5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ sở hữu công nghiệp đáp
2.3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về khai thác quyền SHCN
Các đối tượng của quyền SHCN được đưa vào sản xuất và kinh doanh sẽ tạo ra sự phát triển cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay có một số lượng khơng nhỏ các đối tượng này sau khi được công nhận và cấp văn bằng bảo hộ chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Chẳng hạn như các văn bằng bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích được cấp cho các viện nghiên cứu, trường đại học trong giai đoạn 2010- 2012, có tới 64,9% văn bản khơng được duy trì hiệu lực. Chủ văn bằng chỉ nộp phí duy trì hiệu lực trong một vài năm sau khi được cấp, thậm chí có trường hợp chủ văn bằng khơng nộp phí duy trì từ năm đầu tiên. Việc này cho thấy sáng chế và giải pháp hữu ích đó khơng được sử dụng trên thực tế hoặc không được khai thác thương mại, chủ văn bằng không cịn quan tâm và khơng có nhu cầu duy trì sự bảo hộ cho các quyền của mình khi phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được.
Bên cạnh đó, các giao dịch liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ chưa sơi động, giá trị của tài sản trí tuệ chưa được đánh giá, khai thác, tận dụng một cách thỏa đáng trong các hoạt động li-xăng và chuyển giao cơng nghệ, đầu tư, góp vốn, mua bán sáp nhập doanh nghiệp, cho vay có bảo đảm bằng tài sản trí tuệ. Mặc dù trên thực tế, ở Việt Nam đã xuất hiện các giao dịch này, nhưng mới mang tính chất nhỏ lẻ, chưa được thực hiện trên diện rộng. Trong năm 2015, chỉ có 848 hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và 203 hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký tại Cục SHTT.