ HỆ MỚI